Gần 27 tỉ đồng khó giải ngân vì không có người học nghề

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Không giải ngân được tiền do Nhà nước bố trí để triển khai công tác đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm, nhiều huyện miền núi ở Quảng Ngãi xin trả lại gần 27 tỉ đồng.

Học xong nghề xong chẳng biết xin việc ở đâu

Thực hiện chương trình phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động miền núi, năm 2022-2023, huyện Sơn Hà và Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi được bố trí 31,2 tỉ đồng. Sau thời gian thực hiện, huyện Sơn Hà chưa tổ chức được lớp đào tạo nghề, còn huyện Trà Bồng đào tạo 8 lớp với 160 học viên.

Cả hai huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi chỉ giải ngân 2,6 tỉ đồng, nên xin trả lại 28,6 tỉ đồng và liên tục xin điều chỉnh giảm nguồn vốn cho những năm tới.

Không chỉ ở các huyện miền núi, cơ quan chuyên môn thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động miền núi cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Từ năm 2022 đến nay, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ngãi được bố trí gần 5 tỉ đồng để đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng cho lao động miền núi, nhưng đến tháng 10.2023, Sở LĐTBXH tỉnh chỉ thực hiện công tác đào tạo nghề với kinh phí 330 triệu đồng và xin giảm 3,9 tỉ đồng của kế hoạch thực hiện hai năm qua.

Không tìm ra được người học, Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hà nay được chuyển giao cho Ủy ban nhân dân thị trấn Di Lăng tiếp quản, sử dụng. Ảnh: Ngọc Viên
Không tìm ra được người học, Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hà nay được chuyển giao cho Ủy ban nhân dân thị trấn Di Lăng tiếp quản, sử dụng. Ảnh: Ngọc Viên

Nguyên nhân công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động ở miền núi gặp khó là do nhu cầu học nghề ít, người học không mặn mà khi thời gian học kéo dài 3 tháng, nhưng họ chỉ được hỗ trợ 30.000 đồng/người/ngày, cùng với đó sau khi hoàn thành khoá học 3 tháng, cũng chẳng biết xin việc ở đâu.

Chia sẻ thông tin với phóng viên Báo Lao Động, ông Từ Thanh Kiều - Trưởng Phòng LĐTBXH huyện Sơn Hà cho biết, từ năm 2022 đến nay, phòng chưa tổ chức được các lớp đào tạo nghề. Đơn vị không có chuyên môn mở lớp, trung tâm đào tạo nghề đã giải thể nên gặp nhiều khó khăn. Chỉ tiêu đào tạo nghề cho hai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 400 lao động, tương đương một cơ sở đào tạo nghề, số lượng quá lớn không thể đảm đương.

Bên cạnh đó, các huyện miền núi thực hiện cùng lúc công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cả hai chương trình có nguồn vốn lớn, đều liên quan đến đào tạo nghề, cho nên nhiều địa phương không thể thực hiện song song.

Không tìm ra giải pháp

Hiện nay tại các huyện miền núi ở tỉnh Quảng Ngãi, có nhiều trường nghề đã giải thể vì hoạt động không hiệu quả, không còn nơi đào tạo nghề cho lao động địa phương. Do không có cơ sở giáo dục nghề nghiệp nên nhiều huyện miền núi phải liên kết các trường dạy nghề với chi phí đào tạo cao, trong khi đó định mức dạy nghề của chương trình thấp nên khó thực hiện.

Thiếu trường dạy các ngành nghề chuyên lĩnh vực nông - lâm nghiệp, trồng trọt chăn nuôi, thú y, cho nên phần lớn nguồn kinh phí này chỉ thực hiện nội dung hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, dưới ba tháng và một số hoạt động truyền thông, tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm.

Ký túc xá Trung tâm dạy nghề huyện Trà Bồng bị bỏ hoang nhiều năm qua, gây lãng phí lớn. Ảnh: Ngọc Viên
Ký túc xá Trung tâm dạy nghề huyện Trà Bồng bị bỏ hoang nhiều năm qua, gây lãng phí lớn. Ảnh: Ngọc Viên

Chia sẻ thông tin với phóng viên Báo Lao Động, ông Huỳnh Việt Hùng - Trưởng Phòng Lao động - Việc làm và Giáo dục nghề nghiệp - Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện nay các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tại các huyện đã giải thể dẫn đến khó khăn khi đào tạo nghề cho người dân ở miền núi. Nguồn kinh phí về đào tạo nghề cấp cho sở, huyện cùng thực hiện nên việc triển khai đặt hàng đào tạo nghề đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn nhập nhằn, nên khó giải ngân kinh phí đã được cấp.

Ngoài ra số tiền hỗ trợ cho học viên tham gia học nghề còn quá thấp. “Mỗi ngày đi học, học viên chỉ được hỗ trợ 30.000 đồng, nếu đi làm công việc khác thì họ có thu nhập trên 300.000 đồng mỗi ngày, nên người dân không thiết tha với việc học nghề. Họ không học, thì kinh phí được Nhà nước bố trí cũng bí đường giải ngân”- ông Hùng bày tỏ.

VIÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên mong được đào tạo nghề

THANH TUẤN |

Kon Tum là tỉnh phía bắc Tây Nguyên, có quy mô dân số nhỏ, lực lượng lao động chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Người lao động kỳ vọng các đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khóa XIII sẽ quan tâm đào tạo nghề, nâng cao mức lương… để công nhân lao động ổn định cuộc sống.

Nếu chưa qua đào tạo nghề, người lao động ở Đà Nẵng không dễ tìm việc làm

TRẦN THI |

Ngày 24.11, Thành Đoàn Đà Nẵng phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ thành phố, trường Đại học Duy Tân tổ chức “Ngày hội tư vấn và giới thiệu việc làm Đà Nẵng 2023” thu hút hơn 1.000 người tham dự. Hàng nghìn vị trí việc làm được giới thiệu. Thế nhưng, nhiều ứng viên vẫn chưa thể tìm được công việc phù hợp.

Quảng Nam đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lao động miền núi

Hoàng Bin |

Người dân miền núi Quảng Nam, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã có thêm nhiều lựa chọn học nghề, khởi nghiệp hoặc tìm việc làm ngay tại quê nhà một phần nhờ các chính sách, chương trình hỗ trợ, đào tạo nghề, giúp họ có việc làm, từng bước thoát nghèo.

Bản tin công đoàn: Cách tính lương hưu năm 2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Doanh nghiệp ở Bình Dương đã có kế hoạch thưởng Tết cho người lao động; Quảng Nam: Giảm nghèo nhờ xuất khẩu lao động; 2 năm tăng lương tối thiểu vùng 6% là khá thấp; Cách tính lương hưu năm 2024 được quy định ra sao?

Trò chuyện cùng "thủ lĩnh" FAS Angel vừa được Chủ tịch nước tặng Huân chương Dũng cảm

Thu Giang (ghi) |

PV Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với anh Phạm Quốc Việt - Đội trưởng Đội Hỗ trợ sơ cứu FAS Angel, người vừa được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký Quyết định số 1604/QĐ-CTN về việc tặng thưởng Huân chương Dũng cảm. Anh đã có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân trong vụ cháy chung cư mini ngõ 29/70 phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Tranh luận việc mở rộng chứng chỉ được miễn thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh

Thanh Hằng |

Trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bổ sung các chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng để miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Nhiều thí sinh bày tỏ sự vui mừng vì được tăng thêm cơ hội, bên cạnh đó cũng có lo ngại về chất lượng của chứng chỉ và sự công bằng trong quy đổi điểm.

Nước lũ dâng ngập tận mái nhà ở Thái Lan

Thanh Hà - Vĩnh Hoàng (Nguồn: AFP) |

Ôtô và nhà cửa bị ngập nước trên đường phố sau khi mưa lớn gây lũ lụt ảnh hưởng đến hàng chục nghìn người ở nhiều tỉnh miền nam Thái Lan, đặc biệt là Narathiwat và Yala.

Ngoại thành Hà Nội rác ngập ngụa, nhà máy xử lý nghìn tỉ đồng bỏ hoang

Hữu Chánh |

Rác thải ngập ngụa, tràn lan ở nhiều huyện ngoại thành TP Hà Nội, trong khi hai nhà máy xử lý rác thải hơn 1.000 tỉ đồng “đắp chiếu” nhiều năm, gây lãng phí.

Đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên mong được đào tạo nghề

THANH TUẤN |

Kon Tum là tỉnh phía bắc Tây Nguyên, có quy mô dân số nhỏ, lực lượng lao động chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Người lao động kỳ vọng các đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khóa XIII sẽ quan tâm đào tạo nghề, nâng cao mức lương… để công nhân lao động ổn định cuộc sống.

Nếu chưa qua đào tạo nghề, người lao động ở Đà Nẵng không dễ tìm việc làm

TRẦN THI |

Ngày 24.11, Thành Đoàn Đà Nẵng phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ thành phố, trường Đại học Duy Tân tổ chức “Ngày hội tư vấn và giới thiệu việc làm Đà Nẵng 2023” thu hút hơn 1.000 người tham dự. Hàng nghìn vị trí việc làm được giới thiệu. Thế nhưng, nhiều ứng viên vẫn chưa thể tìm được công việc phù hợp.

Quảng Nam đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lao động miền núi

Hoàng Bin |

Người dân miền núi Quảng Nam, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã có thêm nhiều lựa chọn học nghề, khởi nghiệp hoặc tìm việc làm ngay tại quê nhà một phần nhờ các chính sách, chương trình hỗ trợ, đào tạo nghề, giúp họ có việc làm, từng bước thoát nghèo.