Gạc Ma nhắc để tự hào

THUỲ TRANG |

Không phải chỉ có nỗi đau xót khi nhắc về sự hy sinh của 64 anh hùng liệt sĩ mà nhắc đến Gạc Ma là để nhân dân Việt Nam tự hào về tinh thần kiên cường, bất khuất của hải quân Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

Đó là tinh thần của buổi lễ tưởng niệm 30 năm các liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma - Trường Sa (14.3.1988 - 14.3.2018) tại TP. Đà Nẵng sáng 14.3 do Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa thành phố tổ chức.

Có bài phát biểu tại đây, Thiếu tướng Hoàng Kiền - nguyên Chỉ huy trưởng Trung đoàn công binh 83, nguyên Tư lệnh Binh chủng công binh Hải quân chia sẻ: “Hôm nay, nhìn thấy thân nhân các liệt sĩ, những người lính từng chịu tù đày, các cựu chiến binh nhiều thời kì cùng có mặt ở đây, điều đó thể hiện sự quan tâm của chúng ta, nhân dân Việt Nam với sự kiện Gạc Ma 14.3.1988.

Vậy nhưng, không chỉ có bi thương và sự xót xa về những câu chuyện của 64 liệt sĩ, mọi người hãy nhớ rằng, năm 1988, hải quân Việt Nam với quân và vật lực hạn chế nhưng đã rất anh dũng.

Những người lính hi sinh đã để lại hình ảnh vòng tròn bất tử bằng máu quyết giữ lá cờ Tổ quốc. Những người chiến đấu đến giây phút cuối cùng, lấy con tàu làm pháo đài đã giúp chúng ta giữ lại 2 trong số 3 đảo xảy ra cuộc xâm lược. Đó là niềm tự hào mà chúng ta phải ghi nhớ”.

Sau cuộc chiến đó, ông Kiền chia sẻ, chỉ với tàu kéo, Việt Nam tiếp tục ra với Trường Sa. Trong điều kiện vô cùng khó khăn, đó là thắng lợi vĩ đại không ai phá bỏ được. Hải quân Việt Nam đã vững vàng bảo vệ chủ quyền.

“Từ Gạc Ma năm xưa thì nay, lực lượng hải quân Việt Nam vẫn đang vượt qua nhiều khó khăn để giữ vững chủ quyền Tổ quốc, không phụ lòng các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh, nằm lại dưới biển sâu. Nhiều năm trôi qua, những cựu binh từng chiến đấu ở Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao năm xưa, nay vẫn đến nhiều nơi, kể lại câu chuyện hào hùng đó. Tôi mong mỗi cuộc gặp mặt như ngày hôm nay là một lần nhắc nhở chúng ta tự hào” - ông Kiền phát biểu.

Cũng tại buổi lễ tưởng niệm, để tri ân những đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, các tổ chức đã gửi tặng những suất quà đến 10 gia đình các liệt sĩ tại Đà Nẵng và Quảng Nam cùng các cựu tù binh trong trong trận chiến Gạc Ma.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Tiết ngoại khóa đặc biệt tưởng nhớ 64 chiến sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma

HƯNG THƠ |

Sáng 14.3, tại Trường Tiểu học Hướng Phùng (huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã diễn ra hoạt động ngoại khóa tưởng niệm những anh hùng đã hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma.

Nước mắt, nụ cười ở nơi vọng ngóng Gạc Ma

LÂM HƯNG THƠ |

“Trở về đất liền, anh em đồng hương nhớ tìm nhau”

Lịch sử về sự kiện Gạc Ma sẽ xuất hiện trong sách giáo khoa mới

HUYÊN NGUYỄN |

30 năm sau trận hải chiến lịch sử năm 1988, những thông tin về sự kiện Gạc Ma lần đầu dự kiến được đưa vào chương trình phổ thông và sách giáo khoa (SGK) môn Lịch sử mới. GS.TS Phạm Hồng Tung - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN, Chủ biên chương trình phổ thông môn Lịch sử mới - cho biết.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Tiết ngoại khóa đặc biệt tưởng nhớ 64 chiến sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma

HƯNG THƠ |

Sáng 14.3, tại Trường Tiểu học Hướng Phùng (huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã diễn ra hoạt động ngoại khóa tưởng niệm những anh hùng đã hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma.

Nước mắt, nụ cười ở nơi vọng ngóng Gạc Ma

LÂM HƯNG THƠ |

“Trở về đất liền, anh em đồng hương nhớ tìm nhau”

Lịch sử về sự kiện Gạc Ma sẽ xuất hiện trong sách giáo khoa mới

HUYÊN NGUYỄN |

30 năm sau trận hải chiến lịch sử năm 1988, những thông tin về sự kiện Gạc Ma lần đầu dự kiến được đưa vào chương trình phổ thông và sách giáo khoa (SGK) môn Lịch sử mới. GS.TS Phạm Hồng Tung - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN, Chủ biên chương trình phổ thông môn Lịch sử mới - cho biết.