Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam liệu có sớm lạc hậu?

Đặng Tiến |

Do thời gian thi công và triển khai dự án kéo dài hàng chục năm, đang có nhiều lo ngại công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ sớm lạc hậu. Các chuyên gia cho rằng, cần nghiên cứu kỹ phương án đầu tư tốc độ thiết kế cả về kỹ thuật và phương án huy động vốn.  

Theo phương án thống nhất giữa Bộ GTVT và Bộ KHĐT, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sử dụng đường đôi khổ 1.435mm để vận tải hỗn hợp hành khách và hàng hóa có tốc độ thiết kế 250km/h, tốc độ khai thác 180-225km/h. Chiều dài toàn tuyến từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) đến ga Thủ Thiêm (TPHCM) là 1.508km được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn. Trên tuyến có 50 ga hành khách với tổng mức đầu tư dự kiến 61,67 tỉ USD, tương đương 1.421.520 tỉ đồng.

Với các lo ngại về công nghệ, giời chuyên môn cho rằng, công nghệ của đường sắt không thay đổi như các công nghệ khác. Cụ thể Nhật Bản đã thí nghiệm tàu 500km/h cách đây khoảng 50 năm và đến nay họ vẫn đang áp dụng công nghệ đó. Cùng đó, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đến nay cũng không lạc hậu. Theo TS Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc, Tổng Biên tập NXB Giao thông Vận tải, việc nghiên cứu tàu dưới tốc độ 250km/h vừa chở hàng hoá và chở khách là vô cùng hợp lý với cự ly Hà Nội - TPHCM, tương tự như tuyến Thượng Hải - Quảng Châu (Trung Quốc) và Sankt-Peterburg - Mátxcơva (Nga)…

Cũng theo TS Nguyễn Xuân Thủy, hiện nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nga vẫn chưa có tàu cao tốc trên 350km/h vì chi phí rất đắt đỏ và đòi hỏi kỹ thuật cao, đặc biệt là không chở hết công suất (chỉ chở được khoảng 30% khách), hàng hoá không được chở nên rất lãng phí,  khó cạnh tranh với hàng không nên không phù hợp với đời sống của người dân.

Trước đó trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, liên danh tư vấn TEDI-TRICC-TEDISOUTH (đơn vị được Bộ GTVT ủy quyền) đã đưa ra nhiều công nghệ cho dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để các chuyên gia và nhà quản lý cùng nghiên cứu, lựa chọn. Bên cạnh loại tàu cao tốc chạy trên ray (tốc độ 200 - 350km/h) còn có 2 công nghệ tàu cao tốc khác là tàu Maglev chạy trên đệm từ trường và tàu Hyperloop chạy trong ống.

Trong đó, tàu Maglev không có bánh mà chạy trên đệm từ trường có vận tốc 400 - 600km/h. Đây là vận tốc tương đương với vận tốc của máy bay. Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ tàu này là chi phí tốn kém và phát sinh sự cố về an toàn nên hiện ít được sử dụng. Theo thống kê, hiện chỉ có 3 quốc gia trên thế giới có tàu Maglev là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Với tàu Hyperloop, đây là công nghệ tàu cho tốc độ tới 900 - 1.200km/h nhờ chạy trong ống thay vì trên đường ray hay đệm từ trường. Thế nhưng, cũng bởi tốc độ quá cao mà công nghệ tàu này vẫn đang được đặt ra nhiều nghi vấn về mức độ an toàn và tính hiệu quả. Do đó, hiện mới có 2 quốc gia áp dụng công nghệ tàu Hyperloop ở mức độ thử nghiệm là Mỹ và UAE.

Từ thực tế trên, tư vấn đề xuất công nghệ tàu cao tốc chạy trên đường ray vẫn được đánh giá là phù hợp nhất để áp dụng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam của nước ta. Dù tốc độ tàu công nghệ này hiện nay chỉ đạt ngưỡng 200 - 350km/h (kém xa 2 công nghệ tàu Maglev và Hyperloop) nhưng bù lại đây là công nghệ đã trải qua lịch sử nghiên cứu hơn 50 năm, có mức độ an toàn và hiệu quả vận tải cao, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Đối với công nghệ tàu chạy trên đường ray, tư vấn đề xuất lựa chọn đoàn tàu động lực phân tán (EMU). Đây cũng chính là công nghệ đang được sử dụng cho tàu cao tốc Shinkanshen ở Nhật Bản suốt hàng chục năm qua và được giới chuyên môn dự báo sẽ còn tiếp tục được sử dụng, nâng cấp trong thời gian dài tới đây.

Theo đơn vị tư vấn, công nghệ EMU được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn như hệ số an toàn, sức chở lớn, tiêu thụ ít điện năng... đang là xu hướng được nhiều nước phát triển lựa chọn. Điển hình là tàu Shinkansen tại Nhật Bản. Đây là công nghệ không sử dụng sức kéo - đẩy tập trung ở hai đầu đoàn tàu mà phân bổ đều trên các toa xe được gắn động cơ.

Để có thể áp dụng công nghệ tàu EMU, tuyến đường sắt sẽ phải có 2 làn ray thay vì 1 làn như đường sắt cũ. Chiều rộng mỗi làn ray là 1.435mm, rộng hơn 435mm so với đường ray cũ. Đây là yếu tố quan trọng để tăng vận tốc và độ an toàn của đoàn tàu khi di chuyển. Đơn vị tư vấn cho biết, hiện nay tốc độ tối đa mà công nghệ tàu EMU có thể đạt được là 350km/h. Đây là vận tốc lớn hơn rất nhiều so với tốc độ của tàu Bắc - Nam hiện nay chỉ khoảng 70 - 90km/h.

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bán thầu cao tốc Bắc-Nam

Bộ GTVT yêu cầu các Ban quản lý dự án (Ban QLDA) tập trung tổ chức thực hiện thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán đối với 12 gói thầu trước ngày 15.11.2022, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bán thầu.

Theo Thông báo số 474/TB-BGTVT về kiểm điểm tiến độ dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông của Bộ GTVT, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ các dự án cao tốc Bắc-Nam đang triển khai, Bộ GTVT yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn nhà thầu để chọn được nhà thầu mạnh, có năng lực, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bán thầu cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 để đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán trước khi ký hợp đồng xây lắp. Đồng thời chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục tiếp theo để triển khai thi công vào cuối năm 2022.

Các ban QLDA phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; cử cán bộ thường trực theo dõi tại địa phương, bảo đảm bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu (dự kiến khởi công) trước ngày 20.11.2022.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn nhà thầu để chọn được nhà thầu mạnh, có năng lực, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bán thầu. Giám đốc các Ban QLDA chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và bộ trưởng nếu để xảy ra tình trạng bán thầu và các vấn đề tiêu cực trong lựa chọn nhà thầu.

Với dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 1, từ nay đến cuối năm 2022 thời gian chỉ còn chưa đầy 2 tháng, khối lượng công việc còn lại rất lớn, đặc biệt là phải hoàn thành dự án thành phần Cam Lộ-La Sơn, thông xe kỹ thuật 3 dự án thành phần Mai Sơn-Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây.

Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA đường Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thành các hạng mục trên tuyến chính của dự án Cam Lộ-La Sơn trong tháng 11.2022; hoàn thành các hạng mục còn lại và hoàn thiện các thủ tục để khánh thành đưa vào khai thác trong tháng 12.2022; Ban QLDA Thăng Long và Ban QLDA 7 kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công bảo đảm thông xe kỹ thuật các dự án Mai Sơn-Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây trước ngày 31.12.2022.

Các Ban QLDA tập trung chỉ đạo các nhà thầu tăng cường nhân lực, thiết bị, tài chính… tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp” để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu; các đơn vị tư vấn kịp thời xử lý vấn đề phát sinh bảo đảm không đình trệ thi công vì chưa có hồ sơ thiết kế xử lý. Ngoài ra, đơn vị đại diện chủ đầu tư phải rà soát chặt chẽ để xem xét rút ngắn thời gian thanh toán, đơn giản hóa các thủ tục giải ngân, bảo đảm đúng quy định pháp luật để sớm thanh toán kịp thời cho các nhà thầu, không để thiếu vốn phục vụ thi công. Minh Hạnh

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam gặp khó trong đầu tư xã hội hoá

Đặng Tiến |

Bên cạnh các tranh cãi về phương án tốc độ thiết kế 320km/h hay chỉ 200km/h, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong kêu gọi đầu tư xã hội hóa.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Suất đầu tư lớn, lo ngại nợ công ngày càng phình to

Lam Duy |

Với tổng nhu cầu vốn đầu tư lên tới 58,71 tỉ USD, phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao mà Bộ GTVT dự kiến trình lên Bộ Chính trị trong tháng 9 này gây nhiều lo ngại về áp lực lên nợ công quốc gia cũng như đặt ra nhiều dấu hỏi về hiệu quả kinh tế của dự án này.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Phương án dưới 200km/h rẻ hơn 15 tỉ USD

ĐẶNG TIẾN |

Việc lựa chọn công nghệ nào, tốc độ chạy tàu bao nhiêu cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để đảm bảo hiệu quả đầu tư và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước đang là vấn đề được cơ quan quản lý Nhà nước và các chuyên gia quan tâm. Theo một số chuyên gia, để đảm bảo khả năng huy động vốn nên đầu tư đường sắt cao tốc ở tốc độ dưới 200km/h trước khi nâng lên 350km.

Tốc độ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam - bao nhiêu mới phù hợp?

Đặng Tiến |

Dự kiến tháng 9.2022, đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ được trình Bộ Chính trị xem xét về chủ trương đầu tư. Đến nay, còn nhiều ý kiến về tốc độ như thế nào là phù hợp và dự án sẽ được phân kỳ xây dựng như thế nào cho hợp lý.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam gặp khó trong đầu tư xã hội hoá

Đặng Tiến |

Bên cạnh các tranh cãi về phương án tốc độ thiết kế 320km/h hay chỉ 200km/h, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong kêu gọi đầu tư xã hội hóa.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Suất đầu tư lớn, lo ngại nợ công ngày càng phình to

Lam Duy |

Với tổng nhu cầu vốn đầu tư lên tới 58,71 tỉ USD, phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao mà Bộ GTVT dự kiến trình lên Bộ Chính trị trong tháng 9 này gây nhiều lo ngại về áp lực lên nợ công quốc gia cũng như đặt ra nhiều dấu hỏi về hiệu quả kinh tế của dự án này.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Phương án dưới 200km/h rẻ hơn 15 tỉ USD

ĐẶNG TIẾN |

Việc lựa chọn công nghệ nào, tốc độ chạy tàu bao nhiêu cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để đảm bảo hiệu quả đầu tư và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước đang là vấn đề được cơ quan quản lý Nhà nước và các chuyên gia quan tâm. Theo một số chuyên gia, để đảm bảo khả năng huy động vốn nên đầu tư đường sắt cao tốc ở tốc độ dưới 200km/h trước khi nâng lên 350km.

Tốc độ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam - bao nhiêu mới phù hợp?

Đặng Tiến |

Dự kiến tháng 9.2022, đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ được trình Bộ Chính trị xem xét về chủ trương đầu tư. Đến nay, còn nhiều ý kiến về tốc độ như thế nào là phù hợp và dự án sẽ được phân kỳ xây dựng như thế nào cho hợp lý.