HÀNG NGHÌN GIÁO VIÊN HỢP ĐỒNG CÓ NGUY CƠ MẤT VIỆC:

Giải quyết phải thấu tình, đạt lý

ĐỨC THÀNH |

Tình trạng giáo viên hợp đồng lâu năm trên địa bàn Hà Nội đứng trước nguy cơ mất việc khi phải thi viên chức mà không được hưởng bất kỳ ưu tiên gì khiến nhiều người băn khoăn cho rằng cách xử lý như vậy dù không sai nhưng thiếu nhân văn.

Trong khi đó, Bộ Chính trị cho phép được tuyển đặc cách những giáo viên được ký hợp đồng trước ngày 31.12.2015, có ý kiến cho rằng điều này như một “phao cứu sinh” đối với các thầy cô lại không được các địa phương áp dụng.

Bộ Chính trị cho phép tuyển đặc cách

Điển hình tại Hà Nội, gần 3.000 giáo viên đang vô cùng thất vọng bởi không một ai đủ điều kiện để xét tuyển đặc cách, không qua thi tuyển theo các tiêu chí và quy định hiện hành. Nhiều thầy cô, dù có hàng chục năm cống hiến cho ngành giáo dục, nhiều năm là giáo viên dạy giỏi, từng được nhận kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục… cũng không có bất kỳ cơ chế nào cho phép hưởng ưu tiên. Cách áp dụng quy định cứng nhắc khiến nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) từng lên tiếng đề nghị các địa phương xem xét giải quyết sao cho hợp tình hợp lý.

Gần đây nhất, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, trước tình hình biên chế, ký hợp đồng chuyên môn chưa đúng quy định pháp luật ở các đơn vị sự nghiệp công lập, kể cả cơ quan hành chính đặc biệt đối với giáo viên, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã báo cáo với Bộ Chính trị. Và Bộ Chính trị đã có văn bản 9028, Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo vấn đề này. Theo đó, những giáo viên có hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp, các trường chưa tự chủ và còn chỉ tiêu biên chế đã ký hợp đồng lao động từ ngày 31.12.2015 trở về trước, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì xem xét, giao cho chủ tịch tỉnh rà soát lại theo tiêu chuẩn quy định của GDĐT về tiêu chuẩn chức danh, định mức biên chế để xem xét tuyển vào.

Trên tinh thần chỉ đạo của Trung ương như vậy, đáng lẽ các địa phương nên cân nhắc để giải quyết hàng nghìn trường hợp giáo viên hợp đồng theo hướng có lý, có tình. Tuy nhiên, cách làm “đổ đồng” của nhiều địa phương, điển hình là Hà Nội đã khiến tâm lý giáo viên hợp đồng hoang mang, phản ứng mạnh mẽ và dư luận đa phần cũng không hoàn toàn đồng tình.

Không nên đẩy thiệt thòi về phía thầy cô giáo

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc không xem xét tới công lao cống hiến, thành tích và thâm niên công tác của các thầy cô “là sự không công bằng, càng không nhân văn đối với những người đã dành tuổi thanh xuân gắn bó với nghề giáo”.

Gần 3.000 giáo viên ở Sóc Sơn - Hà Nội quá sốc và thất vọng khi lãnh đạo huyện thông báo không tuyển đặc cách tại cuộc họp hồi đầu tháng 7.2019. Ảnh: D.T
Gần 3.000 giáo viên ở Sóc Sơn - Hà Nội quá sốc và thất vọng khi lãnh đạo huyện thông báo không tuyển đặc cách tại cuộc họp hồi đầu tháng 7.2019. Ảnh: D.T
Bà Hoa nói nhận định việc hàng nghìn giáo viên hợp đồng lâu năm với tâm lý lo lắng vì sắp mất việc ngay những ngày đầu của năm học mới là một sự việc nghiêm trọng và không chỉ xảy ra ở Hà Nội trong năm học này mà sẽ còn diễn ra ở nhiều địa phương khác. Trong khi đó, Bộ Nội vụ khẳng định, việc quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của UBND thành phố Hà Nội nhưng đáng tiếc là lời hứa đã không được thực hiện bởi những điều kiện cụ thể được đặt ra hầu như không có tính khả thi. “Ở đây có vấn đề trách nhiệm của các nhà quản lý, không thể cho là vô can. Cũng không nên đẩy hết phần thiệt thòi về phía các thầy cô giáo” - bà Hoa nhận định.

Theo bà Hoa, cần có cách giải quyết thấu tình đạt lý hơn để giúp các thầy cô tiếp tục được cống hiến cho ngành giáo dục. “Nên xây dựng chính sách đặc thù cho từng nhóm đối tượng. Ví dụ như với giáo viên đã công tác trên 15 năm, có nhiều thành tích thì nên xét đặc cách. Đối với số giáo viên trẻ hơn nếu vẫn phải thi tuyển thì cũng nên có những ưu tiên nhất định như cộng điểm thâm niên, miễn môn thi Ngoại ngữ, Tin học… Ngay cả với những giáo viên không được tiếp tục tuyển dụng vẫn cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các thầy cô.

Về lâu dài, cần tính tới dặc thù nghề giáo khi sửa Luật Viên chức, nên giao trách nhiệm cho ngành Giáo dục trong việc quản lý, tuyển dụng, sử dụng giáo viên để bảo đảm chất lượng đội ngũ phù hợp yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong những năm tới” - bà Hoa nói.

ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Ngậm ngùi rời bục giảng, giáo viên hợp đồng đi làm thợ hàn, bán hàng online

Đặng Chung |

Những giáo viên gắn bó cả tuổi thanh xuân với nghề giáo, bây giờ bị mất việc ở tuổi 40. Rời bục giảng, thầy cô đi làm thuê, làm mướn để nuôi mình, nuôi hy vọng tiếp tục được đứng trên bục giảng.

Cơ hội nào cho những giáo viên hợp đồng xét tuyển vào biên chế?

T.Linh |

Thời gian qua, câu chuyện hàng nghìn giáo viên hợp đồng có nguy cơ mất việc đã khiến nhiều địa phương "đau đầu" nhưng chưa tìm ra hướng giải quyết phù hợp. 

Hàng nghìn giáo viên hợp đồng chưa thi đã biết trượt

Duy Thiên |

Gần 3.000 giáo viên hợp đồng lâu năm của Hà Nội đang đứng trước nguy cơ mất việc rất rõ ràng bởi không một ai đủ điều kiện xét tuyển đặc biệt. Tức là họ sẽ phải tham gia kỳ thi tuyển viên chức giáo dục năm 2019 với các điều kiện không có bất cứ sự ưu tiên nào.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ngậm ngùi rời bục giảng, giáo viên hợp đồng đi làm thợ hàn, bán hàng online

Đặng Chung |

Những giáo viên gắn bó cả tuổi thanh xuân với nghề giáo, bây giờ bị mất việc ở tuổi 40. Rời bục giảng, thầy cô đi làm thuê, làm mướn để nuôi mình, nuôi hy vọng tiếp tục được đứng trên bục giảng.

Cơ hội nào cho những giáo viên hợp đồng xét tuyển vào biên chế?

T.Linh |

Thời gian qua, câu chuyện hàng nghìn giáo viên hợp đồng có nguy cơ mất việc đã khiến nhiều địa phương "đau đầu" nhưng chưa tìm ra hướng giải quyết phù hợp. 

Hàng nghìn giáo viên hợp đồng chưa thi đã biết trượt

Duy Thiên |

Gần 3.000 giáo viên hợp đồng lâu năm của Hà Nội đang đứng trước nguy cơ mất việc rất rõ ràng bởi không một ai đủ điều kiện xét tuyển đặc biệt. Tức là họ sẽ phải tham gia kỳ thi tuyển viên chức giáo dục năm 2019 với các điều kiện không có bất cứ sự ưu tiên nào.