Gian nan phục hồi rừng thông bị tàn phá

BẢO TRUNG |

Chính quyền các cấp tỉnh Đắk Nông vẫn đang nỗ lực khắc phục hàng chục hecta rừng thông bị kẻ gian tàn phá, chiếm đất mặt tiền quốc lộ 14. Tuy nhiên, việc phục hồi nguyên trạng cánh rừng của các chủ rừng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức...

Rừng phòng hộ cảnh quan bị phá nát

Theo Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông, có khoảng 9.400 cây thông (với trữ lượng khoảng 3.547m3 gỗ) dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 14 đã chết, khô mục. Diện tích thông chết do UBND huyện Đắk Song, UBND huyện Đắk Glong và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn quản lý.

Cánh rừng thông ở khu vực trên nằm trên quốc lộ huyết mạch nối Đắk Nông với Đắk Lắk, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Ngoài giá trị cốt lõi mà cánh rừng mang lại cho địa phương, nơi đây thường xuyên được khách đi đường chọn làm điểm dừng chân chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm. Tuy nhiên, thời gian qua, chứng kiến cảnh rừng thông ngày càng suy giảm, tàn phá nặng nề người dân lẫn du khách qua đường đều cảm thấy tiếc nuối.

Báo cáo của đoàn kiểm tra 1593 (Tỉnh uỷ Đắk Nông), rừng thông dọc đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Đắk Song, là rừng phòng hộ cảnh quan hình thành từ những năm 1984-1986. Đến cuối năm 2018, diện tích rừng thông này là 416,29ha, trong đó diện tích do UBND huyện Đắk Song quản lý lên đến hơn 380ha.

Giai đoạn 2010-2014, rừng thông khu vực trên được giao cho người dân, hộ gia đình và ban tự quản thôn có trách nhiệm quản lý, bảo vệ. Từ năm 2015 trở lại đây, rừng được giao cho địa phương quản lý thì số vụ phá rừng trái pháp luật, khai thác rừng trái pháp luật gia tăng đáng kể, với tổng số hơn 80 vụ, thiệt hại hơn hàng chục hecta rừng.

Trong đó, khoảng 2.735 cây thông nằm trong các vụ án hình sự, đang chờ cơ quan chức năng điều tra, xử lý. Còn lại hơn 6.700 cây nằm ngoài hiện trường các vụ án đang điều tra được cắt hạ để bảo đảm an toàn, chuẩn bị mặt bằng trồng lại rừng theo quy định.

Trước đó, hồi tháng 10.2019, Công an huyện Đắk Song đã ra quyết định tạm giữ hình sự 5 đối tượng để điều tra về hành vi hủy hoại rừng. Nhóm đối tượng này đã hủy hoại 1.159 cây thông có tuổi đời trên 30 năm để chiếm đất mặt tiền. Nhóm này phá rừng bằng cách dùng khoan tạo các lỗ nhỏ trên thân cây rồi đổ thuốc diệt cỏ vào. Sau khi bơm thuốc, 1 đến 2 tháng sau cây mới có biểu hiện héo lá và chết. Bên cạnh đó, các đối tượng thực hiện hành vi hủy hoại rừng thông chủ yếu vào đêm khuya, có cảnh giới nên khó phát hiện, xử lý.

Khó phục hồi nguyên trạng

Đầu tháng 5.2021, căn cứ theo chủ trương của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện phục hồi các diện tích rừng thông bị tàn phá (khoảng hơn 6.000 cây); phân loại, lập phương án xử lý lâm sản thu được và trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Các chủ rừng tính toán xây dựng phương án quản lý, sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch, tuyệt đối không để người dân lấn chiếm đất. Nếu để đất bị lấn chiếm, Chủ tịch UBND huyện Đắk Song, UBND huyện Đắk Glong, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn phải chịu trách nhiệm. Riêng số cây thông nằm trong khu vực hiện trường các vụ án hình sự, UBND tỉnh Đắk Nông giao các cơ quan, đơn vị liên quan làm việc với cơ quan công an để thống nhất phương án xử lý.

Ông Nguyễn Văn Phò - Chủ tịch UBND huyện Đắk Song - cho biết: "Từ năm 2020 đến đầu tháng 2 vừa qua, đơn vị đã trồng mới hơn 1.600 cây thông tại lâm phần quản lý. Chỉ trong ngày 19.5, huyện UBND huyện đã trồng 2.000 cây thông với giá trị khoảng 20 triệu đồng. Trên diện tích trồng mới có một số cây bị người dân nhổ ra, phá hoại để lấn chiếm đất nhưng cơ quan chức năng đã chỉ đạo trồng khắc phục. Bên cạnh đó, rừng thông này nằm trên quốc lộ khi đến mùa nắng nóng phải chủ động phòng, chống vì người dân đốt phá làm chết các cây non, mới trồng. Công tác phòng, bảo vệ rừng thông nói chung còn gặp khó khăn. Riêng tại khu vực rừng thông bị phá, nơi cơ quan chức năng đã khởi tố 2 vụ án hình sự thì huyện đang chờ Chi cục Thi hành án thụ lý, giải quyết và cũng sẽ có phương án sớm trồng mới, phục hồi".

Theo ông Phạm Tuấn Anh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông - việc chặt hạ hơn 6.700 cây thông chết, khô mục đang được các chủ rừng triển khai khá tốt và việc phục hồi trồng mới cũng được các đơn vị làm nhanh. Riêng đối với công tác bảo vệ cánh rừng này thì sở đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tiến hành tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai để hạn chế tối đa việc kẻ gian phá rừng lại tái diễn.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

3 người tàn phá rừng trái phép ở Quảng Ngãi bị phạt gần 240 triệu đồng

Hoàn Nhân |

Tàn phá hơn 4.600 m2 rừng, 3 người ở huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) bị phạt tổng cộng gần 240 triệu đồng.

Khởi tố 37 lâm tặc trong vụ phá rừng ở khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô

BẢO TRUNG |

Từ cuối tháng 10.2020 đến ngày 14.11.2020, 37 đối tượng (đều trú ở huyện sông Hinh, tỉnh Phú Yên) đã vào tiểu khu 618-622 khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô cắt hạ khoảng 43m3 gỗ, chủ yếu gỗ Căm xe và đem bán rồi chia chác. Sau gần nửa năm điều tra, cơ quan chức năng đã ra quyết định xử lý các đối tượng.

Vụ phá rừng ở Khánh Hòa: Mới chỉ một kiểm lâm địa bàn... kiểm điểm rút kinh nghiệm

Nhiệt Băng |

Đến nay, mới chỉ một công chức kiểm lâm địa bàn xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa tự nhận hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm, dù UBND tỉnh đã liên tiếp có 2 văn bản yêu cầu phải xử lý trách nhiệm các cá nhân có liên quan để xảy ra vụ phá rừng tại Tiểu khu 231, xã Suối Tân.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

3 người tàn phá rừng trái phép ở Quảng Ngãi bị phạt gần 240 triệu đồng

Hoàn Nhân |

Tàn phá hơn 4.600 m2 rừng, 3 người ở huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) bị phạt tổng cộng gần 240 triệu đồng.

Khởi tố 37 lâm tặc trong vụ phá rừng ở khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô

BẢO TRUNG |

Từ cuối tháng 10.2020 đến ngày 14.11.2020, 37 đối tượng (đều trú ở huyện sông Hinh, tỉnh Phú Yên) đã vào tiểu khu 618-622 khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô cắt hạ khoảng 43m3 gỗ, chủ yếu gỗ Căm xe và đem bán rồi chia chác. Sau gần nửa năm điều tra, cơ quan chức năng đã ra quyết định xử lý các đối tượng.

Vụ phá rừng ở Khánh Hòa: Mới chỉ một kiểm lâm địa bàn... kiểm điểm rút kinh nghiệm

Nhiệt Băng |

Đến nay, mới chỉ một công chức kiểm lâm địa bàn xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa tự nhận hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm, dù UBND tỉnh đã liên tiếp có 2 văn bản yêu cầu phải xử lý trách nhiệm các cá nhân có liên quan để xảy ra vụ phá rừng tại Tiểu khu 231, xã Suối Tân.