Gia Lai: Xử phạt nghiêm người vi phạm giãn cách, thông tin sai trên mạng

THANH TUẤN |

Thời gian qua, cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đã xử lý nhiều trường hợp thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, đồng thời ra quân xử phạt việc người dân ra đường không đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội. Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh Gia Lai về cơ bản đã được khoanh vùng, kiểm soát.

Nhiều thông tin sai lan truyền trên mạng

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai, đơn vị đã phối hợp với Công an tỉnh xử lý ít nhất 5 trường hợp thông tin sai trên mạng xã hội với số tiền hơn 32 triệu đồng. Trong số những trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính, có người là cán bộ, viên chức có hiểu biết, trình độ. Do nóng vội, thiếu chủ quan, các trường hợp đã đưa các thông tin sai sự thật, không đúng trên mạng xã hội Facebook, Zalo… Nhiều lượt người đọc vào bình luận, chia sẻ tin tức không đúng về dịch COVID-19 đã làm hoang mang trong dư luận.

Vào ngày 2.2, ông H.X.H đã sử dụng tài khoản mạng xã hội Facebook để thông tin các nội dung: “Sao Gia Lai lãnh đạo chống dịch toàn đưa phó và đều là nữ ra trực tiếp chỉ đạo chống dịch vậy nhỉ” và “Gia Lai đang loạn, để lọt nhiều lắm, ít bữa nữa có triệu chứng đi khám mới biết ai dính, lúc đó cả Pleiku dính …” Với thông tin sai sự thật này, ông H đã bị phạt tiền 7,5 triệu đồng.

Chiều ngày 4.2, sau khi nhậu, do say xỉn không làm chủ được bản thân nên anh M.T đã sử dụng tài khoản mạng xã hội Facebook để đăng thông tin nội dung “Xe Đức Đạt Tài Xế Ayunpa Bị COVID Rồi Nha, Anh Em Cẩn Thận…!”. Với việc thông tin không đúng này, anh M.T bị mời lên làm việc và chịu phạt 10 triệu đồng.

Hầu hết các trường hợp vi phạm đều ăn năn, hối lỗi, viết cam kết không được tái phạm. Ngoài ra, cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai còn mời lên làm việc hàng chục trường hợp để nhắc nhở, tuyên truyền việc không đưa thông tin sai lên mạng, gây hậu quả nghiêm trọng.

Xử phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng

Trong khi đó, để thực hiện việc phòng chống dịch hiệu quả, UBND TP.Pleiku đã ra quân xử lý mạnh việc với người dân đi đường không đeo khẩu trang. Các chốt công an, dân quân, bảo vệ khu phố… lập các chốt chặn, kiểm tra việc thực hiện đeo khẩu trang.

Đến nay, riêng việc người dân không đeo khẩu trang đã xử lý 73 trường hợp với số tiền phạt 73 triệu đồng. UBND TP.Pleiku cũng đã lập Đoàn kiểm tra liên ngành về lĩnh vực văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin và truyền thông, phòng chống tệ nạn xã hội thành phố. Hầu hết, các cơ sở đã chấp hành quy định về việc không hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Tính đến chiều ngày 17.2, tỉnh Gia Lai vẫn đang ghi nhận 27 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 12 ca âm tính lần 1 sau thời gian được y, bác sĩ điều trị.

Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh - cho biết, tỉnh vừa chống dịch vừa phải duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định đời sống người dân.

“Nắm chắc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nông sản trong vùng dịch để phối hợp với Sở Công Thương hỗ trợ cho người dân. Các sở ngành phối hợp với người dân, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, lưu thông hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm cho người dân, nhất là việc thu hoạch mía và hoạt động sản xuất của nhà máy đường Ayun Pa”, bà Lịch cho hay.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội xử phạt 7 người đăng thông tin sai về dịch COVID-19 trong 1 ngày

Phạm Đông |

Trong ngày 8.2, Hà Nội đã xử phạt 7 trường hợp đăng thông tin sai về dịch COVID-19 trên mạng xã hội.

Xử phạt 1 người lan truyền thông tin sai sự thật về dịch COVID-19

ANH THƯ |

Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với người phụ nữ do thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên mạng xã hội Facebook.

Phạt thêm 3 trường hợp đăng thông tin sai sự thật về dịch COVID-19

Phạm Đông |

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vừa tiếp tục xử phạt thêm 3 trường hợp sử dụng mạng xã hội đăng thông tin sai sự thật về dịch COVID-19 với tổng số tiền 22,5 triệu đồng.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Hà Nội xử phạt 7 người đăng thông tin sai về dịch COVID-19 trong 1 ngày

Phạm Đông |

Trong ngày 8.2, Hà Nội đã xử phạt 7 trường hợp đăng thông tin sai về dịch COVID-19 trên mạng xã hội.

Xử phạt 1 người lan truyền thông tin sai sự thật về dịch COVID-19

ANH THƯ |

Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với người phụ nữ do thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên mạng xã hội Facebook.

Phạt thêm 3 trường hợp đăng thông tin sai sự thật về dịch COVID-19

Phạm Đông |

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vừa tiếp tục xử phạt thêm 3 trường hợp sử dụng mạng xã hội đăng thông tin sai sự thật về dịch COVID-19 với tổng số tiền 22,5 triệu đồng.