Giải ngân gói phục hồi kinh tế: Cần cơ chế lựa chọn để không cào bằng

ĐÌNH TRƯỜNG |

Các ý kiến góp ý về gói phục hồi kinh tế quy mô 350.000 tỉ đồng trong thời gian tới cần tập trung vào hiệu quả giải ngân. Theo đó, chương trình hỗ trợ cần giải ngân có trọng tâm, trọng điểm, tránh việc cào bằng, tiêu cực, lợi ích nhóm.

Giải ngân 42% trong năm 2022

Mới đây, liên quan đến nguồn vốn của gói phục hồi kinh tế, để đảm bảo nguồn vốn triển khai, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ thực hiện nghiêm túc và đầy đủ việc triển khai tiết kiệm các khoản chi từ ngân sách nhà nước, phấn đấu tăng thu và thông qua đẩy mạnh lộ trình cải cách thuế, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước... Sau đó, nguồn vốn mới đến từ huy động từ trái phiếu Chính phủ trong nước, vay ODA và từ các tay tài trợ nước ngoài.

“Việc đề xuất quy mô tổng thể và phương thức, lộ trình huy động, giải ngân các nguồn vốn cho từng năm đã được Chính phủ tính toán trên quan điểm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và cơ bản đáp ứng được yêu cầu” - ông Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, năm 2022 sẽ thực hiện và giải ngân khoảng 42% tổng số vốn của chương trình, phần còn lại sẽ thực hiện và giải ngân trong năm 2023.

Về kiểm soát rủi ro và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, bộ trưởng nêu rõ, do quy mô của chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi là khá lớn, bên cạnh đánh giá tác động của chính sách thì Chính phủ đã nhận diện và chuẩn bị các giải pháp để kiểm soát rủi ro có thể xảy ra, nhất là về áp lực lạm phát gia tăng trong năm 2022 và 2023.

“Trong quá trình thực hiện thì Chính phủ sẽ theo dõi chặt chẽ, thường xuyên diễn biến tình hình giá cả trong nước và thế giới để kịp thời có phản ứng, chính sách phù hợp để kiểm soát lạm phát, để nâng cao tính công khai, minh bạch và chống tiêu cực, tham nhũng, xin cho, lợi ích nhóm, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thanh tra, nhất là trước và trong quá trình xây dựng công trình” - ông Dũng cho biết.

Ngoài ra, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán nhà nước và yêu cầu các cơ quan liên quan tham gia vào cuộc ngay từ đầu việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù, nhất là các cơ chế chỉ định thầu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để bảo đảm năng suất, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý.

Giải ngân có trọng tâm, trọng điểm 

Liên quan đến vấn đề nguồn vốn huy động cho gói phục hồi, tại một diễn đàn kinh tế cuối năm 2021, TS Trương Văn Phước - nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia - cho rằng, nên ưu tiên việc huy động vốn thị trường trong nước. Với xu hướng lãi suất quốc tế đang tăng dần, nên việc vay nợ nước ngoài chưa thật phù hợp thì nguồn tài chính chủ yếu là vay nợ trong nước.

Nói về sự cần thiết của gói phục hồi kinh tế, ông Trương Văn Phước phân tích: "Việt Nam cần có một số gói hỗ trợ tài chính đủ lớn, đủ rộng và dài để giúp doanh nghiệp và người dân trong nhiều địa bàn và lĩnh vực có thể phục hồi được cả thể chất, tinh thần và năng lực kinh doanh sau cơn "bạo bệnh" và không loại trừ khả năng có thêm những đợt bùng phát mới có thể còn khốc liệt hơn".

Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực phân tích, bối cảnh hiện nay đã rất khác so với giai đoạn trước, các chương trình phục hồi, gói hỗ trợ đều có trọng tâm, trọng điểm và hết sức cụ thể. Đồng thời, những dự báo về tác động của gói phục hồi kinh tế cũng đã rõ ràng. Do đó, với năng lực của nền kinh tế hiện nay, khả năng hấp thụ khoảng 300.000 tỉ đồng của gói phục hồi được Chính phủ đưa ra trong hai năm không phải là nhiều.

Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Lã Thanh Tân (TP.Hải Phòng) cho rằng với mục tiêu khôi phục chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, việc triển khai hỗ trợ của chương trình phục hồi kinh tế cần có sự khác biệt với các hỗ trợ hiện có. Theo đó, đại biểu này đề xuất giải pháp Chính phủ lựa chọn tập trung nguồn lực cho những doanh nghiệp có đủ sức khỏe, có khả năng làm ra nhiều sản phẩm hoặc tạo ra nhiều việc làm mong muốn cho xã hội trong thời gian nhanh nhất.

Ông Tân cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp có sức khỏe tốt nhất không có nghĩa là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất hay to nhất mà có thể là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, miễn là doanh nghiệp có các chỉ số sức khỏe lành mạnh. Ông kiến nghị các chỉ số sức khỏe này cần được Chính phủ nhanh chóng công bố và đưa ra công khai kèm theo các thủ tục xác định hỗ trợ rõ ràng, minh bạch và nhanh gọn.

Trước đó, ngày 4.1, tại kỳ họp Quốc hội bất thường, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng đã trình bày tờ trình về dự thảo nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình này có quy mô khoảng 350.000 tỉ đồng, gồm gói hỗ trợ tài khóa khoảng 291.000 tỉ đồng, hỗ trợ tiền tệ khoảng 46.000 tỉ đồng, hỗ trợ qua các quỹ khác 10.000 tỉ đồng và một số khoản khác.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Quốc hội đề xuất ưu tiên làm cao tốc qua địa phương trong gói phục hồi kinh tế

Vương Trần |

Thảo luận trước Quốc hội về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sáng nay (7.1), nhiều đại biểu Quốc hội tại các địa phương nêu ý kiến đề xuất ưu tiên sử dụng gói cơ sở hạ tầng để xây dựng cao tốc qua các địa phương.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất ưu tiên làm cao tốc qua địa phương trong gói phục hồi kinh tế

Vương Trần |

Thảo luận trước Quốc hội về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sáng nay (7.1), nhiều đại biểu Quốc hội tại các địa phương nêu ý kiến đề xuất ưu tiên sử dụng gói cơ sở hạ tầng để xây dựng cao tốc qua các địa phương.