Giận chồng tình cảm với người khác, vợ lên núi hái lá ngón tự tử

HỒNG QUÂN |

Thấy chồng suốt ngày nói chuyện tình cảm với người phụ nữ lạ, người vợ đã lên núi hái lá ngón về tự tử. 

Ngày 26.5, thông tin từ Trạm y tế xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An cho biết, trạm vừa cứu sống người phụ nữ ăn lá ngón tự tử.

Trước đó, vào khoảng 13h ngày 25.5, một người đàn ông đưa vợ đến cấp cứu tại trạm y tế trên trong tình trạng hoảng hốt, lo lắng.

Khi được đưa đến cấp cứu, bệnh nhân đã hôn mê, tím tái, khó thở, có biểu hiện co giật của người bị ngộ độc do ăn lá ngón.

Tại trạm lúc này chỉ có điều dưỡng Vi Thị Biên trực, các cán bộ khác đã lên huyện đi tập huấn.

Qua thăm hỏi, người đàn ông cho biết, đi làm về thấy vợ là Xồng Ý N. (trú tại xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương) nằm trên giường, hôn mê, tím tái với biểu hiện của người ăn lá ngón nên đưa đến trạm y tế.

Sau đó, chị Biên đã cùng với chồng bệnh nhân chặt cây chuối rừng, giã lấy nước cho chị N. uống kích thích nôn ói rửa ruột và tiêm thuốc và truyền dịch giải độc. May mắn, một lúc bệnh nhân đã tỉnh lại và khóc lóc.

Được chị Biên và chồng động viên, chị N. kể lại, đã ăn lá ngón tự tử do phát hiện chồng gọi điện nói chuyện tình cảm với người phụ nữ khác.

Hiện tại, sức khỏe chị N. đã ổn định, tỉnh táo và ăn uống được nên gia đình xin đưa về nhà tiếp tục chăm sóc.

Được biết, trong cây lá ngón có thành phần alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Alkaloid trong lá ngón được hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa chỉ từ 5-30 phút. Thời gian tử vong trung bình từ 1-7,5h.

HỒNG QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Khai thác du lịch từ các mỏ than: Vì sao không?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Nói đến du lịch Quảng Ninh, dư luận thường nghĩ đến du lịch biển, vịnh Hạ Long, Yên Tử… Nhưng, còn một thứ tài nguyên du lịch đặc biệt, vô giá và độc nhất cả nước cũng được khá nhiều người quan tâm và hoàn toàn có thể khai thác du lịch là các mỏ than khai thác lộ thiên và hầm lò đẹp kỳ vĩ, với biết bao câu chuyện về văn hóa, lịch sử đầy hấp dẫn.

Bóng đá thế giới 2023 và tương lai có gì mới?

TAM NGUYÊN |

Tấm thẻ trắng được rút ra ở một trận đấu tại Bồ Đào Nha có thể là một trong những xu hướng cho bóng đá thế giới trong năm 2023 cũng như tương lai lâu dài…

Nghi lõi trong của Trái đất bắt đầu chuyển động khác lạ

Thanh Hà |

Lõi trong của Trái đất đang bắt đầu chuyển động theo hướng khác, một nghiên cứu mới chỉ ra.

NSƯT Chiều Xuân: "Tôi đi khắp nước Việt, đi đến đâu nhớ thương đến đó"

Nhóm PV |

Trong cuộc trò chuyện đầu năm mới cùng Báo Lao Động, NSƯT Chiều Xuân đã có những chia sẻ về niềm đam mê nhiếp ảnh cũng như những trải nghiệm của chị khi đi khắp mọi miền Tổ Quốc.

Tuyển nữ Việt Nam trong năm 2023: Hy vọng thành công từ bóng đá nữ TPHCM

Như Thùy |

Tại World Cup nữ 2023, đội tuyển nữ Việt Nam với bộ khung gồm những trụ cột quan trọng của câu lạc bộ TPHCM được kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lần đầu tham dự đấu trường này.

8 xu hướng công nghệ được đầu tư mạnh trong năm 2023: AI, Metaverse

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo  Investment Monitor dẫn số liệu, báo cáo từ GlobalData, các xu hướng công nghệ hàng đầu được đầu tư vào năm 2023 sẽ xoay quanh AI, điện toán đám mây, an ninh mạng, metaverse, tiền điện tử, người máy, IoT và điện toán lượng tử.

Du khách Tây thích thú đón Tết Việt ở Mũi Né

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Những du khách quốc tế đến du lịch Hàm Tiến-Mũi Né, TP.Phan Thiết trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão may mắn được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của người Việt và tham gia các lễ hội do địa phương tổ chức. Những điều thú vị lần đầu được trải nghiệm khiến du khách thích thú.

20 năm đem lại “sự giàu có” cho bệnh nhân nghèo Việt Nam

Vân Anh |

Người Việt Nam có câu “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” có một vị bác sĩ Nhật Bản 20 năm qua đã bỏ công việc lương cao ở quê nhà để đem đến “sự giàu có” cho các bệnh nhân nghèo Việt Nam. Ông là giáo sư bác sĩ nhãn khoa Tadashi Hattori - Chủ tịch, giáo sư Trường Đại học Y khoa Tokyo, giáo sư mời giảng Trường Đại học Osaka, một trong bốn người nhận Giải thưởng Ramon Magsaysay 2022, thường được gọi là “Giải Nobel của Châu Á”.