Giải pháp dài hạn đảm bảo nguồn cung ứng thuốc chữa bệnh

Hà Lê |

Nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập ở trung ương, địa phương vẫn còn tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế, ảnh hưởng đến quyền lợi khám chữa bệnh của người dân.

Người bệnh khó tiếp cận thuốc điều trị

Sau hơn 5 năm triển khai, Luật Dược số 105/2016/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 06.4.2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01.7.2017 đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý nhà nước về dược, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong việc sử dụng thuốc có chất lượng, hợp lý và an toàn; bước đầu tạo điều kiện cho ngành Dược Việt Nam phát triển và hội nhập với khu vực và thế giới.

Tại hội nghị tổng kết 5 năm thi hành luật Dược do Bộ Y tế vừa diễn ra trung tuần tháng 9.2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, sau 5 năm triển khai Luật Dược, đặc biệt là trong giai đoạn chống dịch, một số nội dung đã không còn phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, có nhiều thủ tục hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm chậm tiếp cận thuốc của người dân, thậm chí có nơi phát sinh thiếu thuốc trong công tác khám chữa bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Luật Dược năm 2016 đang có nhiều khoảng trống, nhiều nội dung cần được xem xét đánh giá tổng thể, từ đó đề xuất xây dựng sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Dược.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các vụ, cục, các cơ sở y tế… với những bằng chứng khoa học và thực tiễn, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu Ban soạn thảo cần cân nhắc đề xuất nội dung nào cần sửa đổi bổ sung thì phải bổ sung khẩn cấp, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc cung ứng thuốc, bảo đảm thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân; nội dung nào cần sửa đổi, bổ sung nhưng cần phải có thời gian nghiên cứu, đánh giá, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế… thì cơ quan, tổ chức cần đánh giá và nêu rõ đề xuất cụ thể.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng lấy ví dụ, với nội dung về gia hạn tự động giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, chúng ta cần phải làm ngay do có hơn 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2022. Nếu không sẽ thiếu thuốc trong thời gian tới

Rút gọn việc bãi bỏ thủ tục gia hạn Giấy đăng ký lưu hành

Ngoài việc sửa đổi Luật Dược theo trình tự rút gọn về nội dung bãi bỏ thủ tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành, Bộ Y tế cần khẩn trương hoàn thiện các thủ tục báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho phép kéo dài hiệu lực quy định tại khoản 3.8 Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH ngày 30/12/2021 của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực đến khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dược có hiệu lực.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, để người dân có thể tiếp cận nhanh nhất đối với thuốc điều trị bệnh, Bộ Y tế đã đề xuất thừa nhận kết quả thẩm định hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ lâm sàng trong hồ sơ đăng ký thuốc và giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) của cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm đối với các thuốc mới sử dụng trong phòng chống dịch được cấp phép lưu hành tại các nước có cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA) hoặc cơ quan quản lý dược Châu Âu (EMA).

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có sự rà soát, sửa đổi các mức thu phí trong lĩnh vực dược phẩm theo hướng tăng phí một cách hợp lý và hài hòa. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, để người dân có thể tiếp cận nhanh nhất đối với thuốc điều trị bệnh, Bộ Y tế đã đề xuất thừa nhận kết quả thẩm định hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ lâm sàng trong hồ sơ đăng ký thuốc và giấy chứng nhận GMP của cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm đối với các thuốc mới sử dụng trong phòng chống dịch được cấp phép lưu hành tại các nước SRA hoặc EMA. Bộ Y tế cũng đã đề xuất các thuốc mới sản xuất trong nước có cùng hoạt chất, dạng bào chế, đường dùng với thuốc được cấp phép tại nước SRA, có thể được miễn hồ sơ lâm sàng vì hồ sơ lâm sàng của các thuốc này đã được cơ quan quản lý dược SRA thẩm định, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả.

Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia - Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các Bệnh viện trực thuộc Bộ về việc chủ động mua sắm các thuốc thuộc danh mục áp dụng hình thức đàm phán giá tại Thông tư 15/2020/TT-BYT. Theo quy định của Thông tư 15/2020/TT-BYT ngày 10/8/2020 của Bộ Y tế, Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia đã tiến hành tổng hợp, rà soát nhu cầu, trình thẩm định và được Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá năm 2021, bao gồm 69 thuốc biệt dược gốc tại Quyết định số 4250/QĐ-BYT ngày 04.9.2021.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Thứ trưởng Bộ Y tế: Có tâm lý e dè dẫn tới thiếu thuốc, trang thiết bị y tế

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, có rất nhiều nguyên nhân của việc thiếu thuốc, trang thiết bị y tế như sau dịch COVID-19, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng vọt, ngoài ra, có tâm lý e dè của một số đơn vị, người đứng đầu đơn vị trong việc mua sắm; một số đơn vị của Bộ Y tế vừa qua quá tập trung vào công tác phòng chống dịch.

Sửa Luật Dược để giải quyết tình trạng thiếu thuốc

Thuỳ Linh |

* 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sẽ hết hạn vào ngày 31.12.2022.

Luật Dược số 105/2016/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 6.4.2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2017. Sau hơn 5 năm đi vào thực tiễn, quá trình triển khai Luật Dược, đặc biệt trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua cho thấy một số quy định còn gây cản trở, khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dược cũng như ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng thuốc cho nhân dân.

Thiếu thuốc tê, BV Răng Hàm Mặt TW Hà Nội phải xoay sở ra sao?

Thùy Linh |

Liên quan đến tình trạng thiếu thuốc tê tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, lãnh đạo bệnh viện cho hay đơn vị này đã chủ động, linh hoạt liên hệ với các nhà cung ứng thuốc tê khác cung cấp thuốc tê nồng độ Lidocain 2% và Articaine 4% để sử dụng xen kẽ các loại. Giá thuốc này đắt hơn thuốc tê hiện tại đang dùng.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Có tâm lý e dè dẫn tới thiếu thuốc, trang thiết bị y tế

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, có rất nhiều nguyên nhân của việc thiếu thuốc, trang thiết bị y tế như sau dịch COVID-19, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng vọt, ngoài ra, có tâm lý e dè của một số đơn vị, người đứng đầu đơn vị trong việc mua sắm; một số đơn vị của Bộ Y tế vừa qua quá tập trung vào công tác phòng chống dịch.

Sửa Luật Dược để giải quyết tình trạng thiếu thuốc

Thuỳ Linh |

* 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sẽ hết hạn vào ngày 31.12.2022.

Luật Dược số 105/2016/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 6.4.2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2017. Sau hơn 5 năm đi vào thực tiễn, quá trình triển khai Luật Dược, đặc biệt trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua cho thấy một số quy định còn gây cản trở, khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dược cũng như ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng thuốc cho nhân dân.

Thiếu thuốc tê, BV Răng Hàm Mặt TW Hà Nội phải xoay sở ra sao?

Thùy Linh |

Liên quan đến tình trạng thiếu thuốc tê tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, lãnh đạo bệnh viện cho hay đơn vị này đã chủ động, linh hoạt liên hệ với các nhà cung ứng thuốc tê khác cung cấp thuốc tê nồng độ Lidocain 2% và Articaine 4% để sử dụng xen kẽ các loại. Giá thuốc này đắt hơn thuốc tê hiện tại đang dùng.