Gia tăng tỉ lệ người ngộ độc với tác nhân ngày càng phong phú

NGUYỄN LY |

TPHCM - Theo thống kê của Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM), số bệnh nhân ngộ độc mỗi năm tăng theo thời gian với tác nhân ngộ độc ngày càng phong phú.

Tại Hội nghị Quốc tế về Bệnh lý Nhiễm độc sáng 25.2, TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết, các loại ngộ độc cấp thường gặp nhất tại Việt Nam gồm rắn độc cắn, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, ngộ độc thuốc tân dược và ngộ độc thực phẩm.

Bệnh nhân ngộ độc thuốc nam được thăm khám. Ảnh: NGUYỄN LY
Bệnh nhân ngộ độc thuốc nam được thăm khám. Ảnh: NGUYỄN LY

Theo thống kê của Khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy, số bệnh nhận bị rắn độc cắn gia tăng theo thời gian. Trong giai đoạn 2010-2011, khoa ghi nhận số bệnh nhân bị rắn độc cắn dưới 300 người/năm. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2018-2019, con số này tăng lên trên 700 người/năm. Độ tuổi của người bị rắn độc cắn ngày càng cao với tỷ lệ tử vong chung là 0,5%.

Từ những ca bệnh được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, rắn độc cắn người chia làm 8 loài, trong đó 4 loài thường gặp nhất gồm: lục xanh và chàm quạp (60-75%), tiếp theo là hổ mèo và hổ đất (15-20%).

Ngoài ngộ độc rắn cắn, mỗi năm, Khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy, tiếp nhận khoảng 350-550 bệnh nhân bị ngộ độc cấp do thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, số bệnh nhân nam nhiều hơn nữ. Loại gây độc thường gặp nhất là phospho hữu cơ và thuốc diệt cỏ. Nhìn chung, tỉ lệ tử vong do thuốc bảo vệ thực vật giảm theo thời gian.

“Điều đáng buồn là các phương tiện xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán xác định ngộ độc chất còn hạn chế, nhiều khi bác sĩ thường dựa trên lâm sàng hoặc kinh nghiệm của mình để chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị cho bệnh nhân. Dù đã áp dụng nhiều biện pháp cấp cứu hồi sức với những phương tiện đại nhưng vẫn chưa cải thiện. Đặc biệt, là ở nhóm ngộ độc không rõ tác nhân”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Thiên Tạo, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho hay nước ta đã xác định được 240 loài rắn với số lượng tăng lên hằng năm, đặc biệt là các loài rắn độc.

Năm 1980, Việt Nam có 32 loài rắn độc nhưng đến năm 2020, con số này là 54-59 loài. Trong đó, 12 loài chỉ sống ở miền Bắc, 20 loài chỉ sống ở miền Nam và 22 loài được phát hiện ở cả 2 miền. Theo tiến sĩ Tạo, do nhu cầu kinh tế cũng như nhu cầu chơi thú cảnh tăng lên, rắn cũng được vận chuyển và phát hiện ở nhiều vùng khác nhau trên cả nước.

Hiện tại, Việt Nam chỉ chủ động tự sản xuất được huyết thanh kháng nọc rắn lục xanh và hổ đất. Những loại huyết thanh khác cần được nghiên cứu và sản xuất thêm.

NGUYỄN LY
TIN LIÊN QUAN

Khuyến cáo của bác sĩ sau vụ 6 người ngộ độc do ăn nấm rừng

Nguyễn Minh |

Bác sĩ cảnh báo, các loại nấm rừng khó có thể nhận biết có độc hay không, đặc biệt các loại nấm gây ngộ độc còn có mùi và hương vị thơm ngon khiến người dân dễ lầm tưởng là có thể ăn được.

Vụ cả nhà bị ngộ độc, 1 người tử vong ở Hoà Bình: Có thể đã ăn loại nấm độc nhất thế giới

Thùy Linh |

Biểu hiện ngộ độc luôn xuất hiện rất muộn quá 6 giờ sau khi ăn, tức là khi nấm độc đã qua dạ dày xuống sâu tận ruột non và độc tố đang được hấp thu. Khi đó, dù bệnh nhân có nôn, bác sĩ có rửa dạ dày thì cũng không có tác dụng.

Vụ 6 người ngộ độc nấm ở Hòa Bình: 1 nạn nhân tử vong

Khánh Linh |

Hòa Bình - Đã có 1 nạn nhân trong vụ ngộ độc nấm khiến 6 người nhập viện ở Mai Châu tử vong.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Khuyến cáo của bác sĩ sau vụ 6 người ngộ độc do ăn nấm rừng

Nguyễn Minh |

Bác sĩ cảnh báo, các loại nấm rừng khó có thể nhận biết có độc hay không, đặc biệt các loại nấm gây ngộ độc còn có mùi và hương vị thơm ngon khiến người dân dễ lầm tưởng là có thể ăn được.

Vụ cả nhà bị ngộ độc, 1 người tử vong ở Hoà Bình: Có thể đã ăn loại nấm độc nhất thế giới

Thùy Linh |

Biểu hiện ngộ độc luôn xuất hiện rất muộn quá 6 giờ sau khi ăn, tức là khi nấm độc đã qua dạ dày xuống sâu tận ruột non và độc tố đang được hấp thu. Khi đó, dù bệnh nhân có nôn, bác sĩ có rửa dạ dày thì cũng không có tác dụng.

Vụ 6 người ngộ độc nấm ở Hòa Bình: 1 nạn nhân tử vong

Khánh Linh |

Hòa Bình - Đã có 1 nạn nhân trong vụ ngộ độc nấm khiến 6 người nhập viện ở Mai Châu tử vong.