Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chờ đợi chính sách hợp tình, hợp lý

NHI CÚC - TRƯỜNG GIANG |

Trước thông tin TP.Hà Nội công bố Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử, người dân phố cổ Hà Nội đã bày tỏ tâm tư trước nhiều vấn đề còn tồn đọng của đề án giãn dân tại khu vực này. Một đề án vẫn còn dang dở khi chưa tìm ra được một lời giải đáp thỏa đáng.

Cần có phương án cụ thể

Đề án giãn dân khu vực phố cổ thực hiện với mục đích giảm mật độ dân số, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc bảo tồn, tôn tạo các di tích và công trình kiến trúc cổ có giá trị; phát triển đô thị bền vững trong tương lai.

Ngay từ năm 1998, UBND TP.Hà Nội đã đặt ra chủ trương di dân phố cổ với mục tiêu giảm mật độ dân cư cũng như áp lực lên cơ sở hạ tầng tại khu vực này. Đến tháng 1.2013, đề án giãn dân phố cổ mới chính thức được phê duyệt. Theo đề án này, mật độ dân cư phố cổ sẽ được giảm từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha vào năm 2020. Khu vực phố cổ nằm tại quận Hoàn Kiếm sẽ phải di chuyển trên 6.500 hộ dân, với khoảng 27.000 người.

Tuy nhiên, sau hơn 20 năm, đề án giãn dân phố cổ vẫn chưa thể về đích đúng hạn. Những hộ dân nằm trong diện di dời, giãn dân vẫn tiếp tục bám trụ trong những căn nhà chật hẹp. Với công cuộc giãn dân được chính quyền đưa ra, họ mong chờ một lời giải đáp, cuộc đối thoại trực tiếp với các cấp chính quyền để thống nhất, tìm ra lời giải đáp thỏa đáng với hàng loạt vấn đề như chính sách hỗ trợ, đền bù và đặc biệt là đảm bảo sinh kế lâu dài tại nơi ở mới.

Ông Phạm Văn Hòa, sinh năm 1951, phố Vọng Hà, phường Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm cho biết về đề án giãn dân có nhiều người đồng tình, tuy nhiên, nhân dân vẫn chưa rõ cụ thể hình hài phương án đền bù, hỗ trợ sẽ ra sao để có thể thực hiện.

“Nói về đề án giãn dân thì đa số đồng tình thôi, nhưng do còn một vướng mắc về thỏa thuận đền bù sao cho hợp lý. Nhiều lần bên quận có đưa ra thông báo năm sau sẽ di dời, đến đo đạc nhưng không có thỏa thuận gì cụ thể khiến người dân tại đây rất hoang mang. Nguyện vọng chỉ mong sớm giải quyết khu nhà xuống cấp để nhanh ra khỏi cuộc sống khổ sở, chật hẹp" - ông Phạm Văn Hòa cho biết.

Ông Đào Quang Thọ (sinh năm 1956, ngõ 67 Vọng Hà) tâm sự, câu chuyện giãn dân đã được đề cập nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa có phương án giải quyết để cho người dân thỏa đáng.

"Chúng tôi mới chỉ nghe đến quy hoạch còn hình hài cụ thể phương án ra sao thì chưa rõ. Hiện người dân vẫn chưa có được một thông báo chính thức, một cái mốc nào cụ thể, chưa ai cho chúng tôi biết rằng khi chúng tôi đi cuộc sống sẽ ra sao, rồi chính sách đền bù trên đất cụ thể như thế nào. Người dân cũng chờ đợi một chính sách cụ thể, một cách giải quyết thấu tình đạt lý của các cơ quan chức năng để cho thấy đây là một chính sách vừa đặc thù, lại đảm bảo được cuộc sống, quyền lợi cho người dân" - ông Đào Quang Thọ nói.

Sẵn sàng di dời nếu có nhà tái định cư thuận tiện

Ông Nguyễn Mạnh Cường (sinh năm 1954, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm) đang sống trong một ngôi nhà cổ cả trăm năm tuổi xuống cấp trầm trọng cho biết: "Ở đây nhà xập xệ, xuống cấp nghiêm trọng lắm. Nếu thuộc diện di dời thì bà con vẫn đi thôi, dân ở đây người ta mong lắm. Cuộc sống tại đây chật chội lắm, khu vệ sinh dùng chung cho cả chục hộ dân ở 3 tầng".

Theo ý kiến người dân, họ sẵn sàng di chuyển nếu được tái định cư tại một nơi ở khang trang hơn, thoải mái hơn, tiện lợi cho sinh hoạt. "Chỗ ở mới đảm bảo được dịch vụ thiết yếu cho người ta là sẵn sàng đi ngay. Dân ở đây được di dời thì cũng thoải mái lắm, chứ ở đây chật chội, thậm chí vữa trần nhà có khi rơi trúng đầu. Tai nạn hiểm nguy bất ngờ nên không sống được lâu dài" - ông Cường cho hay.

TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam - cho biết sở dĩ nguyên nhân đề án giãn dân chưa thể thực hiện được bởi trong quá khứ, cơ quan chức năng mới chỉ coi trong vấn đề nhà ở, chưa đặt rõ ràng sinh kế lâu dài cho người dân trong tương lai như thế nào.

"Để hấp dẫn người dân ra khỏi khu vực nội đô, cần có chính sách ưu đãi về giá đất, thuận tiện trong việc lựa chọn mô hình phát triển trong các khu đô thị. Đối với những khu vực mới, để hấp dẫn người tái định cư, thành phố cần đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện và hướng tới chất lượng cuộc sống cao. Đặc biệt phải liên kết thuận tiện giữa hệ thống giao thông với nội đô; gắn kết văn hóa, kiến trúc truyền thống nơi ở cho người tái định cư. Điều này sẽ giúp người dân dù có di rời khỏi nội đô nhưng vẫn có những mối liên hệ mật thiết với khu vực này" - ông Đào Ngọc Nghiêm cho biết.

Đồng thời, theo nguyên kiến trúc sư trưởng của Hà Nội, chính quyền phải chú trọng đến yêu cầu thuận lợi cho các hộ dân trong nội đô khi họ di dời. Cụ thể, phải chú ý đến những yêu cầu như cải tiến chất lượng công trình kiến trúc và chỉ định những chỗ ở quy hoạch thật thuận lợi, thay vì chỉ đưa người dân vào các khu đô thị mới.

NHI CÚC - TRƯỜNG GIANG
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi quanh dự án xây dựng ga ngầm ven hồ Hoàn Kiếm

Đặng Tiến |

Sau hơn 15 năm nghiên cứu với rất nhiều lần lấy ý kiến, điều chỉnh quy hoạch vị trí và thiết kế, dự án ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. Trước nguy cơ dự án bị chậm tiến độ. Tại buổi làm việc với thành phố Hà Nội chiều 28.3.2021, UBND TP.Hà Nội đã kiến nghị Thủ tướng chấp thuận vị trí nhà ga C9 tuyến đường sắt đô thị số 2 theo đúng dự án đầu tư và quy hoạch giao thông đã được phê duyệt.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Phải biết vì sao dân không muốn rời khỏi nội đô!

ĐÌNH TRƯỜNG - TÙNG GIANG |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Một bài toán đã kéo dài hơn 20 năm mà chưa tìm ra cái kết thỏa đáng. Và ở lần trở lại này, với những thách thức đã tồn tại dai dẳng hàng thập kỷ qua, bài toán giãn dân phố cổ cần hiểu rõ căn nguyên vì sao người dân không muốn rời khỏi nội đô để mà giải quyết.

Đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử Hà Nội

Nhật Huy |

UBND thành phố Hà Nội vừa công bố các đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Theo đó, tổng quy mô dân số tại các khu vực khu phố cổ, phố cũ, hồ Gươm và vùng phụ cận cần giảm khoảng 215.000 người trong giai đoạn 2020-2030.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tranh cãi quanh dự án xây dựng ga ngầm ven hồ Hoàn Kiếm

Đặng Tiến |

Sau hơn 15 năm nghiên cứu với rất nhiều lần lấy ý kiến, điều chỉnh quy hoạch vị trí và thiết kế, dự án ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. Trước nguy cơ dự án bị chậm tiến độ. Tại buổi làm việc với thành phố Hà Nội chiều 28.3.2021, UBND TP.Hà Nội đã kiến nghị Thủ tướng chấp thuận vị trí nhà ga C9 tuyến đường sắt đô thị số 2 theo đúng dự án đầu tư và quy hoạch giao thông đã được phê duyệt.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Phải biết vì sao dân không muốn rời khỏi nội đô!

ĐÌNH TRƯỜNG - TÙNG GIANG |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Một bài toán đã kéo dài hơn 20 năm mà chưa tìm ra cái kết thỏa đáng. Và ở lần trở lại này, với những thách thức đã tồn tại dai dẳng hàng thập kỷ qua, bài toán giãn dân phố cổ cần hiểu rõ căn nguyên vì sao người dân không muốn rời khỏi nội đô để mà giải quyết.

Đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử Hà Nội

Nhật Huy |

UBND thành phố Hà Nội vừa công bố các đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Theo đó, tổng quy mô dân số tại các khu vực khu phố cổ, phố cũ, hồ Gươm và vùng phụ cận cần giảm khoảng 215.000 người trong giai đoạn 2020-2030.