Gần 5 năm mua điện “chui” giữa Thủ đô Hà Nội

Đặng Tiến - Thế Đại |

Mặc dù đã sinh sống tại khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai (quận Hà Đông, TP Hà Nội) nhiều năm nhưng nhiều hộ dân ở đây vẫn không có điện sinh hoạt và điện thắp sáng công cộng; không được đăng ký hộ khẩu.

Nhà không số, phố không tên

Mặc dù đã đến ở tại khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai từ lâu, nhưng đến nay nhiều hộ dân ở đây vẫn chưa được dùng điện của Công ty Điện lực Hà Đông mà phải mua điện tư nhân với giá “cắt cổ”. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Theo chị Phạm Thị Phượng, gia đình chị sinh sống tại khu dịch vụ 2 Đồng Mai từ cuối năm 2009 nhưng đến nay, vẫn phải mua điện lại của người dân với giá hơn 4.800 đồng 1 số điện (1kW). Ngoài việc phải mua điện để thắp sáng sinh hoạt gia đình, để đảm bảo an ninh, chị phải tự bỏ tiền đấu điện từ nhà ra bóng đèn cao áp ngoài đường.

Chị Phượng cho biết, mặc dù gia đình đi làm cả ngày và chỉ dùng điện vào buổi tối nhưng mỗi tháng phải trả trên 2 triệu đồng tiền điện vào mùa đông và trên 3 triệu đồng vào mùa hè. Với mức lương của vợ chồng khoảng 16 triệu đồng/tháng, nuôi hai con nhỏ đang tuổi ăn học nên gia đình rất khó khăn.

Gia đình anh Trịnh Huy Bàn đã phải bỏ ra hơn 5 triệu đồng để mua dây và cột gỗ để kéo điện về nhà. Theo anh Bàn, việc tự mua dây kéo điện rất nguy hiểm vì không đảm bảo các quy định về an toàn nhưng để có điện thắp sáng vẫn phải chấp nhận làm liều.

Bà Lê Thị Mỹ cho hay, gia đình bà được đền bù tái định cư 60m2. Vợ chồng bà không có thu nhập gì ngoài buôn bán lặt vặt tại chợ làng, trong khi đó phải trả tiền điện giá cao nên cuộc sống rất khó khăn, nhiều khi phải cần sự hỗ trợ của các con.

Ngoài vấn đề không được mua điện của Nhà nước, người dân tại khu dịch vụ 2 Đồng Mai còn sống tại nhà không số, phố không tên, không được đăng ký hộ khẩu, không có nhà sinh hoạt cộng đồng... “Nhiều lần tôi ra chính quyền xin đăng ký nhập hộ khẩu nhưng không được chấp nhận, trong khi con tôi sang năm vào lớp 1. Gia đình tôi đã xây nhà kiên cố ở khu dịch vụ 2 Đồng Mai từ năm 2017” - anh Ngô Văn Tuấn - một cư dân lo lắng nói.

Trách nhiệm của Ban Quản lý dự án quận Hà Đông

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Quang Thoan - Chủ tịch UBND phường Đồng Mai - cho rằng, phản ánh của bàn con tại khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai là đúng sự thật. Phường đã tiếp nhận và kiến nghị UBND quận Hà Đông và chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án quận Hà Đông (Ban QLDA). Hiện quận đã chỉ đạo Ban QLDA triển khai điện nước cho người dân, dự kiến khoảng 2 tháng nữa sẽ hoàn thiện xong.

Liên quan đến những khó khăn về hộ khẩu, ông Thoan cho hay, người dân ở đất dịch vụ thì không nhập được khẩu. Đây cũng là vấn đề khó khăn của toàn địa bàn quận Hà Đông. Để giải quyết khó khăn, phường đề nghị các trường tiếp nhận các cháu vào học bình thường.

Liên quan đến việc các hộ dân đang sinh sống tại Khu đất dịch vụ 2 phường Đồng Mai, quận Hà Đông nhiều năm không có điện, ông Hoàng Minh Thuỷ - Giám đốc Công ty Điện lực Hà Đông - cho biết, đơn vị đã nhận được phản ảnh của gần 100 hộ dân tại khu đất dịch vụ Đồng Mai 2.

Sau khi xin ý kiến của EVN Hà Nội, Công ty Điện lực Hà Đông và Ban QLDA đã đấu nối tạm cho trạm biến áp T4 - DV Đồng Mai và đã hoàn thành đóng điện đưa vào sử dụng ngày 2.3.2022. Tuy nhiên, trong 4 khu đất dịch vụ tại Đồng Mai, không phải địa bàn nào cũng có đủ hạ tầng để đóng điện, dẫn đến thực trạng các hộ sinh sống tại đây, hộ có điện, hộ không có điện.

“Khi nào Ban quản lý dự án quận Hà Đông có trách nhiệm hoàn thiện xong hạ tầng và bàn giao thì Công ty Điện lực Hà Đông mới có thể nối điện để bán điện trực tiếp đến các hộ dân” - ông Thuỷ cho hay.

Để làm rõ vấn đề về việc chậm trễ bàn giao hạ tầng tại Khu đất dịch vụ 2 phường Đồng Mai, ngày 2.4, phóng viên Báo Lao Động đã liên hệ với ông Phùng Chí Tâm - Trưởng ban Quản lý dự án quận Hà Đông để tìm hiểu thông tin. Ông Tâm đề nghị phóng viên liên hệ qua UBND quận Hà Đông để có chỉ đạo.

Đặng Tiến - Thế Đại
TIN LIÊN QUAN

"Cơ chế bù chéo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt không minh bạch"

Cường Ngô - Phúc Đạt |

TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện nay chưa khắc phục được triệt để những bất cập của biểu giá bán lẻ điện hiện hành, trong đó có cơ chế bù chéo giá điện giữa các hộ tiêu dùng điện.

Biểu giá điện sinh hoạt cao nhất 3.457 đồng/kWh: Bất cập bù chéo giá điện vẫn còn nguyên

Anh Tuấn |

Chuyên gia năng lượng cho rằng, cơ cấu biểu giá điện hiện nay dù đã có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, nhưng vẫn chưa khắc phục được triệt để những bất cập của biểu giá bán lẻ điện hiện hành.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt có thể lên tới 3.457 đồng/kWh

Cường Ngô |

Biểu giá bán lẻ điện dự kiến còn 5 bậc thay vì 6 như hiện hành và giá điện ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) khoảng 3.457 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Giá điện sản xuất thấp hơn điện sinh hoạt: Người dân đang phải gánh?

Cường Ngô - Thiều Trang |

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý, bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp. Đây là một bất cập đã được nhắc đến từ nhiều năm nay nhưng chưa được xem xét, thay đổi. Đằng sau sự chênh lệch này có phải là sự ưu ái cho khu vực sản xuất?

Hơn 92% ý kiến chọn cơ cấu 5 bậc khi sửa biểu giá điện sinh hoạt

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa có kết quả thống kê ý kiến góp ý về các phương án sửa cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt từ các đơn vị liên quan.

UBND huyện lên phương án xử lý trường hợp dựng trạm thu phí trái phép

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - UBND huyện M'Đrắk đã lên tiếng, đưa ra phương án giải quyết, xử lý đối với trường hợp ông Sùng Seo Lồng tự ý lập trạm thu phí phương tiện khi đi qua dự án đường Trường Sơn Đông đang thi công.

VĐV Linh Chi chia sẻ mục tiêu của đội bóng chuyền Binh chủng Thông tin tại Cúp Hùng Vương 2024

NHÓM PV |

Kết thúc giai đoạn 1 nội dung nữ giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024, câu lạc bộ Binh chủng Thông tin - Trường Tươi Bình Phước tiếp tục bước vào luyện tập cho giải Cúp Hùng Vương 2024. Góc nhìn thể thao số 157 cùng vận động viên Nguyễn Linh Chi chia sẻ về quá trình chuẩn bị của đội bóng cho giải đấu sắp tới.

Loạt sai phạm tại Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời 600 tỉ đồng ở Yên Bái

Bảo Nguyên |

Dự án Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời được đầu tư 600 tỉ đồng ở Yên Bái vừa bị cơ quan chức năng phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng.

"Cơ chế bù chéo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt không minh bạch"

Cường Ngô - Phúc Đạt |

TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện nay chưa khắc phục được triệt để những bất cập của biểu giá bán lẻ điện hiện hành, trong đó có cơ chế bù chéo giá điện giữa các hộ tiêu dùng điện.

Biểu giá điện sinh hoạt cao nhất 3.457 đồng/kWh: Bất cập bù chéo giá điện vẫn còn nguyên

Anh Tuấn |

Chuyên gia năng lượng cho rằng, cơ cấu biểu giá điện hiện nay dù đã có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, nhưng vẫn chưa khắc phục được triệt để những bất cập của biểu giá bán lẻ điện hiện hành.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt có thể lên tới 3.457 đồng/kWh

Cường Ngô |

Biểu giá bán lẻ điện dự kiến còn 5 bậc thay vì 6 như hiện hành và giá điện ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) khoảng 3.457 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Giá điện sản xuất thấp hơn điện sinh hoạt: Người dân đang phải gánh?

Cường Ngô - Thiều Trang |

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý, bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp. Đây là một bất cập đã được nhắc đến từ nhiều năm nay nhưng chưa được xem xét, thay đổi. Đằng sau sự chênh lệch này có phải là sự ưu ái cho khu vực sản xuất?

Hơn 92% ý kiến chọn cơ cấu 5 bậc khi sửa biểu giá điện sinh hoạt

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa có kết quả thống kê ý kiến góp ý về các phương án sửa cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt từ các đơn vị liên quan.