Giải pháp để đường sắt không tụt hậu

Đặng Tiến |

Đường sắt Việt Nam được xây dựng cách đây 140 năm, với “thân thể già nua” cả về khoa học kỹ thuật lạc hậu lẫn tài sản hữu hình, trong khi nguồn vốn cải tạo, duy tu cũng khá hạn hẹp đã đẩy ngành ngày càng yếu thế về thị phần hành khách và hàng hóa so với đường bộ, hàng không.

Ngành đường sắt đang bị lãng quên

Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) - ông Vũ Anh Minh, đường sắt nước ta được xây dựng 140 năm, hạ tầng cũ kỹ, lạc hậu, lại không được cải tạo, nâng cấp nhiều mà chỉ duy tu trong khi nguồn vốn cho công tác này cũng khá hạn hẹp. Trong khi đó, dọc tuyến đường sắt Bắc-Nam có hàng nghìn đường cong bán kính dưới 300m, không đồng đều tải trọng, trên 14.000 vị trí bị xâm phạm an toàn giao thông, đường sắt đầu tư thay thế hạ tầng cũ chứ không tạo dòng sản phẩm mới nên khó tạo động lực phát triển.

Chưa kể, công nghệ các nước phát triển đã dùng điện khí hóa, đệm từ thậm chí là đường ống trong khi đường sắt nước ta vẫn chạy đường đơn với nền tảng công nghệ diesel dẫn đến khả năng luân chuyển hàng hóa thấp, năng lực tàu thông qua chỉ được 21 đôi tàu/ngày đêm nên không đáp ứng được sự phát triển của kinh tế xã hội và đáp ứng nhu cầu luân chuyển hàng hóa và hành khách. Với các phương thức khác, áp lực của phương tiện sẽ tạo động lực phát triển để cải thiện hạ tầng, còn đường sắt không có chủ thể nào gây áp lực nên sẽ khó cải thiện hạ tầng và phải trông chờ vào nguồn lực đầu tư lớn của Nhà nước trong một thời gian dài. Đường sắt ít tạo ra giá trị thặng dư cho địa phương nên chưa được quan tâm đầu tư. Vì thế, cần có sự thay đổi về nhận thức xã hội và tư duy.

Ông Phan Lê Bình Trường Đại học Việt Nhật (VJU), Chuyên gia JICA cho biết: Kể từ khi đất nước đổi mới, trong 30-40 năm qua, quan tâm đầu tư của đất nước với đường sắt chưa tạo sự thay đổi cách mạng nên trong quan hệ so sánh với các phương thức khác thì ngành này tụt hậu xa, khó thu hút người dân sử dụng.

Chia sẻ những khó khăn của đường sắt, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) - ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, so với đường bộ, hàng không, ngành đường sắt chậm phát triển bởi tư duy, nhận thức chưa có sự thay đổi và chưa được sự quan tâm của các bộ, ngành. Nếu không có sự can thiệp của Chính phủ vào hạ tầng thì đường sắt sẽ rất khó phát triển và không thể tận dụng được thế mạnh vận tải. Do đó, cần phải xác định rõ trách nhiệm Nhà nước và doanh nghiệp, Nhà nước giao đường sắt khai thác, quản lý hạ tầng phải đảm bảo an toàn, ngành Đường sắt khai thác sử dụng hàng hóa và vận tải. Vấn đề này hiện chưa rõ nên ngành này hiện nay gánh toàn bộ, trong khi nguồn lực đầu tư không cao. Cần phải phân định rõ từng lĩnh vực, vị trí vai trò và trách nhiệm của Nhà nước trong việc đầu tư hạ tầng chứ không chỉ cải tạo, duy tu như hiện nay.

Cần gỡ khó về cơ chế, chính sách

Theo các chuyên gia, đường sắt là ngành vận tải xương sống của đất nước do đó cần được đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhưng với nước ta còn khó khăn và hạn chế, mà khó khăn ở đây chính là cơ chế.

Theo ông Vũ Anh Minh, tiền có thể hữu hạn nhưng cơ chế không hữu hạn. Trong khi các loại hình vận tải hàng không, hàng hải được giao tài sản hạ tầng cho doanh nghiệp để khai thác, kinh doanh, tuy nhiên với đường sắt, đơn vị chỉ thay mặt Nhà nước để quản lý tài sản, rất khác với việc tài sản được quản lý và đầu tư vì về nguyên tắc đơn vị nào sở hữu tài sản thì đơn vị đó đầu tư.

Cũng theo ông Minh, lĩnh vực nào chưa phát triển và hấp dẫn cần có bàn tay can thiệp của Nhà nước để thu hút nguồn lực đầu tư. Khi các phương thức vận tải đã hấp dẫn, thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia thì nên giảm vốn Nhà nước và xã hội hóa, điều này sẽ lan tỏa đầu tư.

Đại diện VNR cho rằng, trong 30 năm đổi mới, chúng ta tập trung cho hàng không, đường bộ, hàng hải để giải quyết các nút thắt về kinh tế xã hội. Chính phủ phải tính tới thiên chức từng lĩnh vực giao thông, với vận tải đường sắt là vận tải hàng hóa khối lượng lớn, hành khách tuyến dài. Từ đó, quy hoạch thiết kế các mạng lưới lĩnh vực giao thông phù hợp dẫn đến có sự cạnh tranh. Cơ chế ở đây là phân phối nguồn lực cho 5 phương thức giao thông, quy hoạch đường sắt đã có nhưng giao vốn, phân bổ và cân đối nguồn vốn cho các loại hình vận tải thì đường sắt lại là thế yếu. Do đó, ngành vẫn mắc kẹt ở khâu tổ chức thực hiện.

Theo ông Lê Hồng - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, giai đoạn 2015-2020, nguồn vốn đầu tư 5 lĩnh vực giao thông thì đường sắt chỉ được 4% để thấy rằng Chính phủ chưa quyết liệt đầu tư cho đường sắt dù hằng năm vẫn báo cáo Quốc hội chính sách thực hiện pháp luật đường sắt và đầu tư cho ngành này. Những năm vừa qua, đầu tư cho ngành này ít và vừa qua mới có gói 7.000 tỉ đồng cho dự án cải tạo, nâng cấp một số vị trí trên tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang triển khai thi công. Trong thời gian tới, Chính phủ cần quyết liệt hơn, vấn đề nào vướng mắc cần giải quyết dứt điểm từ vận tải đường bộ hay hàng không chuyển hướng sang đường sắt để khối lượng vận tải ngành này sẽ nâng lên. Mặt khác, muốn tạo cú hích để doanh nghiệp “rót vốn” đầu tư đường sắt cần cụ thể hóa các ưu đãi về đầu tư mới có thể kết nối được đường sắt với các khu công nghiệp, cảng biển, kết nối đường bộ, đường sắt đô thị và giá trị thương mại từ các nhà ga để đồng loạt nâng chất lượng hạ tầng, chất lượng phương tiện và chất lượng dịch vụ.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Đường sắt đánh thức thế mạnh vận tải siêu trường, siêu trọng

Đặng Tiến |

Đường sắt Việt Nam được ví như “người khổng lồ” trong lĩnh vực vận tải đang ngủ quên. Với Quy hoạch đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngành đường sắt đang kỳ vọng tìm lại những lợi thế vận tải siêu trường, siêu trọng bị lãng quên nhiều năm trong cuộc cạnh tranh với đường không, đường bộ.

Dự án Đường sắt cao tốc 10 tỉ USD nối TPHCM - Cần Thơ: Cần cân nhắc kỹ về phương án tài chính

MINH QUÂN |

Tuyến đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ được thực hiện sẽ kết nối trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam với thủ phủ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, rút ngắn thời gian di chuyển xuống còn 45 phút. Dù ủng hộ việc khẩn trương xây dựng tuyến đường sắt nối TPHCM với Đồng bằng sông Cửu Long để giảm tải cho đường bộ, song các chuyên gia cũng lưu ý về “bài toán vốn”.

Khởi công công trình công đoàn nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất

L.Nguyên |

Ngày 18.3, Công đoàn Đường sắt Việt Nam cho biết được sự nhất trí, thống nhất của Đảng uỷ và Ban Giám đốc Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa, Công đoàn Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hoá đã đảm nhận công trình Công đoàn cải tạo nâng cấp các công trình thiết yếu tuyến đường sắt Thống nhất từ Km 207+000 đến Km 228+950.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Đường sắt đánh thức thế mạnh vận tải siêu trường, siêu trọng

Đặng Tiến |

Đường sắt Việt Nam được ví như “người khổng lồ” trong lĩnh vực vận tải đang ngủ quên. Với Quy hoạch đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngành đường sắt đang kỳ vọng tìm lại những lợi thế vận tải siêu trường, siêu trọng bị lãng quên nhiều năm trong cuộc cạnh tranh với đường không, đường bộ.

Dự án Đường sắt cao tốc 10 tỉ USD nối TPHCM - Cần Thơ: Cần cân nhắc kỹ về phương án tài chính

MINH QUÂN |

Tuyến đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ được thực hiện sẽ kết nối trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam với thủ phủ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, rút ngắn thời gian di chuyển xuống còn 45 phút. Dù ủng hộ việc khẩn trương xây dựng tuyến đường sắt nối TPHCM với Đồng bằng sông Cửu Long để giảm tải cho đường bộ, song các chuyên gia cũng lưu ý về “bài toán vốn”.

Khởi công công trình công đoàn nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất

L.Nguyên |

Ngày 18.3, Công đoàn Đường sắt Việt Nam cho biết được sự nhất trí, thống nhất của Đảng uỷ và Ban Giám đốc Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa, Công đoàn Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hoá đã đảm nhận công trình Công đoàn cải tạo nâng cấp các công trình thiết yếu tuyến đường sắt Thống nhất từ Km 207+000 đến Km 228+950.