Gian dối cách ly, lợn nhập khẩu chạy thẳng về… lò mổ: Doanh nghiệp cố ý vi phạm nhưng không bị đề xuất xử phạt

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Những bằng chứng mà Báo Lao Động cung cấp cho thấy, xe BKS 90C-052.41 chở 170 con lợn nhập khẩu đáng ra phải vào cách ly ở khu cách ly tại TP.Đồng Hới nhưng lại được cấp phép cho đi giết mổ ở tỉnh khác, lãnh đạo Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh Quảng Bình viện lý do rằng: Bị doanh nghiệp lừa. Còn Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng III thừa nhận khâu quản lý còn lỏng lẻo, sơ hở.

Lộ bằng chứng gian dối

Theo giải trình của người “lừa” cán bộ thú y tên H.T.T, thì khi xe chở lợn đến địa phận tỉnh Quảng Bình nhưng ở ngoài khu cách ly, người này đã tháo biển số xe 90C-052.41, rồi đưa vào khu cách ly lắp vào một xe khác. Lắp xong, T đến trình báo với kiểm dịch tên Hải và chị Hải trực tiếp đến khu cách ly làm thủ tục kiểm dịch theo quy định. Sau khi hoàn thành thủ tục, anh T tháo biển số 90C-052.41 ra lắp lại vào xe cũ và cầm theo hồ sơ kiểm dịch để vận chuyển 170 con lợn trên xe chưa qua kiểm dịch đi tiêu thụ. Anh T nhấn mạnh rằng: “Tôi đã thay đổi biển số nhằm qua mặt cán bộ kiểm dịch”.

Trùng hợp với giải trình anh T, trong biên bản kiểm tra của Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh Quảng Bình, thì bà Cao Thị Hải - kiểm dịch viên động vật (thuộc Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh Quảng Bình) khẳng định, vào 3 giờ ngày 13.1, đã có mặt tại khu cách ly kiểm dịch ở Thuận Phong (Thuận Đức, TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) để cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật cho 170 con lợn trên xe có biển số 90C-052.41, việc cấp giấy theo đúng trình tự quy định, chỉ sai ở chỗ bị doanh nghiệp qua mặt.

Tuy nhiên, làm việc với chúng tôi, bà Cao Thị Hải nói rằng, việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thường vào buổi sáng hoặc chiều tối.

"Vậy trong ngày 13.1, chị đã cấp giấy kiểm dịch cho xe ôtô biển số 90C-052.41 lúc mấy giờ?" - phóng viên hỏi. Chị Hải trả lời: “9 giờ”. "Chị có chắc chắn là có mặt ở khu cách ly kiểm dịch tại thôn Thuận Phong để cấp giấy vào lúc 9 giờ ngày 13.1?" - Chúng tôi hỏi lại, thì chị Hải vẫn khẳng định “9 giờ”. Tuy nhiên, khi giải trình với Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh Quảng Bình, chị Hải lại thay đổi thời gian cấp giấy cho xe chở lợn biển số 90C-052.41 từ 9 giờ sáng ngày 13.1 thành 3 giờ ngày 13.1 để “khớp” với giải trình của người “lừa” cán bộ thú y.

Một diễn biến khác, trong đêm 12.1 cho đến sáng 13.1, chúng tôi đã trực ở đường vào khu cách ly kiểm dịch Thuận Phong. Vào thời điểm 3h sáng, tuyệt nhiên ngoài xe chở lợn thì chẳng thấy người nào ra vào.

Liên quan đến việc cấp giấy phép đi giết mổ cho 170 con lợn nhập khẩu chưa qua kiểm dịch, ngoài trách nhiệm của Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh Quảng Bình, thì cán bộ kiểm dịch của Thú y vùng III không thể đứng ngoài cuộc. Bởi, trước khi được rời cửa khẩu, xe BKS 90C-052.41 đã được cán bộ Thú y vùng III tại Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo niêm phong bằng chì. Xe di chuyển về đến khu cách ly thì cán bộ Thú y vùng III là người phá niêm phong chì, nhưng xe này không vào khu cách ly thì phá chì ở đâu?

Chi Cục trưởng thú y vùng III thừa nhận… sơ hở

Trong quá trình điều tra hành vi gian dối tuồn thẳng lợn nhập khẩu từ Thái Lan ra thị trường, nhóm phóng viên đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo Chi cục Thú y vùng III (đóng tại TP.Vinh, Nghệ An). Ban đầu, ông Lê Đình Huệ - Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng III rất tự tin khẳng định quá trình kiểm soát lợn cách ly rất chặt chẽ, không có sơ hở và không có chuyện xe chở lợn không vào khu cách ly, cam kết doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử lý. Tuy nhiên, bằng các biện pháp điều tra, nhóm phóng viên đã có căn cứ chứng minh có nhiều xe ôtô chở hàng trăm con lợn nhập khẩu đã được sự tiếp tay của cán bộ thú y nên đã chạy thẳng đến lò mổ.

Sau khi báo đăng phản ánh vấn đề nói trên, ngày 22.1, phóng viên đã làm việc lại với ông Lê Đình Huệ - Chi Cục trưởng Chi cục Thú y vùng III. Tại buổi làm việc này, ông Lê Đình Huệ thừa nhận có hiện tượng xe chở lợn nhập khẩu không vào khu cách ly theo quy định.

Đối với 2 xe BKS 37C-33638 và 37C-31959, theo quy định buộc đến tỉnh Thái Nguyên cách ly, nhưng lại đi vào các lò giết mổ ở Hà Nội, ông Lê Đình Huệ cho biết vấn đề này thuộc trách nhiệm của Chi cục Thú y vùng II (trụ sở đóng ở Hài Phòng).

Đối với xe 90C-052.41 của Công ty TNHH MTV LB Phú Trọng chở 170 con lợn theo quy định phải cách ly ở Quảng Bình nhưng đã được cán bộ thú y tỉnh Quảng Bình cấp giấy chứng nhận kiểm dịch rồi chở đi bán, ông Huệ cho biết, do phía doanh nghiệp trao đổi biển số xe để “qua mặt” cơ quan chức năng.

Ông Lê Đình Huệ đã thừa nhận có sự sơ hở, thiếu chặt chẽ trong quá trình phối hợp quản lý quá trình vận chuyển lợn nhập khẩu, do không gửi thông báo (mẫu 14A) cho chi cục thú y các tỉnh, nên đã dẫn đến sự sơ hở. Việc xử lý Cty Vinh Phú và Cty Phú Trọng như thế nào, ông Lê Đình Huệ cho biết, không đề xuất xử phạt hành chính mà chỉ yêu cầu cam kết từ nay không vi phạm. Ông Lê Đình Huệ thừa nhận, hành vi của 2 doanh nghiệp là cố tình và cho biết, thẩm quyền xử lý thuộc Cục Thú y chứ không phải Chi cục Thú y vùng III.

"Ma trận" giấy thông hành

Từ thông tin điều tra của Lao Động tại Lao Bảo (Quảng Trị), Quảng Bình, Hà Tĩnh, phóng viên Báo Lao Động đã phối hợp với các cơ quan chức năng ở Thanh Hoá, Ninh Bình như: Quản lý thị trường, Chi cục Thú y, Cảnh sát giao thông dừng, kiểm tra các xe theo quy định. Vậy nhưng, tất cả đều có giấy thông hành.

Có 2 loại giấy, một là giấy chứng nhận vận chuyển động vật nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch do Trạm Kiểm dịch động vật Lao Bảo thuộc Chi cục Thú y vùng III cấp, người cấp là ông Nguyễn Xuân Thuỷ - Trạm trưởng ký, đóng giấu. Loại này thể hiện xe được quyền vận chuyển lợn từ cửa khẩu Lao Bảo ra Bắc mà chưa qua cách ly. Địa chỉ đến của các xe loại này chủ yếu là trang trại của ông Nguyễn Sỹ Nam, tổ dân phố Đầu Cầu, phường Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Một giấy loại này thường cho nhiều xe khác nhau.

Chẳng hạn giấy chứng nhận số 39/21/CN-ĐVCLKD ngày 12.1 cấp phép cho 4 xe tải: 37H-00119; 37C-31959; 37C-36895; 37C-33683. Cả 4 xe này vận chuyển 680 con lợn đều của Cty TNHH đầu tư Xuất nhập khẩu Vinh Phú (Đô Thành, Yên Thành, Nghệ An) từ Lao Bảo ra trang trại nhà ông Nam ở Thái Nguyên. Vậy nhưng, rất nhiều gian dối trong việc vận chuyển này. Chẳng hạn, xe 37C-31959 thay vì chở lợn ra Thái Nguyên cách ly thì lại có một giấy thông hành khác là Giấy chứng nhận vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh do Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An cấp, xe này chở thẳng lợn ra lò mổ của Cty CP Thịnh An ở thôn 3, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội. Tương tự, xe 37C-33638 cũng có giấy chạy thẳng ra lò mổ của Cty CP thực phẩm Trường Sang ở Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội…

Ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y Nghệ An - cho biết, ngay trong ngày 22.1, khi Báo Lao Động nêu, lãnh đạo Sở NNPTNT Nghệ An đã chỉ đạo Chi cục phải làm báo cáo về sự việc. Hiện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh này đang khẩn trương làm báo cáo.

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Lợn nhập khẩu chưa qua kiểm dịch được “phù phép” về thẳng lò mổ

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Giá cả lợn trong nước tăng cao, nên nhiều doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu lợn về Việt Nam bình ổn giá. Để tránh tình trạng xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) đã yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm soát chặt. Tuy nhiên, suốt nhiều ngày đêm bám theo các đoàn xe chở lợn nhập khẩu từ Thái Lan vào nội địa Việt Nam, phóng viên Báo Lao Động đã phát hiện nhiều dối trá trong nhập khẩu lợn, gây nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Gian dối cách ly, lợn nhập khẩu chạy thẳng về… lò mổ: Gian dối nhưng lại khẳng định "đúng quy định"

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong vòng 15 ngày, từ ngày 1 đến ngày 15.1.2021, đã có 61.501 con lợn được 14 doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị). Vậy ngoài số lợn nhập khẩu chưa qua cách ly kiểm dịch chạy thẳng đến lò mổ mà chúng tôi đã đề cập ở bài trước, có bao nhiêu xe được phù phép nữa? Chúng tôi đặt câu hỏi với các địa phương liên quan, và Thú y vùng III - thì câu trả lời nhận được luôn là lời khẳng định: "Làm đúng quy định". Tuy nhiên, hành trình của các xe chở lợn nhập khẩu dưới đây tiếp tục phơi bày những dối trá.

Ai tiếp tay cho lợn nhập từ Thái Lan tuồn thẳng ra thị trường?

NHÓM PV |

Ngày 11.1, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép lợn làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm. Theo quy trình, lợn nhập khẩu phải được cách ly, xét nghiệm dịch bệnh, nếu an toàn mới được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, suốt nhiều ngày đêm bám theo các đoàn xe chở lợn nhập khẩu từ Thái Lan vào nội địa Việt Nam, PV Báo Lao Động phát hiện nhiều dối trá trong nhập khẩu lợn và việc cách ly, xét nghiệm, gây nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Lợn nhập khẩu chưa qua kiểm dịch được “phù phép” về thẳng lò mổ

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Giá cả lợn trong nước tăng cao, nên nhiều doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu lợn về Việt Nam bình ổn giá. Để tránh tình trạng xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) đã yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm soát chặt. Tuy nhiên, suốt nhiều ngày đêm bám theo các đoàn xe chở lợn nhập khẩu từ Thái Lan vào nội địa Việt Nam, phóng viên Báo Lao Động đã phát hiện nhiều dối trá trong nhập khẩu lợn, gây nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Gian dối cách ly, lợn nhập khẩu chạy thẳng về… lò mổ: Gian dối nhưng lại khẳng định "đúng quy định"

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong vòng 15 ngày, từ ngày 1 đến ngày 15.1.2021, đã có 61.501 con lợn được 14 doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị). Vậy ngoài số lợn nhập khẩu chưa qua cách ly kiểm dịch chạy thẳng đến lò mổ mà chúng tôi đã đề cập ở bài trước, có bao nhiêu xe được phù phép nữa? Chúng tôi đặt câu hỏi với các địa phương liên quan, và Thú y vùng III - thì câu trả lời nhận được luôn là lời khẳng định: "Làm đúng quy định". Tuy nhiên, hành trình của các xe chở lợn nhập khẩu dưới đây tiếp tục phơi bày những dối trá.

Ai tiếp tay cho lợn nhập từ Thái Lan tuồn thẳng ra thị trường?

NHÓM PV |

Ngày 11.1, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép lợn làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm. Theo quy trình, lợn nhập khẩu phải được cách ly, xét nghiệm dịch bệnh, nếu an toàn mới được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, suốt nhiều ngày đêm bám theo các đoàn xe chở lợn nhập khẩu từ Thái Lan vào nội địa Việt Nam, PV Báo Lao Động phát hiện nhiều dối trá trong nhập khẩu lợn và việc cách ly, xét nghiệm, gây nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh.