Giang hồ bảo kê máy gặt, nông dân khốn khổ

TRẦN TUẤN |

Hiện đã vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2018, nhưng vẫn như những năm trước, nông dân thôn Quang Trung, xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phải ngậm ngùi trả cái giá bị "chặt chém" cho chiếc máy gặt "độc quyền" mà đối tượng có tiền án, tiền sự bảo kê đưa về.

Sáng 11.9, PV Báo Lao Động ghi nhận tại cánh đồng thôn Quang Trung có một chiếc máy gặt đang gặt lúa, trong khi rất nhiều người nông dân vây quanh chờ đến lượt gặt lúa cho gia đình mình. Nhiều nông dân cho biết, chủ máy lấy giá 180.000đ/sào (500m2). Trong khi, giá mà UBND xã Kỳ Xuân "phê duyệt" đã được thông báo đến nhân dân và chủ máy gặt tối đa chỉ 160.000đ/sào.

Theo nhiều nông dân, tình trạng bảo kê máy gặt đã xảy ra vài, ba năm nay. Có vụ, người ta còn lấy tiền gặt 200.000đ/sào nhưng nông dân vẫn phải "cắn răng" chấp nhận vì không có máy nào khác để mà lựa chọn.

Dù Công an xã đã có văn bản yêu cầu chỉ được thu tối đa 160.000đ/sào nhưng chiếc máy gặt của đối tượng bảo kê vẫn thu 180.000đ
Dù Công an xã đã có văn bản yêu cầu chỉ được thu tối đa 160.000đ/sào nhưng chiếc máy gặt của đối tượng bảo kê vẫn thu 180.000đ
Cũng do tình trạng bảo kê, độc quyền máy gặt mà nhiều nông dân ở xã Kỳ Xuân lúa chín nhưng chờ máy không được đã phải gặt tay. Ảnh: Trần Tuấn
Cũng do tình trạng bảo kê, độc quyền máy gặt mà nhiều nông dân ở xã Kỳ Xuân lúa chín nhưng chờ máy không được đã phải gặt tay. Ảnh: Trần Tuấn

Theo một cán bộ thôn Quang Trung, tình trạng "xã hội đen" kết nối dẫn máy gặt về làng rồi lấy giá 'chặt chém" đã xảy ra mấy năm nay. Như năm ngoái, các nơi khác giá gặt chỉ 110.000 - 120.000đ/sào nhưng máy của đối tượng bảo kê lấy 180.000đ/sào. Trong khi thực tế, chúng chỉ trả cho chủ máy gặt 120.000, còn 60.000 bỏ túi.

Bức xúc hơn, vụ xuân 2017, khi Trưởng thôn Quang Trung kết nối đưa một máy gặt khác về để tránh tình trạng một máy "độc quyền" của nhóm bảo kê tung tác chặt chém, thì bị một số thành phần vào tận nhà Trưởng thôn đe dọa, khiến chủ máy sợ hãi phải "chuồn" ngay cho an toàn.

Cũng vì để nhóm bảo kê tung tác nên có vụ, lúa đã chín rũ ngoài đồng, nhưng máy của chúng đang đi gặt ở đồng khác chưa đến nên nhiều người phải ra gặt tay (gặt bằng liềm) để vớt vát, đến cả nhà Bí thư chi bộ thôn và nhà Trưởng thôn cũng phải ra đồng gặt tay.

Ông Lê Đình Đức - Trưởng Công an xã Kỳ Xuân xác nhận có tình trạng mấy năm nay, một đối tượng có tiền án tiền sự ở xã Kỳ Bắc dẫn máy gặt về gặt lúa ở thôn Quang Trung và thường lấy giá cao hơn mặt bằng chung. Trước tình trạng này, năm nay xã đã có văn bản chỉ cho máy gặt lấy tối đa 160.000đ/sào. Dù vậy, thực tế họ vẫn lấy 170.000 - 180.000đ/sào. Nhưng khi hỏi thì dân không dám nói thật, mà nói do ruộng sục rồi tự bồi dưỡng thêm cho máy từ 10 - 20.000đ.

Ông Đức cũng cho biết, Công an xã rất bức xúc nhưng chưa có cơ sở để xử lý đối tượng được cho là bảo kê, vì người dân và chủ máy gặt không tố việc họ bị đe dọa, hay cưỡng ép.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Rộ nạn xã hội đen bảo kê nông sản, dân hoang mang tột độ

Hữu Long |

Thời gian qua, nhiều đối tượng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sử dụng bạo lực để ép người dân và tiểu thương đóng tiền bảo kê. Tình trạng này diễn ra trong nhiều năm, gây hoang mang dư luận, nhưng ngành chức năng chưa thể giải quyết dứt điểm.

Bắt hạt trưởng hạt kiểm lâm bảo kê đường dây gỗ lậu Phượng “râu”

H.L |

Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Buôn Đôn trong quá trình công tác ký xác nhận không đúng quy định nhiều bản kê lâm sản cho việc vận chuyển gỗ của Công ty Thảo Trúc và cá nhân Phượng “râu”. 

Quảng Trị: Bắt đối tượng thu tiền “bảo kê” của người nuôi ong

HƯNG THƠ |

Những người ngoại tỉnh mang đàn ong đến địa bàn xã Hải Lâm (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) nuôi lấy mật, bị đối tượng xăm trổ đe doạ phải nộp tiền “bảo kê”, nếu không sẽ không thể làm ăn yên ổn…

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Rộ nạn xã hội đen bảo kê nông sản, dân hoang mang tột độ

Hữu Long |

Thời gian qua, nhiều đối tượng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sử dụng bạo lực để ép người dân và tiểu thương đóng tiền bảo kê. Tình trạng này diễn ra trong nhiều năm, gây hoang mang dư luận, nhưng ngành chức năng chưa thể giải quyết dứt điểm.

Bắt hạt trưởng hạt kiểm lâm bảo kê đường dây gỗ lậu Phượng “râu”

H.L |

Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Buôn Đôn trong quá trình công tác ký xác nhận không đúng quy định nhiều bản kê lâm sản cho việc vận chuyển gỗ của Công ty Thảo Trúc và cá nhân Phượng “râu”. 

Quảng Trị: Bắt đối tượng thu tiền “bảo kê” của người nuôi ong

HƯNG THƠ |

Những người ngoại tỉnh mang đàn ong đến địa bàn xã Hải Lâm (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) nuôi lấy mật, bị đối tượng xăm trổ đe doạ phải nộp tiền “bảo kê”, nếu không sẽ không thể làm ăn yên ổn…