F0 ở Hà Nội mòn mỏi chờ chứng nhận... mắc COVID-19!

Phạm Đông |

Trong những ngày gần đây, số ca mắc tại Hà Nội đều trên 2.500 ca/ngày, cao nhất cả nước. Ngày 6.1, lần đầu tiên Thủ đô ghi nhận số ca mắc mới trong ngày vượt mốc 2.700 ca. Việc Hà Nội đang ghi nhận hàng nghìn ca mắc COVID-19 mỗi ngày, gây áp lực rất lớn với hệ thống y tế cơ sở phường, xã. Điều này cũng khiến nhiều người bệnh rơi vào trạng thái “dở khóc dở cười”, mòn mỏi đợi công nhận “F0 chính hiệu”.

Y tế quá tải, F0 mòn mỏi chờ đợi

Ngày 7.1, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến 18h ngày 6.1, Hà Nội ghi nhận 62.908 ca mắc COVID-19. Trong đó, ghi nhận 62.806 ca bệnh tại Hà Nội, 102 trường hợp nhập cảnh, 211 trường hợp tử vong (0,33%).

Trong kỳ báo cáo, trung bình ghi nhận 2.230 ca/ ngày, tăng nhiều so với kỳ báo trước (trung bình 1.747 ca/ngày) và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong thời gian tiếp theo. Đáng chú ý, Hà Nội có 5 ngày vượt 2.000 ca mắc COVID-19.

Có thể thấy, khi Hà Nội liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng cao khiến nhiều người bệnh rơi vào trạng thái “dở khóc dở cười”, mòn mỏi đợi công nhận F0 để được áp dụng các biện pháp y tế.

Chị N.T.V (trú tại Yên Hoà, Cầu Giấy) nhận kết quả xét nghiệm PCR dương tính đêm 4.1 của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Trước khi nhận kết quả, chị đã tự ý thức cách ly tại nhà, đồng thời, liên lạc với trạm y tế để khai báo thông tin.

Tuy nhiên, chị V liên lạc với trạm y tế phường đến 3 lần nhưng không được. Lo lắng cho sức khoẻ bản thân, chị phải cầu cứu sự trợ giúp của công an phường.

Tiếp nhận thông tin, cán bộ công an cho biết: “Rất nhiều người dân phản ánh hết thời gian cách ly mới nhận được quyết định cách ly. Em chịu khó liên lạc nhiều lần vào số hotline nhé”. Sáng 5.1, chị liên hệ với nhân viên thuộc tổ tiếp nhận người dân khai báo y tế. Tuy nhiên chị V chỉ nhận được câu trả lời: “Hiện giờ đang quá tải, máy bận là đúng, em phải kiên trì mà điện vào số hotline, canh mà điện chứ cuống lên làm gì?”. Còn một nhân viên khác thì yêu cầu chị nhắn tin thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại kèm theo lời dặn: "Sẽ rà soát, có gì sẽ liên lạc lại sau”. Tuy nhiên, đợi 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày vẫn không có bất kỳ động thái từ cơ quan chức năng, chị phải nhờ sự trợ giúp của người thân mang giấy, bút đến và viết tấm biển treo trước cửa nhà.

Một trường hợp F0 khác, chị T.T (Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) do chưa có chỗ cách ly đã "cầu cứu" y tế phường và được câu trả lời: "Chỗ nào? Làm gì có chỗ? Bọn chị làm gì có chỗ mà cho em?" và tiếp tục khẳng định: "Đó là việc của các em, không phải việc của chị". Sau đó, chị được yêu cầu tự cách ly tại nhà để chờ các biện pháp y tế tiếp theo.

Không chỉ 2 trường hợp trên, báo chí cũng phản ánh cụ bà 80 tuổi ở Long Biên có bệnh nền tiểu đường, mắc COVID-19, khó thở, chỉ số SpO2 mức ranh giới nguy hiểm 93-94%, song chưa được chuyển đến cơ sở y tế ngay. Bệnh nhân mệt mỏi và khó thở nhiều, người nhà hoang mang không biết SpO2 (chỉ số ôxy trong máu) như vậy là đã bị nặng hay chưa. Trong lúc chờ đợi hỗ trợ, người con đành gọi điện nhờ sự tư vấn của bác sĩ phụ trách tư vấn hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà, để xin hướng dẫn.

Chị Hân ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, đang mang thai 7 tháng, xuất hiện ho, sổ mũi, sốt ớn lạnh 38,5 độ C, mất vị giác... lại có thai, song không được đưa đi viện ngay, cũng không được cấp phát thuốc.

Chị liên hệ đến y tế phường chỉ được hướng dẫn sử dụng paracetamol 500mg hạ sốt. Chị nhờ người mua thuốc, sau đó lên mạng học hỏi kinh nghiệm điều trị F0 tại nhà trong các hội nhóm, xông mặt bằng gừng sả ngày 4-5 lần. Đến ngày thứ 4, các triệu chứng hết dần, lúc đó, y tế phường mới đến đưa chị đi bệnh viện.

Nói về nguyên nhân F0 nhóm nguy cơ khó tiếp cận thuốc, lãnh đạo phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng cho hay, có thể do trong quá trình phát hiện mình là F0, người dân có đôi chút hoang mang, khiến việc kê khai trên phần mềm chưa rõ nên y tế phường phải mất thời gian giải thích và trao đổi lại về tình trạng.

Bên cạnh đó, việc chuyển tầng bệnh nhân cũng phải tuân theo quy trình, nên có thể dẫn đến chậm trễ.

F0 tăng rất nhanh, Hà Nội điều trị bệnh nhân ra sao?

Ngày 7.1, theo Sở Y tế Hà Nội, đơn vị đã điều chỉnh phân luồng tiếp nhận, điều trị F0. Theo đó, tùy theo mức độ lâm sàng, mức độ nguy cơ của người bệnh. Trong lần hướng dẫn này, Hà Nội điều chỉnh khá nhiều về tiêu chí phân tầng so với các lần trước.

Cụ thể, các bệnh viện tầng 3 sẽ tiếp nhận F0 nếu F0 được đánh giá ở nguy cơ rất cao (có tình trạng cấp cứu, Sp02 dưới 90%). Cơ sở tiếp nhận bệnh nhân tầng 3 gồm: 5 bệnh viện của Hà Nội là Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn và Sơn Tây; các bệnh viện trung ương/bộ/ngành. Riêng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân sản khoa.

Trước đây, bệnh viện tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao. Với thay đổi mới này chỉ có trường hợp nguy cơ cao mới vào tầng 2. F0 có nguy cơ thấp hoặc trung bình sẽ được điều trị ở tầng 1.

Cụ thể, nhóm có nguy cơ trung bình gồm: Người từ 65 tuổi trở lên chưa phát hiện bệnh nền hoặc mắc bệnh nền ổn định (nghĩa là không dùng thuốc hoặc uống thuốc theo đơn tại nhà, không có triệu chứng của đợt tiến triển); người từ 50-64 tuổi chưa phát hiện bệnh nền và chưa tiêm vaccine; người mắc bệnh nền ổn định; có dấu hiệu như sốt, ho, đau họng, khó thở… và Sp02 từ 97% trở lên. Nhóm này sẽ điều trị tại cơ sở thu dung điều trị của thành phố.

Sở Y tế cũng có hướng dẫn phân luồng điều trị với nhóm bệnh nhân đặc biệt như người chạy thận nhân tạo, người có bệnh lý tâm thần hay người đang cai nghiện tại cộng đồng. Ngoài ra, cơ sở điều trị thường xuyên đánh giá diễn biến, mức độ lâm sàng, mức độ nguy cơ và kết quả xét nghiệm F0 để quyết định chuyển tuyến, ra viện, kết thúc cách ly.

Đáng chú ý, vừa qua Hà Nội dự báo 5.000 - 7.000 ca mắc COVID-19/ngày. Trước câu hỏi y tế có đáp ứng được con số này, PGS-TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cho rằng, hiện nay việc kiểm soát, giảm số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội là rất khó, thay vì vậy, nên tập trung cứu chữa những trường hợp triệu chứng nặng để giảm tử vong.

“Hiện nay đã không còn kiểm đếm được số ổ dịch mà chủ yếu nêu theo địa bàn phường, xã…” - ông Nga nói và cho biết, khi đã tiêm đủ số mũi vaccine, chủ yếu các ca bệnh có triệu chứng nhẹ, không nên quá chú ý đến số ca mắc mới mà cần tập trung vào số ca nặng, phải điều trị tích cực để giảm tử vong. Tất nhiên, khi lượng bệnh nhân càng tăng cao thì tỉ lệ các trường hợp nặng cũng tăng lên. Cần tập trung vào điều trị cho các trường hợp này. Khi Hà Nội quá tải, các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện dã chiến cần hỗ trợ, vào cuộc.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Thế giới 24h: Điều tra vụ người tiêm 8 mũi vaccine COVID-19 trong 1 năm

DUNG HÀ |

Điều tra vụ người tiêm 8 mũi vaccine COVID-19 trong 1 năm; Bạo loạn ở Kazakhstan đẩy giá dầu tăng vọt; Khám phá sửng sốt cấu trúc lớn nhất trong Dải Ngân hà... là những tin tức quốc tế đáng chú ý nhất trong bản tin Thế giới 24h.

Hà Nội tiêm vaccine COVID-19 tại nhà thế nào?

Hoàng Vũ - Thiện Nhân |

Hà Nội - Hiện các địa phương thuộc thành phố đang thành lập các tổ tiêm vaccine lưu động, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người thuộc nhóm nguy cơ cao để thực hiện tiêm vét, tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại vaccine phòng COVID-19 ngay tại nhà.

Một ngày ghi nhận 16.278 ca mắc mới COVID-19, Hà Nội đứng đầu số ca mắc

Lệ Hà |

Chiều 7.1, Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 06.01 đến 16h ngày 07.01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.278 ca nhiễm mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 16.254 ca ghi nhận trong nước.

Hà Nội: Đội tiêm vaccine COVID-19 đến tận nhà dân tiêm cho người cao tuổi

Tùng Giang - Đức Thiện |

Hà Nội – Trong bối cảnh F0 tiếp tục tăng cao, nhiều trường hợp trở nặng (chủ yếu nhóm người cao tuổi, có bệnh lý nền), thành phố đã triển khai các lực lượng đến tận nhà tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các trường hợp nguy cơ cao.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Thế giới 24h: Điều tra vụ người tiêm 8 mũi vaccine COVID-19 trong 1 năm

DUNG HÀ |

Điều tra vụ người tiêm 8 mũi vaccine COVID-19 trong 1 năm; Bạo loạn ở Kazakhstan đẩy giá dầu tăng vọt; Khám phá sửng sốt cấu trúc lớn nhất trong Dải Ngân hà... là những tin tức quốc tế đáng chú ý nhất trong bản tin Thế giới 24h.

Hà Nội tiêm vaccine COVID-19 tại nhà thế nào?

Hoàng Vũ - Thiện Nhân |

Hà Nội - Hiện các địa phương thuộc thành phố đang thành lập các tổ tiêm vaccine lưu động, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người thuộc nhóm nguy cơ cao để thực hiện tiêm vét, tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại vaccine phòng COVID-19 ngay tại nhà.

Một ngày ghi nhận 16.278 ca mắc mới COVID-19, Hà Nội đứng đầu số ca mắc

Lệ Hà |

Chiều 7.1, Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 06.01 đến 16h ngày 07.01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.278 ca nhiễm mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 16.254 ca ghi nhận trong nước.

Hà Nội: Đội tiêm vaccine COVID-19 đến tận nhà dân tiêm cho người cao tuổi

Tùng Giang - Đức Thiện |

Hà Nội – Trong bối cảnh F0 tiếp tục tăng cao, nhiều trường hợp trở nặng (chủ yếu nhóm người cao tuổi, có bệnh lý nền), thành phố đã triển khai các lực lượng đến tận nhà tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các trường hợp nguy cơ cao.