Gặp người từng đóng giày cho hoàng thân Norodom Sihanouk

Ký sự của VIỆT VĂN |

Tiệm giày Ngọc nằm ở trên đường Lý Chính Thắng (TP.Hồ Chí Minh) thường mở cửa vào 9 giờ sáng. Những đôi giày đẹp với đủ mẫu mã, kiểu dáng khác nhau nằm trong những ngăn tủ kính như ngắm nhìn dòng người tấp nập trên đường mưu sinh. Trên căn gác nhỏ, ánh sáng chiếu từ cửa sổ vào người nghệ nhân đóng giày đã bước vào tuổi 90 vẫn miệt mài đam mê với công việc của mình, coi mỗi chiếc giày như một tác phẩm nghệ thuật.

Nghề giày cũng lắm công phu

Ông là Trịnh Ngọc, sinh năm 1931, một nghệ nhân đóng giày có tư duy sáng tạo, có sự am hiểu sâu sắc và giàu nhiệt huyết để làm ra những đôi giày từ A đến Z. Ông đã từng đóng giày cho Hoàng gia Campuchia từ bà hoàng hậu đến Hoàng thân Sihanouk và sau này đóng cho nhiều ca sĩ Việt nổi tiếng như Hùng Cường, Anh Khoa và nhất là Đàm Vĩnh Hưng với hàng chục đôi giày đa dạng. Ở tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn cực kỳ minh mẫn, với giọng nói trầm ấm, ánh mắt sáng hiền từ.

Một đôi giày có ba phần chính: Đầu tiên là mũ giày, rồi đế giày, sau mới ráp vào. Nhưng phần mũ làm khá nhẹ nhàng chỉ chiếm 30%, đế chỉ 20% còn cốt yếu là phom (form) giày chiếm 50%, và giày thì hay đổi kiểu từ mũi nhọn, mũi tròn, mũi vuông.

Muốn làm đế giày, phải có mũ giày, muốn có mũ phải có người thiết kế kiểu, vẽ phom, vẽ ra từng phần, gọi là dập. Phom là quan trọng nhất, tạo ra vẻ đẹp của đôi giày. Phom mà không đạt chuẩn, không êm chân, đường nét không theo yêu cầu mỹ thuật, thì giày không thể đẹp. Cũng như cô gái có ba vòng không chuẩn thì khó có thợ may nào may cho đẹp. Người thiết kế giày cũng như kiến trúc sư vẽ kiểu nhà. Thường ít thợ đóng giày làm được phom nhưng với ông Ngọc vào nghề một thời gian ngắn, thấy tầm quan trọng của phom ông học luôn nghề làm phom ở Pháp.

Nói đến đây, ông lục ngăn kéo lấy ra tấm giấy chứng chỉ đã cũ hơi ngả vàng màu thời gian nhưng vẫn rất phẳng phiu, chứng tỏ chủ nhân của nó là người rất cẩn thận. Tấm chứng chỉ ghi rõ ông học ở trường L’École A.B.C De Dessin ở Paris (Pháp) gần Khải Hoàn Môn. Gương mặt chàng thanh niên trong ảnh nhìn thẳng ánh mắt to sáng đầy tự tin.

“Một tác phẩm giày chỉ 1 đôi tay, 1 khối óc nếu 1 cái mà nhiều người làm sẽ khó có sự đồng cảm giống nhau. Vì thế tôi học để làm trọn vẹn một đôi giày với đủ mọi công đoạn”. Từ  đo chân đến làm phom cho vừa chân khách hàng, từ phác thảo, vẽ mẫu trên giấy, cắt ra làm những dập giấy cho đến may, gò giày... ông Ngọc thuần thục đến nằm lòng. Chiếc máy may giày nhãn Seiko của Nhật Bản đã đi cùng ông cả hơn nửa thế kỷ, có cậu học trò ngưỡng mộ ông, mua tặng chiếc máy mới nhưng ông vẫn chưa dùng.

Một đôi giày làm thủ công thường mất 1 đến 2 ngày. Nếu như trước năm 2010, trên thế giới, người ta vẫn chỉ sử dụng giày da 1 màu đồng nhất, như giày đen hoặc màu Bordeaux, thì sau đó họ đã dùng nhiều màu, để tạo nên vẻ đẹp. Như chiếc giày hai màu xanh và nâu ông chỉ cho tôi, màu xanh cũng có xanh đậm, xanh nhạt và màu nâu với nâu sẫm, nâu nhạt. Vùng tối, vùng sáng, làm đôi giày nổi bật hơn.

Kỹ thuật đánh nhiều màu tiếng Pháp gọi là patina và do một người Ý chỉ cho ông Ngọc. Một miếng da trắng mà bằng patina có thể cho ra đủ màu sắc, theo sở thích của khách, quả là một điều kỳ diệu.

Khi hỏi ông có cập nhật các mẫu giày hay xu hướng trào lưu giày hiện tại của thời trang thế giới, ông đưa cho xem tạp chí chuyên về giày của Pháp mà ông đặt mua hàng năm. Nhiều khách hàng trẻ, người Việt có, người nước ngoài có, họ cũng đặt ông làm những mẫu giày theo catalogue. Rồi một số ca sĩ VPop hàng "sao" đặt ông làm giày, cũng là một kênh để ông tham khảo những trào lưu giày đương đại.

Nghệ nhân đóng giày tài hoa Trịnh Ngọc. Ảnh: Việt Văn
Nghệ nhân đóng giày tài hoa Trịnh Ngọc. Ảnh: Việt Văn

Kỷ niệm sâu đậm với Hoàng gia Campuchia

Ông Ngọc từng có tiệm giày ở Nam Vang (Phnôm Pênh) và nhớ như in thời làm giày cho Hoàng gia Campuchia, đặc biệt nhất là Quốc vương Norodom Sihanouk.

Đáng nhớ nhất là lần Quốc vương Sihanouk mời Tổng thống Charles de Gaulle (Pháp) qua thăm vương quốc Campuchia và mời ông Ngọc tới đóng giày gấp cho Vương hậu Sisowath Kossamak (mẹ của ông Sihanouk). Khi đó, bà Monique (lúc đó chưa là hoàng hậu của quốc vương) đưa ông Ngọc đi vào triều đúng lúc bà Vương hậu đang thiết triều. Bà Monique bảo ông Ngọc theo phong tục Campuchia, ông sẽ phải cúi đầu quỳ rạp xuống trước bà hậu đang ngồi trên ngai vàng mà người Miên gọi là phải “mọp”, nếu di chuyển phải bò không thể đứng thẳng lưng. Ông Ngọc bảo: Ông không thể cúi đầu dù có thể quỳ chân, và ông cứ ngẩng đầu tiếp cận đến bà Vương hậu để đo chân đóng giày. Bà Monique lại nhắc ông và lúc đó, bà Vương hậu tự nhiên xoa đầu ông Ngọc (khi đó tuổi ông Ngọc chỉ đáng tuổi con bà) và nói với bà Monique một câu mà suốt đời ông Ngọc không quên: “Đừng làm khó người ta, nếu người hôm nay là nước... có thể họ làm, còn  người Nhật và người Việt Nam sẽ khó làm chuyện đó”.

Lần khác, ông Ngọc phải đóng giày cho một bà hoàng khác trong Hoàng cung Campuchia và phải đóng giày gấp trong vòng một tuần lễ. Đến khi ông nhận thì nhóm người trong cung lại đưa công việc đó cho một tiệm đóng giày khác. Tiệm kia không làm được, họ quay lại ông và lúc đó thời hạn chỉ còn 5 ngày, ông Ngọc chối từ. Và lập tức xe cảnh sát đến cửa nhà ông, viên cảnh sát trưởng ở quận tên Lý Ngâu cũng là khách hàng ông Ngọc nói: Tôi là cảnh sát trưởng phụ trách quận này. Tôi biết tính ông thẳng thắn và ông đã từ chối nhưng Hoàng cung gọi tôi buộc ông phải làm giày. Nếu tôi không làm tròn sứ mạng, tôi cũng sẽ bị cách chức. Ông nể tôi thì làm”.

Và trong thế chẳng đặng đừng như chữ dùng của ông Ngọc, ông đã nhận làm. Ráng làm ngày làm đêm cho kịp.

Sau này, ông Ngọc kể Hoàng thân Sihanouk có gọi ông tới và nói bằng tiếng Pháp: Ông đã có công phục vụ Hoàng gia Campuchia và cả đóng giày cho tôi, ông đã làm rất tốt. Tôi dù thời giờ bận rộn, sẽ ban cho ông 1 cái huy chương và kèm theo một số thứ khác.

Tiếc là 1 tháng sau, Hoàng thân Sihanouk bị lật đổ.

Giày quốc vương Sihanouk, giày ông Ngọc

Phom giày của Quốc vương Sihanouk dĩ nhiên là ông Ngọc còn giữ mãi như một kỷ niệm không thể quên. Ông Ngọc đưa tôi xem và so sánh với phom giày của ông Domic Price - tổng giám đốc một ngân hàng lớn, và dù cách nhau hơn nửa thế kỷ so về đường nét không sai biệt bao nhiều hết, cho thấy sự tinh tế của Quốc vương Sihanouk.

Tôi tò mò về đôi giày ông Ngọc hay đi. Ông cười: Tôi thích đi kiểu giày Oxford mang tên một trường Đại học nổi tiếng bên Anh quốc. Kiểu này trên 3 thế kỷ, sinh viên vào học trường đó đều mang giày này. Tôi thích kiểu dáng này vì nó góp phần tạo cho con người mình nghiêm túc, đàng hoàng. Nhiều quan chức, luật sư, giáo sư, người có chức phận lớn đều thích giày Oxford. Giày tự đóng phải mất 2 ngày. Đi bền lắm, 4-5 năm cũng chỉ thay gót giầy.

Ông Ngọc cũng thích giày Monka, thanh nhã, thon, dài, nhỏ rất thời trang, đi làm việc cũng được, đi chơi cũng được. Đi chơi cài khóa phóng khoáng, đi làm việc cột dây nghiêm túc. Giày lịch sự phải cột dây là bắt buộc.

Tôi hỏi ông nhìn đôi giày có đoán được tính cách chủ nhân không, ông cười: Khó lắm, chỉ phần nào thôi. Có ông bác sĩ nọ thích đi giày chật thật là chật mới vừa ý, mỗi lần đi cứ toát cả mồ hôi.

Câu chuyện về giày với ông Ngọc cứ kéo dài miên man, cho thấy trí nhớ của ông già 90 vẫn thật tuyệt vời. “Có lần, có khách hàng giàu có đặt hàng và bảo giờ bác cứ làm giày theo ý cháu. Cậu ta mang đến mấy cuốn catalogue, và lấy ở đôi giày ở catalogue này chi tiết này, đôi giày ở catalogue kia chi tiết khác, bao nhiêu chi tiết để ghép lại thành 1 đôi giày. Bác từ chối bảo dù cậu trả gấp đôi, tôi cũng không làm. Cậu ấy nói bác làm giày mà chê tiền sao, giờ cháu trả gấp 3 lần, bác có làm không. Bác mới trả lời: Dù cậu trả gấp 5 cũng vậy. Cậu là khách hàng, cậu có quyền đặt hàng nhưng tôi là người làm, có quyền từ chối. Cậu nói tôi chê tiền là không đúng bởi làm giày cực lắm. Còn tại sao tôi không làm vì giày làm theo ý cậu có sự tương phản nhau quá nhiều, chi tiết này gắn chi tiết kia về mỹ thuật không làm được. Cậu ta suy nghĩ một hồi rồi bảo: Vậy bác cứ chọn làm cho cháu theo ý bác và sau này cậu thành 1 khách hàng tin cậy, chân thành.

Và điều quan trọng nhất

Tôi hỏi ông vì sao thời đại công nghệ số người ta vẫn thích và ưa chuộng nghề thủ công?

Ông nhìn tôi thật sâu: Không chỉ ngành giày mà nhiều ngành khác, cả ngành may, thêu, đan, công nghiệp sản xuất ra nhiều, giá hạ nên nhiều khách hàng chọn. Nhưng ngành nghề thủ công vẫn sống được với những người thích nghệ thuật. Như khách hàng thích họa sĩ vẽ hơn là chụp chân dung, bởi bức họa gửi hồn người nghệ sĩ. Người nghệ nhân tạo ra đôi giày cũng vậy, nhưng thủ công cũng phải đạt đến một trình độ nào mới được, còn quá thô sơ sẽ loại. Văn minh loài người, từ ngàn xưa đến bây giờ và mãi mãi về sau nghề thủ công vẫn luôn tồn tại trên hành tinh này.

Trước khi từ biệt, tôi muốn biết điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của ông.

Ông Ngọc bảo: Cuộc sống của tôi đơn giản lắm, khi nói chuyện với bạn bè, con cháu và gia đình, tôi thường dặn: Mình tạo niềm vui cho người thì sẽ nhận lại niềm vui gấp đôi. Mọi người đều tạo niềm vui cho nhau thì thế giới này không có chiến tranh. Trong gia đình, cha mẹ con cái thuận hòa, hiếu nghĩa, ra ngoài, bạn bè tình nghĩa, thủy chung, đừng tạo ra nỗi buồn cho người ta để người khác tạo buồn cho mình thì mình khổ  lắm.

Làm giày ráng làm với lương tâm nghề nghiệp, khách hàng lấy giày vui, tôi vui theo, còn có gì xảy ra khách không vui, tôi cũng không vui...

Cuốn albunm gia đình ông ngập tràn hình ảnh hai ông bà bên nhau, ở Campuchia, ở Mỹ... Tấm ảnh cưới chụp họ đen trắng nằm trang trọng ở giữa nhà. Vợ ông - bà La Cẩm Vân, nguyên là Hiệu trưởng Truờng Tiểu học Kết Đoàn, quận 1 (TP.Hồ Chí Minh), dạy Pháp văn - có giọng nói thật nhẹ nhàng và phong thái lịch lãm. Bà là một hiền thê đúng nghĩa, sau khi về hưu, bà luôn bên ông trong mọi việc.

Sáng sáng, bà xuống mở cửa tiệm, thay nước cho ban thờ còn ông ăn mặc như một quý ông, áo sơ mi, quần tây lặng lẽ ngồi vào bàn, và bắt đầu công việc hàng ngày...

Ký sự của VIỆT VĂN
TIN LIÊN QUAN

Kiểm soát dịch dưới triều Nguyễn khi có sự kết hợp Tây y

hồng nhung |

Các văn bản hành chính triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cho thấy, có sự thay đổi rõ rệt trong các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ở nước ta dưới triều Nguyễn khi bắt đầu có sự kết hợp Tây y.

Đà Nẵng tiếp nhận 19 Châu bản triều Nguyễn, bản đồ về Hoàng Sa

THUỲ TRANG |

Ngày 18.1, UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận những tư liệu, hiện vật, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời phát động xây dựng Thư viện Hoàng Sa.

Triều Nguyễn khuyến học khuyến tài ở Quốc Tử Giám như thế nào?

hồng nhung |

Sau khi thống nhất đất nước, Vua Gia Long thiết lập trường Quốc Tử Giám ở Huế. Nơi đây trở thành học phủ tối cao, cũng là nơi đã đào tạo ra nhiều quan chức ưu tú và nhiều sĩ phu yêu nước nửa đầu thế kỷ 19.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Kiểm soát dịch dưới triều Nguyễn khi có sự kết hợp Tây y

hồng nhung |

Các văn bản hành chính triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cho thấy, có sự thay đổi rõ rệt trong các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ở nước ta dưới triều Nguyễn khi bắt đầu có sự kết hợp Tây y.

Đà Nẵng tiếp nhận 19 Châu bản triều Nguyễn, bản đồ về Hoàng Sa

THUỲ TRANG |

Ngày 18.1, UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận những tư liệu, hiện vật, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời phát động xây dựng Thư viện Hoàng Sa.

Triều Nguyễn khuyến học khuyến tài ở Quốc Tử Giám như thế nào?

hồng nhung |

Sau khi thống nhất đất nước, Vua Gia Long thiết lập trường Quốc Tử Giám ở Huế. Nơi đây trở thành học phủ tối cao, cũng là nơi đã đào tạo ra nhiều quan chức ưu tú và nhiều sĩ phu yêu nước nửa đầu thế kỷ 19.