Vụ người dân viết đơn không nhận tiền hỗ trợ:

Gian dối vì có tính toán từ khi rà soát đối tượng

Quỳnh Chi |

Ông Ngô Trường Thi - nguyên Vụ trưởng, Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - cho rằng, một số địa phương tính toán duy trì tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo để vẫn được trong diện đối tượng thụ hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước.

Cân đối con số để thụ hưởng chính sách

Trao đổi với PV Báo Lao Động ngày 18.5, ông Ngô Trường Thi cho rằng, sự việc hàng nghìn người dân ở Thanh Hóa viết đơn không nhận hỗ trợ trong gói 62.000 tỉ đồng của Chính phủ là cách làm rất có vấn đề. “Địa phương làm giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống thấp và nâng tỉ lệ hộ cận nghèo lên rất cao nhằm thụ hưởng chính sách liên quan đến địa bàn 135, xã bãi ngang” - ông Thi nói.

Cũng theo ông Thi, khi thực hiện chính sách hỗ trợ, các đối tượng không đúng chuẩn không dám nhận nên mới viết đơn xin không nhận hỗ trợ. Về việc các địa phương cố gắng giữ con số hộ nghèo và cận nghèo, ông Thi cho hay, nếu thuộc địa bàn 135 hoặc xã bãi ngang, người dân sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Nhưng vì vẫn muốn đạt chuẩn nông thôn mới nên địa phương sẽ giảm tỉ lệ hộ nghèo ở mức đủ để đạt thành tích chuẩn nông thôn mới.

“Tôi biết có huyện miền núi Thanh Hóa “điều chỉnh” còn 41% hộ cận nghèo và 9% hộ nghèo. Đây là chiêu trò. Nếu giảm phải giảm cả các chỉ số, còn đây là mức giảm để vẫn giữ được ưu đãi địa bàn” - ông Thi nói.

Ông Thi cũng cho rằng, việc gian dối bắt đầu từ khi rà soát đối tượng vì địa phương đã có mục tiêu tính toán. “Điều không ngờ là đợt này có chính sách hỗ trợ, các đối tượng kia không đúng chuẩn nên phải có động tác không nhận để vừa có thành tích, dân lại đỡ dèm pha”.

Đề xuất rà soát và đưa khỏi danh sách đối tượng không đúng

Được hỏi về việc đề xuất cơ chế giám sát, ông Thi thừa nhận: “Tất cả do con người, vì có làm bằng công cụ nào nhưng con người làm thế thì cũng chịu. Chúng tôi cũng từng trao đổi việc xây dựng một app (ứng dụng) để quản lý trên nền tảng đó. Từ cuối năm nay, bình chọn hộ nghèo sẽ sử dụng app này”.

Ông Thi cũng yêu cầu cơ quan chức năng rà soát lại tất cả, những đối tượng không đúng phải đưa ra khỏi danh sách ngay. Địa phương phải kiểm điểm việc này và làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan. Về lâu dài, phải có công cụ quản lý để không gian dối.

Trước đó, nhiều huyện ở tỉnh Thanh Hóa như Tĩnh Gia, Quảng Xương, Thọ Xuân gây chú ý vì có hàng nghìn hộ ký đơn không nhận tiền hỗ trợ từ gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng của Chính phủ cho nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Sau khi báo chí vào cuộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từng có công văn yêu cầu địa phương kiểm tra thông tin này. Tuy nhiên, đêm cùng ngày, bộ này đã rút lại công văn ban hành trước đó.

Chính sách hỗ trợ hộ nghèo

Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, hộ nghèo được xác định như sau:

Khu vực nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Khu vực thành thị: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Trong đó, các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 5 dịch vụ: Y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin.

Hộ nghèo được hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh; Miễn học phí cho học sinh, sinh viên; Hỗ trợ vay vốn xây nhà ở; Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hằng tháng.

Tiêu chí hộ cận nghèo

Khu vực nông thôn: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000-1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Khu vực thành thị: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hộ cận nghèo được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh; miễn học phí cho học sinh, sinh viên.

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không được ép người dân ký đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ

VƯƠNG TRẦN |

Chủ trì cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ bàn giải pháp tiếp tục phòng, chống COVID-19 ngày 15.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh,  chính quyền các cấp không được ép người dân ký đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ. “Nếu phát hiện ra trường hợp ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ sẽ xử lý nghiêm, không kém gì trường hợp gian lận” - Thủ tướng chỉ rõ.

Rút lại công văn kiểm tra thông tin dân từ chối nhận hỗ trợ

Quỳnh Chi |

Tối 12.5, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội rút lại công văn về kiểm tra tính xác thực thông tin nhiều người tự nguyện không nhận hỗ trợ do dịch COVID-19.

Chủ tịch Thanh Hoá: Cấm việc vận động người dân từ chối nhận hỗ trợ

Xuân Hùng |

Liên quan các thông tin về việc một số lượng lớn người dân ở Thanh Hoá, chủ yếu là các hộ thuộc diện cận nghèo viết đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ khó khăn do đại dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã có công điện chỉ đạo rõ về việc này.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không được ép người dân ký đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ

VƯƠNG TRẦN |

Chủ trì cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ bàn giải pháp tiếp tục phòng, chống COVID-19 ngày 15.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh,  chính quyền các cấp không được ép người dân ký đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ. “Nếu phát hiện ra trường hợp ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ sẽ xử lý nghiêm, không kém gì trường hợp gian lận” - Thủ tướng chỉ rõ.

Rút lại công văn kiểm tra thông tin dân từ chối nhận hỗ trợ

Quỳnh Chi |

Tối 12.5, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội rút lại công văn về kiểm tra tính xác thực thông tin nhiều người tự nguyện không nhận hỗ trợ do dịch COVID-19.

Chủ tịch Thanh Hoá: Cấm việc vận động người dân từ chối nhận hỗ trợ

Xuân Hùng |

Liên quan các thông tin về việc một số lượng lớn người dân ở Thanh Hoá, chủ yếu là các hộ thuộc diện cận nghèo viết đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ khó khăn do đại dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã có công điện chỉ đạo rõ về việc này.