Giải mã câu hỏi “Học toán để làm gì?”

Anh Nhàn |

Mới đây, nhiều học giả toán học hàng đầu đã có một tọa đàm bàn tròn xoay quanh câu hỏi “Học toán để làm gì?”. Mỗi người đều có một đáp số riêng nhưng tựu trung lại, học toán là một nhu cầu của con người được tiếp cận văn minh, khám phá thế giới, rèn luyện tư duy sáng tạo.

Toán học như một "con bạch tuộc" chạm vào mọi lĩnh vực cuộc sống, nếu học sinh có khả năng nên học toán vì đây sẽ là nền tảng của mọi môn khoa học khác và những người giỏi toán sẽ dễ dàng có một công ăn việc làm ổn định trong tương lai.

Dạy toán gắn chặt với thực tế

Lý giải có cho việc câu hỏi “Học toán để làm gì?”, GS Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện toán học Việt Nam, giải thích: “Với quan điểm cá nhân tôi, học là một nhu cầu của con người được khám phá thế giới. Với bất cứ một môn học nào nói chung và toán nói riêng, câu hỏi "học toán để làm gì?" với ý thực dụng sẽ giết chết sự ham học.

Thế giới không chia rành mạch các lĩnh vực toán học, lịch sử, văn học mà nó là khối tổng hòa chung. Con người phân chia các lĩnh vực để lĩnh hội các kiến thức đó, mà toán là một công cụ cần thiết để hiểu biết chúng”.

GS Khoái cũng chia sẻ thêm, nhiều người đang nhầm lẫn khái niệm về học sinh giỏi toán. “Giải bài tập giỏi, đạt điểm cao môn toán chưa chắc là học sinh giỏi toán. Người giỏi toán là người hiểu được bản chất, chứ không phải chỉ biết các mẹo giải toán để giải ra đáp án nhanh và đạt điểm số cao" – ông Khoái nói.

Ông Khoái kể lại câu chuyện của cuộc đời mình, thời còn trẻ ông thích học văn, sử hơn là học toán bởi các môn học này thú vị, hấp dẫn hơn. Song sau đó ông lại chọn toán, bởi toán học chính là tận cùng của sự đơn giản, mà đơn giản sẽ đem đến hạnh phúc.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, người sáng lập ĐH trực tuyến FUBiX, thì nói: “Người học toán sẽ có lợi thế hơn người không học toán trong việc đàm phán, mặc cả. Không chỉ dân chuyên toán mà chỉ cần người giỏi toán chút thôi đã có được khả năng này”.

Viện dẫn câu chuyện của bản thân, TS Nguyễn Khắc Minh, Phó Tổng biên tập Thường trực tạp chí Pi cho biết, học toán trở thành một nhu cầu cho xã hội chứ không phải học để làm gì. “Một người bạn của tôi làm thẩm phán có lần hỏi thầy tôi rằng, học luật thì có cần giỏi toán hay không? Lập tức thầy đã trả lời, suốt những năm tháng phổ thông em học chứng minh tam giác này bằng tam giác kia một cách kĩ càng là để em biết được rằng, trước khi kết luận một vấn đề phải hiểu rõ bản chất của vấn đề. Việc hình thành tư duy như vậy đã giúp cho em trong công việc sau này và học toán trở thành một nhu cầu của con người trong xã hội” – ông Minh nói.

Giỏi toán sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai

Tuy vậy, theo ông Minh, việc thi cử đặt nặng khiến nhiều học sinh ngán học toán và có tâm lý học toán để đối phó. “Sau mỗi kỳ thi với lượng kiến thức khổng lồ, ai cũng thấy sợ môn toán chứ không ham tìm hiểu môn học này vì cảm giác đã quá mệt mỏi. Phải làm sao để xóa được trong ý thức mỗi người tâm lý học chỉ để vượt qua kỳ thi” – ông Minh cho biết.

Để giúp học sinh ham thích học toán, GS Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm về khoa học dữ liệu (Viện Nghiên cứu cao cấp về toán), đề xuất: “Cần dạy toán đơn giản, tìm cách để nó gắn chặt với thực tế, sử dụng nó thuần thục "như người nông dân dùng cái cày bừa". Với cách học hiện nay, học sinh chỉ biết về mẹo để giải toán nhanh chứ không hiểu sâu bản chất. Tôi mong muốn sẽ có nhiều phương pháp học toán tiếp cận dễ dàng hơn và khiến các em học sinh ham thích học toán hơn”.

Cùng với đó, nhiều chuyên gia toán học hàng đầu đưa ra số liệu việc làm về nhân lực ngành toán. Hiện nhân lực về khoa học dữ liệu được đào tạo ở Việt Nam còn hạn chế (ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội chỉ 40 người, ĐH Công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TP HCM 50 người, ĐH Bách khoa Hà Nội 15 người). Trong khi đó, Hàn Quốc có chiến lược để 5 năm tới có 5.000 người được đào tạo về lĩnh vực này.

Đồng thời, nhiều chuyên gia cũng khẳng định, khối lượng công việc trong tương lai liên quan đến toán rất lớn. "Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo chính là con đường phát triển. Nếu vừa có khả năng dùng toán vừa biết công nghệ thông tin, tức có khả năng phân tích dữ liệu thì đó chính là công việc của tương lai".

Theo GS Nguyễn Hùng Sơn, Viện Tin học (khoa Toán-tin-cơ, ĐH Warsza, Ba Lan), trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu không chỉ trang bị kiến thức một ngành mà đa ngành. Muốn làm tốt công việc này phải có kiến thức tốt về tin học, toán học và thậm chí biết cả vật lý và hóa học.

Đồng quan điểm trên, GS Hồ Tú Bảo chia sẻ thêm về cách ứng dụng toán vào thực tế cuộc sống: “Thời của tôi học giỏi toán nếu muốn theo ngành chỉ có thể học ngành sư phạm chứ không đa ngành đào tạo chuyên sâu về toán như bây giờ. Ở thời buổi hiện đại không cần phải quá giỏi toán, chỉ cần hiểu khái niệm và biết dùng thôi, vì có rất nhiều công cụ hỗ trợ. Và tôi khẳng định là học toán sẽ mở ra rất nhiều cơ hội về công ăn việc làm trong tương lai”.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Longform: Những sự kiện giáo dục nổi bật năm 2018

Văn Thắng - Nguyễn Hà - Đặng Chung |

Năm 2018 chứng kiến hàng loạt sự kiện giáo dục đáng chú ý. Hãy cùng Báo Lao Động nhìn lại những sự kiện này trước khi bước sang năm 2019.

Giáo viên băn khoăn về đề thi môn Ngữ văn minh họa THPT quốc gia

QUANG ĐẠI |

Đề minh họa môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2019 hoàn toàn nằm trong chương trình lớp 12, phần “Đọc-hiểu” và “Làm văn” còn gây tranh cãi.

Dư luận phẫn nộ khi nữ SV sư phạm mặc áo dài quần sóc uốn éo, vì sao?

An Bình |

Trước những vụ việc giáo viên cho học sinh tát bạn, giáo viên bị phát hiện sử dụng ma túy... gây bức xúc dư luận, việc hai nữ sinh trường sư phạm mặc áo dài với quần đùi mới đây tiếp tục khiến nhiều người bức xúc và lo lắng về vấn đề đạo đức giáo viên.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Longform: Những sự kiện giáo dục nổi bật năm 2018

Văn Thắng - Nguyễn Hà - Đặng Chung |

Năm 2018 chứng kiến hàng loạt sự kiện giáo dục đáng chú ý. Hãy cùng Báo Lao Động nhìn lại những sự kiện này trước khi bước sang năm 2019.

Giáo viên băn khoăn về đề thi môn Ngữ văn minh họa THPT quốc gia

QUANG ĐẠI |

Đề minh họa môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2019 hoàn toàn nằm trong chương trình lớp 12, phần “Đọc-hiểu” và “Làm văn” còn gây tranh cãi.

Dư luận phẫn nộ khi nữ SV sư phạm mặc áo dài quần sóc uốn éo, vì sao?

An Bình |

Trước những vụ việc giáo viên cho học sinh tát bạn, giáo viên bị phát hiện sử dụng ma túy... gây bức xúc dư luận, việc hai nữ sinh trường sư phạm mặc áo dài với quần đùi mới đây tiếp tục khiến nhiều người bức xúc và lo lắng về vấn đề đạo đức giáo viên.