Facebook, Youtube có thể bị chặn nếu không gỡ bỏ các thông tin sai phạm

Bằng Linh |

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP, Bộ TTTT đã đưa các quy định về quản lý hoạt động cung cấp thông tin xuyên biên giới đã được quy định tại Thông tư 38/2016/TT-BTTTT lên dự thảo. Theo đó những mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, YouTube… sẽ bị chặn ở Việt Nam nếu không tuân thủ Luật pháp và các quy định của Việt Nam.

Dự thảo đưa ra nhiều trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung xuyên biên giới (Facebook, Youtube, TikTok, Twitter, Instagram, Netflix...), đồng thời cũng tăng cường quyền của người sử dụng tại Việt Nam. Cụ thể:

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Các cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam có quyền thực thi các biện pháp ngăn chặn trong các trường hợp: Cung cấp thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam; Không hợp tác để ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm.

Các trang web/ứng dụng cung cấp dịch vụ nội dung có từ 100.000 lượng người truy cập thường xuyên 1 tháng phải thực hiện các nghĩa vụ sau: Thông báo/xác nhận thông báo hoạt động với Bộ TTTT; Phối hợp với Bộ TTTT để xử lý thông tin vi phạm theo quy trình; Phải ngăn chặn, gỡ bỏ dịch vụ, thông tin vi phạm trong vòng 24h khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.

Các doanh nghiệp viễn thông thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn nội dung vi phạm cung cấp tới người sử dụng tại Việt Nam.

Người sử dụng tại Việt Nam có quyền: Thông báo vi phạm yêu cầu doanh nghiệp cung cấp xuyên biên giới xử lý; Thông báo cho Bộ TTTT về những vi phạm nội dung trên các website cung cấp dịch vụ xuyên biên giới cho người sử dụng tại Việt Nam; Khởi kiện nếu doanh nghiệp cung cấp xuyên biên giới gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xác định nội dung vi phạm thuộc phạm vi, chuyên ngành quản lý và chuyển Bộ TTTT là đầu mối yêu cầu các doanh nghiệp xuyên biên giới xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung xuyên biên giới phải tuân thủ các quy định chuyên ngành khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam như: Mạng xã hội, cung cấp trò chơi điện tử trên mạng, Kho ứng dụng, …

Trách nhiệm của Mạng xã hội xuyên biên giới: Phải có bộ phận chuyên trách tiếp nhận/giải quyết khiếu nại từ người sử dụng. Tạm khóa/xóa các nội dung (trong vòng 24h) khiếu nại chính đáng từ cá nhân/tổ chức bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp khi nhận được yêu cầu. Tuân thủ quy định về bản quyền với báo chí khi đăng, phát các tác phẩm báo chí của các cơ quan báo chí Việt Nam; Phải yêu cầu các kênh/tài khoản tại Việt Nam có lượng người sử dụng theo dõi/đăng ký từ 10.000 người trở lên thực hiện thông báo thông tin liên hệ với Bộ TTTT.

Các mạng xã hội xuyên biên giới chỉ cho phép các kênh/tài khoản đã thông báo với Bộ TTTT mới được cung cấp dịch vụ livestream và các dịch vụ có phát sinh doanh thu.

Các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ dữ liệu có trách nhiệm thực hiện biện pháp ngăn chặn các nôi dung vi phạm pháp luật Việt Nam khi tự phát hiện hoặc theo yêu cầu của Bộ TTTT trong thời gian 3 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.

Dự thảo vẫn đang được lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Thủ tướng Chính phủ...

Bằng Linh
TIN LIÊN QUAN

Game online độc hại: Nhận diện game “sạch” thế nào?

Bằng Linh |

Một trong những băn khoăn của các phụ huynh hiện nay chính là làm thế nào để phân biệt game độc hại với game “sạch”. Dự thảo sửa đổi Nghị định 72/2013 đang được Bộ TTTT lấy ý kiến trình Chính phủ đã quy định rõ việc phân loại game theo độ tuổi.

Game online độc hại: Con chơi cả ngày, phụ huynh bất lực

Bằng Linh |

Dịch COVID-19 khiến học sinh phải nghỉ học, ở nhà dài ngày. Đây chính là khoảng thời gian khó kiểm soát để rồi không ít trẻ em vùi đầu vào game online trong sự bất lực của phụ huynh. Bộ TTTT đang sửa Nghị định 72/2013 theo đó bắt buộc nhà cung cấp phải có giải pháp để khống chế thời gian của người chơi game, đặc biệt là trẻ em dưới 18 tuổi.

Nghiện game bắn cá, lừa nhân viên bảo vệ lấy xe đi cầm

Vũ Tiến |

Để giải tỏa cơn nghiện game bắn cá, một thanh niên ở TP. Châu Đốc (An Giang) đã lừa nhân viên bảo vệ lấy xe đi cầm.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Game online độc hại: Nhận diện game “sạch” thế nào?

Bằng Linh |

Một trong những băn khoăn của các phụ huynh hiện nay chính là làm thế nào để phân biệt game độc hại với game “sạch”. Dự thảo sửa đổi Nghị định 72/2013 đang được Bộ TTTT lấy ý kiến trình Chính phủ đã quy định rõ việc phân loại game theo độ tuổi.

Game online độc hại: Con chơi cả ngày, phụ huynh bất lực

Bằng Linh |

Dịch COVID-19 khiến học sinh phải nghỉ học, ở nhà dài ngày. Đây chính là khoảng thời gian khó kiểm soát để rồi không ít trẻ em vùi đầu vào game online trong sự bất lực của phụ huynh. Bộ TTTT đang sửa Nghị định 72/2013 theo đó bắt buộc nhà cung cấp phải có giải pháp để khống chế thời gian của người chơi game, đặc biệt là trẻ em dưới 18 tuổi.

Nghiện game bắn cá, lừa nhân viên bảo vệ lấy xe đi cầm

Vũ Tiến |

Để giải tỏa cơn nghiện game bắn cá, một thanh niên ở TP. Châu Đốc (An Giang) đã lừa nhân viên bảo vệ lấy xe đi cầm.