Giãn cách xã hội cao hơn Chỉ thị 16, người Đà Nẵng được ra đường khi nào?

THUỲ TRANG |

UBND TP.Đà Nẵng vừa có văn bản chính thức, quy định rõ về việc thực hiện giãn cách xã hội cao hơn Chỉ thị 16 từ 18h ngày 31.7. Người dân chỉ được ra đường trong trường hợp cần thiết hoặc có giấy đi đường theo mẫu của thành phố.

Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã ban hành Chỉ thị thực hiện giãn cách xã hội với những biện pháp cao hơn trong công tác phòng, chống dịch theo nội dung Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

1. Kể từ 18h ngày 31.7 cho đến khi có thông báo mới, thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn thành phố Đà Nẵng theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; tổ dân phố cách ly với tổ dân phố; thôn cách ly với thôn; xã, phường cách ly với xã, phường, quận, huyện cách ly với quận, huyện.

2. Yêu cầu đối với người dân:

a) Yêu cầu mọi người dân không được ra khỏi nhà. Chỉ được phép ra khỏi nhà trong những trường hợp sau: Đi mua lương thực, thực phẩm; cấp cứu, khám chữa bệnh, xét nghiệm SARS-CoV-2, tiêm chủng, mua thuốc chữa bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác như thiên tai, hỏa hoạn; đi công tác/công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở nhà nước, tác nghiệp báo chí; đi làm việc tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động, các nhà máy, cơ sở sản xuất được phép hoạt động; tham gia điều khiển phương tiện vận chuyển giao nhận hàng hóa thiết y hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu; thực hiện các nhiệm vụ vệ sinh môi trường đô thị, xử lý sự cố điện, nước, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông tin, phòng chống dịch theo quy định.

Các trường hợp đặc biệt khác khi được sự đồng ý của Chủ tịch UBND thành phố bằng văn bản.

Khi ra ngoài trong các trường hợp này, người dân cần tuân thủ:

Có giấy tờ sử dụng đủ điều kiện lưu thông trong thời gian giãn cách xã hội: Giấy đi đường (Giấy đi đường do thủ trưởng cơ quan, đơn vị, UBND phường, xã cấp theo mẫu thống nhất trên toàn địa bàn thành phố, Thẻ nhà báo hoặc Thẻ đi chợ kèm theo giấy tờ tùy thân).

Thực hiện nghiêm quy định 5K; giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp; không tụ tập quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện...; bắt buộc khai báo y tế hàng ngày.

b) Người dân không được ra khỏi thành phố trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị này. Người dân chỉ được phép di chuyển vào thành phố vì lý do công vụ, phòng, chống dịch, vận chuyển hàng hóa thiết yếu, làm việc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh được phép hoạt động phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của thành phố. Các trường hợp đặc biệt khác do Chủ tịch UBND thành phố xem xét, quyết định.

c) UBND các quận, huyện ra quyết định thiết lập các chốt kiểm soát ở các khu dân cư, trên các đường giao thông chính...; thành lập các tổ tuần tra cơ động liên ngành để kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện giãn cách và xử lý các hành vi vi phạm.

3. Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ: Tạm dừng hoạt động tất cả các cơ sở kinh doanh, dịch vụ (kể cả hoạt động bán mang về của các nhà hàng, cửa hàng, quán ăn, uống), trừ các trường hợp sau đây được phép hoạt động:

a) Siêu thị, siêu thị mini, chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa bán hàng thiết yếu.

b) Cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cơ sở dịch vụ khám, chữa bệnh.

c) Cửa hàng kinh doanh gas, cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

d) Ngân hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng, bổ trợ doanh nghiệp (như đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, bảo hiểm...), bổ trợ tư pháp (như công chứng, luật sư, đấu giá, thừa phát lại, trọng tài thương mại, tư vấn pháp luật, quản lý, thanh lý tài sản...), kho bạc, chứng khoán.

đ) Khách sạn sử dụng là cơ sở cách ly y tế tập trung cho người có nhu cầu.

e) Dịch vụ bưu chính, viễn thông, thư tín, phát hành báo chí.

g) Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa.

h) Dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hóa thiết yếu, hàng hóa phục vụ sản xuất và xuất nhập khẩu.

i) Dịch vụ cung ứng suất ăn công nghiệp.

k) Các trường hợp đặc biệt khác do Chủ tịch UBND thành phố xem xét, quyết định.

4. Yêu cầu đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình xây dựng:

a) Đối với các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất phải có phương án, kịch bản phòng, chống dịch theo quy định; cam kết đầy đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch; tổ chức sản xuất với phương án giãn 50% ca, kíp sản xuất, bộ phận quản lý làm việc trực tiếp không quá 50% số người tại trụ sở. Chủ cơ sở sản xuất phải chủ động dừng sản xuất khi chưa đủ các điều kiện phòng, chống dịch theo quy định; trường hợp để xảy ra lây lan dịch bệnh do thiếu trách nhiệm sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật.

b) Đối với công trình xây dựng:

Dừng các hoạt động thi công tại tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố (kể cả các hoạt động xây dựng nhà dân).

Các công trình trọng điểm, cấp bách của thành phố chỉ được thi công khi được sự cho phép của UBND thành phố hoặc UBND các quận, huyện.

5. Yêu cầu đối với các cơ quan, công sở nhà nước:

a) Sắp xếp, bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; làm việc trực tiếp với số lượng không quá 50% tại trụ sở, đảm bảo cơ bản hoàn thành nhiệm vụ.

b) Dừng việc tiếp công dân trực tiếp tại tổ một của Trung tâm hành chính thành phố và quận, huyện, phường, xã (nhưng vẫn bảo đảm giải quyết, xử lý công việc của công dân và doanh nghiệp); đẩy mạnh việc giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4.

6. Yêu cầu đối với hoạt động vận tải:

a) Dừng tất cả các hoạt động và phương tiện vận tải hành khách bằng đường bộ, đường thủy, trừ trường hợp vận chuyển phục vụ công tác phòng, chống dịch, vận chuyển người bệnh, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.

b) Các hoạt động vận tải được phép hoạt động phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải.

7. Yêu cầu đối với hoạt động tang lễ: Không để đám tang quá 48 giờ; chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người, không tổ chức các đoàn viếng; bảo đảm công tác phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Phong toả phường 30.000 dân, đảm bảo hàng hoá thiết yếu

THUỲ TRANG |

Từ ngày 30.7, Đà Nẵng đã phong toả phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà với khoảng 30.000 nhân khẩu. Nhân viên y tế được huy động lấy mẫu xét nghiệm, Tổ COVID cộng đồng và các hội, đoàn thể của phường đang vận động nhu yếu phẩm để gửi tặng từng hộ gia đình trong khu cách ly y tế.

Đà Nẵng thực hiện phòng chống dịch mạnh hơn Chỉ thị 16 từ 18h ngày 31.7

Thanh Chung |

Từ 18h ngày 31.7, Đà Nẵng sẽ thực hiện các biện pháp mạnh hơn, cao hơn các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính, vận dụng các quy định pháp luật để áp dụng các biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và một số hoạt động trong thời gian nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Đà Nẵng có thể thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà ở 2 quận huyện

THUỲ TRANG |

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.Đà Nẵng vừa có xây dựng phương án cách ly y tế tại nhà đối với người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 (F1) tại huyện Hoà Vang và quận Ngũ Hành Sơn.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Đà Nẵng: Phong toả phường 30.000 dân, đảm bảo hàng hoá thiết yếu

THUỲ TRANG |

Từ ngày 30.7, Đà Nẵng đã phong toả phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà với khoảng 30.000 nhân khẩu. Nhân viên y tế được huy động lấy mẫu xét nghiệm, Tổ COVID cộng đồng và các hội, đoàn thể của phường đang vận động nhu yếu phẩm để gửi tặng từng hộ gia đình trong khu cách ly y tế.

Đà Nẵng thực hiện phòng chống dịch mạnh hơn Chỉ thị 16 từ 18h ngày 31.7

Thanh Chung |

Từ 18h ngày 31.7, Đà Nẵng sẽ thực hiện các biện pháp mạnh hơn, cao hơn các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính, vận dụng các quy định pháp luật để áp dụng các biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và một số hoạt động trong thời gian nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Đà Nẵng có thể thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà ở 2 quận huyện

THUỲ TRANG |

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.Đà Nẵng vừa có xây dựng phương án cách ly y tế tại nhà đối với người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 (F1) tại huyện Hoà Vang và quận Ngũ Hành Sơn.