EVN Hà Nội cam kết không thiếu điện, kể cả nắng nóng cao điểm

PHẠM ĐÔNG |

Phó Tổng Giám đốc EVN Hà Nội khẳng định trong thời gian tới, thành phố sẽ không bị thiếu điện, kể cả vào giai đoạn nắng nóng cao điểm đầu tháng 7.

Tại cuộc họp báo của UBND TP Hà Nội chiều 30.6, phóng viên đặt câu hỏi về tình hình cung ứng điện của thành phố trong thời gian tới, nhất là khi miền Bắc khả năng nắng nóng kéo dài trong những ngày đầu tháng 7.

Theo Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN Hà Nội) Lê Ánh Dương, trong kịch bản điện của Hà Nội, thành phố cơ bản không thiếu điện vào tháng 7 và tháng 8. Trong thời gian dự kiến nắng nóng ngày 1-10.7, phía công ty cam kết đảm bảo cung ứng điện.

Ông Dương cho biết, Hà Nội cũng đang lên kế hoạch tiết kiệm điện ở nhà dân, các trụ sở, cơ quan, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm 11h-14h và 19h-23h hàng ngày để hệ thống không bị quá tải.

"Chúng tôi cam kết trong thời gian tới không thiếu điện nữa", ông Lê Ánh Dương cho hay.

Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về nội dung phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt, bà Trần Thành Tâm - Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội khẳng định, thành phố luôn xác định giá nước sạch có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân cũng như doanh nghiệp trên địa bàn.

Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện, thành phố đã rất thận trọng, cũng như có chỉ đạo cụ thể với các sở, ngành; phản ánh, thông tin cụ thể trên các phương tiện truyền thông và các cơ quan báo chí đến người dân.

Theo Phó Giám đốc Sở Tài chính, khi có phương án điều chỉnh giá nước trên địa bàn, thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền từ rất sớm. Từ tháng 2.2023, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch về vấn đề này.

Bên cạnh đó, UBND thành phố đã cụ thể nhiệm vụ cho từng đơn vị, trong từng giai đoạn để người dân tiếp cận được định hướng, chủ trương trong việc điều chỉnh giá nước. Nhờ công tác tuyên tuyền sâu rộng, trong thời gian vừa qua, Sở Tài chính nắm bắt được thông tin việc điều chỉnh giá nước lần này của thành phố về cơ bản được người dân đồng tình, ủng hộ cao.

Về phương án giá, người dân cũng đánh giá không tác động nhiều đến đời sống. Tuy nhiên người dân cũng mong mỏi bên cạnh điều chỉnh giá nước sẽ có nội dung cụ thể về chất lượng nước để đảm bảo cuộc sống.

Trước câu hỏi của phóng viên tính giá nước như thế nào và đã đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh nước ổn định chưa? Phó Giám đốc Sở Tài chính Trần Thành Tâm cho biết thêm, khi xác định phương án giá nước, thành phố đã thành lập tổ công tác thẩm định giá trên địa bàn. Trong đó có lãnh đạo các sở, ngành: Tài chính, Xây dựng, Thuế… Mỗi đơn vị có nhiệm vụ riêng, thực hiện công tác rà soát và thẩm định phương án giá nước.

Chính vì vậy, phương án giá nước khi tính toán đảm bảo theo đúng quy định của Thông tư 44/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 5.8.2021 quy định về khung giá, nguyên tắc, phương án xác định giá nước sinh hoạt. Các yếu tố cấu thành giá đảm bảo lợi ích người dân và lợi nhuận của nhà đầu tư cũng được thực hiện theo đúng quy định của Thông tư này.

Trong phương án giá nước, để đảm bảo đời sống của người dân, thành phố đã không quyết định tăng giá nước đột ngột mà thực hiện tăng theo lộ trình trong vòng 2 năm. Đảm bảo trong khoảng thời gian này có thể đáp ứng được yếu tố đầu vào cấu thành giá nước; điều chỉnh kịp thời đảm bảo tính thị trường trong điều chỉnh giá nước.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng nước, Sở Tài chính đã có báo cáo UBND thành phố về trách nhiệm của các công ty cấp nước. Việc xây dựng phương án giá nước phải đảm bảo quy định chất lượng nước theo tiêu chuẩn.

Theo đó, UBND thành phố đã giao trách nhiệm cho Sở Y tế trong quá trình kiểm tra chất lượng nước, Sở Xây dựng kiểm tra áp dụng định mức kỹ thuật; Sở Tài chính có trách nhiệm rà soát giá nước hằng năm theo đề nghị của đơn vị cấp nước.

Thành phố cũng đã chỉ đạo liên ngành thực hiện một cách tổng thể các phương án để đảm bảo quyền, lợi ích của người dân; hài hòa lợi ích nhà nước, người dân, doanh nghiệp. Tất cả quyền lợi của người dân được thành phố ưu tiên đầu tiên, có chính sách cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách…

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Cần có ngay thị trường điện cạnh tranh để không còn khổ vì thiếu điện

Anh Tuấn |

Những ngày gần đây, miền Bắc "hạ nhiệt" giải cơn "khát điện", nhờ những cơn mưa, phần nào giúp hệ thống điện bớt căng thẳng. Dù vậy, áp lực vận hành hệ thống hồ chứa sẽ còn nhiều khó khăn trong thời gian tới. Do vậy, để giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu điện, giải pháp là cần có thị trường điện cạnh tranh để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực điện.

Truy trách nhiệm "thủ phạm" gây ra tình trạng thiếu điện

Hoài Luân - Ngô Cường |

Tình trạng thiếu điện diễn ra trên diện rộng trong thời gian qua tại các địa phương phía Bắc đang đặt ra những thách thức lớn trong vận hành hệ thống điện và gây ra nỗi lo tình trạng này kéo dài.

Thiếu điện, cần truy trách nhiệm những dự án điện chậm tiến độ kéo dài

Cường Ngô - Hoài Luân |

Trao đổi với Báo Lao Động, GS.TSKH Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, hầu như quy hoạch điện nào cũng có khá nhiều công trình nguồn và lưới điện không kịp tiến độ, thậm chí chậm tiến độ kéo dài. Do vậy, cần truy trách nhiệm những tổ chức, cá nhân để xảy ra chậm tiến độ, nhất là trong bối cảnh miền Bắc thiếu điện như hiện nay.

Bí thư đứng đường, Phó bí thư ăn xin và Chủ tịch nhặt rác ở Sa Pa

Long Nguyễn |

Lào Cai - 3 lãnh đạo cao nhất của thị xã Sa Pa gồm Bí thư, Phó Bí thư thường trực và Chủ tịch UBND được phân công phụ trách 3 vấn đề nóng nhất của địa phương du lịch: ùn tắc giao thông, rác thải và chèo kéo ăn xin. Ông Phan Đăng Toàn – Bí thư Thị ủy Sa Pa chia sẻ với Lao Động về những “mỹ danh” thú vị trên.

Bất chấp biển cấm, xe máy vẫn đi lên cầu vượt cho ô tô ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh - Hồ Sen, Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm và cầu vượt Lạch Tray là những cây cầu vượt ở Hải Phòng được thiết kế dành cho xe ô tô lưu thông và được cắm biển cấm các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ. Tuy nhiên, người dân vẫn bất chấp đi lên những cây cầu này, nhiều trường hợp kẹp 3, không đội mũ bảo hiểm.

Nam Bộ sắp xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng

HẠ MÂY |

Trong những ngày tới, Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh sẽ có một đợt mưa diện rộng kéo dài từ 2-3 ngày. Đề phòng khả năng mưa lớn gây ngập cục bộ một số tuyến đường trong khu vực trung tâm thành phố.

Nhà 1 số, ngõ 4 tên ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Một số con phố, con ngõ ở Hà Nội đang cắm nhiều biển tên khiến người dân, du khách khó khăn trong việc tìm đường, giao hàng...

Chưa rõ ràng tiêu chí nên người giàu cũng dễ mua nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Tình trạng vẫn có người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội hoặc có người giàu là chủ sở hữu căn hộ chung cư nhà ở xã hội, là do các tiêu chí chưa được chặt chẽ.

Cần có ngay thị trường điện cạnh tranh để không còn khổ vì thiếu điện

Anh Tuấn |

Những ngày gần đây, miền Bắc "hạ nhiệt" giải cơn "khát điện", nhờ những cơn mưa, phần nào giúp hệ thống điện bớt căng thẳng. Dù vậy, áp lực vận hành hệ thống hồ chứa sẽ còn nhiều khó khăn trong thời gian tới. Do vậy, để giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu điện, giải pháp là cần có thị trường điện cạnh tranh để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực điện.

Truy trách nhiệm "thủ phạm" gây ra tình trạng thiếu điện

Hoài Luân - Ngô Cường |

Tình trạng thiếu điện diễn ra trên diện rộng trong thời gian qua tại các địa phương phía Bắc đang đặt ra những thách thức lớn trong vận hành hệ thống điện và gây ra nỗi lo tình trạng này kéo dài.

Thiếu điện, cần truy trách nhiệm những dự án điện chậm tiến độ kéo dài

Cường Ngô - Hoài Luân |

Trao đổi với Báo Lao Động, GS.TSKH Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, hầu như quy hoạch điện nào cũng có khá nhiều công trình nguồn và lưới điện không kịp tiến độ, thậm chí chậm tiến độ kéo dài. Do vậy, cần truy trách nhiệm những tổ chức, cá nhân để xảy ra chậm tiến độ, nhất là trong bối cảnh miền Bắc thiếu điện như hiện nay.