Gian dối cách ly, lợn nhập khẩu chạy thẳng về… lò mổ: Cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý

Phong Nguyễn |

Báo Lao Động vừa có bài viết phản ánh về tình trạng lợn nhập khẩu chạy thẳng từ biên giới vào lò mổ, bỏ qua khâu kiểm dịch và có hiện tượng một số cán bộ chức năng buông lỏng quản lý, thậm chí “tiếp tay”. Phản hồi thông tin báo nêu, đại diện nhiều cơ quan chức năng khẳng định sẽ điều tra, xác minh và xử lý, thậm chí truy tố theo quy định của pháp luật.

Lực lượng Công an vào cuộc

Ngay sau khi đọc được thông tin do Báo Lao Động phản ánh, Bộ Công an cũng đã vào cuộc. Thượng tá Nguyễn Văn Thắng - Phó Trưởng phòng 6 - Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05) - cho biết: Cục C05 đã có điện gửi Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị xác minh, điều tra làm rõ thông tin liên quan đến việc nhập khẩu lợn mà Báo Lao Động đã nêu.

Trao đổi với PV Lao Động trưa 22.1, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Bộ NNPTNT rất hoan nghênh phát hiện và phản ánh kịp thời về những “lỗ hổng” quản lý trong việc kiểm dịch thú y, quản lý động vật nhập khẩu.

“Từ phản ánh của Báo Lao Động, Bộ NNPTNT đã đề nghị Bộ Công an phối hợp cùng vào cuộc để kiểm tra, xử lý. Bộ NNPTNT cũng đã có công điện yêu cầu các bộ, ban, ngành liên quan và các địa phương phối hợp, cùng vào cuộc tăng cường kiểm tra, xử lý việc nhập lậu lợn và kiểm soát thú y phòng dịch bệnh ở biên giới. Tôi cũng đã đề nghị lãnh đạo Trưởng phòng 6 (đơn vị trực tiếp điều tra - PV) làm nghiêm, tất cả các trường hợp vi phạm nếu ở mức phải truy tố hình sự sẽ phải truy tố, không thể để sai phạm khiến cả hệ thống chính trị phải vào cuộc trong khi cuối năm còn rất nhiều việc phải làm. Không thể để tình trạng này tiếp diễn, làm bậy như thế này là không được” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thẳng thắn nêu ý kiến.

Chia sẻ thông tin với PV Lao Động, ông Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng - Văn phòng thường trực BCĐ 389 Quốc gia - khẳng định: Văn bản chỉ đạo đã có rồi, các lực lượng chức năng phải tích cực để nắm tình hình và kịp thời ngăn chặn.

Được ủy quyền của Chánh Văn phòng Đàm Thanh Thế, ông Đỗ Văn Phung - Chuyên viên Văn phòng thường trực BCĐ 389 Quốc gia - cho biết: Việc ngăn chặn hoạt động buôn lậu lợn qua biên giới, Bộ NNPTNT đã có các văn bản chỉ đạo, mới đây là Chỉ thị số 169 đề nghị các bộ, ban, ngành phối hợp.

Lợn chỉ là một trong những loại mặt hàng mà Văn phòng thường trực BCĐ 389 Quốc gia có chuyên đề chỉ đạo, như: Xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư y tế, pháo nổ, vật liệu nổ, ma túy. Trong đó chuyên đề về lợn và vận chuyển các sản phẩm thịt lợn qua biên giới, Văn phòng thường trực đã tham mưu cho BCĐ 389 Quốc gia qua công văn số 27 ngày 16.12.2019 về phòng ngừa hành vi buôn lậu, vận chuyển trái pháp luật qua biên giới, cửa khẩu, vùng biển… gửi BCĐ389 các bộ: NNPTNT, Công Thương, Quốc phòng, Công an, GTVT và các cơ quan, địa phương liên quan và BCĐ 389 của 63 tỉnh, thành phố yêu cầu thực hiện văn bản số 399 của Văn phòng Chính phủ ngày 19.11.2019 về tình hình giá lợn và công tác bình ổn giá thịt lợn cuối năm…

Kiểm soát chặt tình trạng xuất khẩu lợn trái pháp luật

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, trong thời gian qua, bên cạnh việc vận chuyển lợn từ Lào vào Việt Nam (lợn Thái Lan - PV), còn có tình trạng vận chuyển lợn từ Việt Nam sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch (buôn lậu), gây tình trạng mất cân đối nguồn cung trong nước. Về vấn đề này,

“Để triển khai kiểm tra, xử lý hiệu quả tình trạng này, Bộ NNPTNT đã có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng cùng phối hợp chỉ đạo tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Bộ NNPTNT cũng đã có văn bản đề nghị Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia), Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Lợn nhập khẩu chưa qua kiểm dịch được “phù phép” về thẳng lò mổ

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Giá cả lợn trong nước tăng cao, nên nhiều doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu lợn về Việt Nam bình ổn giá. Để tránh tình trạng xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) đã yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm soát chặt. Tuy nhiên, suốt nhiều ngày đêm bám theo các đoàn xe chở lợn nhập khẩu từ Thái Lan vào nội địa Việt Nam, phóng viên Báo Lao Động đã phát hiện nhiều dối trá trong nhập khẩu lợn, gây nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Gian dối cách ly, lợn nhập khẩu chạy thẳng về… lò mổ: Gian dối nhưng lại khẳng định "đúng quy định"

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong vòng 15 ngày, từ ngày 1 đến ngày 15.1.2021, đã có 61.501 con lợn được 14 doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị). Vậy ngoài số lợn nhập khẩu chưa qua cách ly kiểm dịch chạy thẳng đến lò mổ mà chúng tôi đã đề cập ở bài trước, có bao nhiêu xe được phù phép nữa? Chúng tôi đặt câu hỏi với các địa phương liên quan, và Thú y vùng III - thì câu trả lời nhận được luôn là lời khẳng định: "Làm đúng quy định". Tuy nhiên, hành trình của các xe chở lợn nhập khẩu dưới đây tiếp tục phơi bày những dối trá.

Ai tiếp tay cho lợn nhập từ Thái Lan tuồn thẳng ra thị trường?

NHÓM PV |

Ngày 11.1, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép lợn làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm. Theo quy trình, lợn nhập khẩu phải được cách ly, xét nghiệm dịch bệnh, nếu an toàn mới được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, suốt nhiều ngày đêm bám theo các đoàn xe chở lợn nhập khẩu từ Thái Lan vào nội địa Việt Nam, PV Báo Lao Động phát hiện nhiều dối trá trong nhập khẩu lợn và việc cách ly, xét nghiệm, gây nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Lợn nhập khẩu chưa qua kiểm dịch được “phù phép” về thẳng lò mổ

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Giá cả lợn trong nước tăng cao, nên nhiều doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu lợn về Việt Nam bình ổn giá. Để tránh tình trạng xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) đã yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm soát chặt. Tuy nhiên, suốt nhiều ngày đêm bám theo các đoàn xe chở lợn nhập khẩu từ Thái Lan vào nội địa Việt Nam, phóng viên Báo Lao Động đã phát hiện nhiều dối trá trong nhập khẩu lợn, gây nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Gian dối cách ly, lợn nhập khẩu chạy thẳng về… lò mổ: Gian dối nhưng lại khẳng định "đúng quy định"

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong vòng 15 ngày, từ ngày 1 đến ngày 15.1.2021, đã có 61.501 con lợn được 14 doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị). Vậy ngoài số lợn nhập khẩu chưa qua cách ly kiểm dịch chạy thẳng đến lò mổ mà chúng tôi đã đề cập ở bài trước, có bao nhiêu xe được phù phép nữa? Chúng tôi đặt câu hỏi với các địa phương liên quan, và Thú y vùng III - thì câu trả lời nhận được luôn là lời khẳng định: "Làm đúng quy định". Tuy nhiên, hành trình của các xe chở lợn nhập khẩu dưới đây tiếp tục phơi bày những dối trá.

Ai tiếp tay cho lợn nhập từ Thái Lan tuồn thẳng ra thị trường?

NHÓM PV |

Ngày 11.1, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép lợn làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm. Theo quy trình, lợn nhập khẩu phải được cách ly, xét nghiệm dịch bệnh, nếu an toàn mới được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, suốt nhiều ngày đêm bám theo các đoàn xe chở lợn nhập khẩu từ Thái Lan vào nội địa Việt Nam, PV Báo Lao Động phát hiện nhiều dối trá trong nhập khẩu lợn và việc cách ly, xét nghiệm, gây nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh.