Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Kết nối giao thông kém, người dùng bất tiện

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Sau gần một thời gian đi vào hoạt động, thực tế cho thấy đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thực sự thu hút khách và xuất hiện một số bất tiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc thiếu tính kết nối với các loại phương tiện giao thông khác. Hình ảnh từng hàng dài người xếp hàng trải nghiệm tàu điện trên cao không còn nữa, thay vào đó là cảnh thưa thớt người đi tàu.

Thiếu tiện ích cho người dùng

Tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông đã hơn 8 tháng đưa vào vận hành khai thác thương mại (tính từ ngày 6.11.2021). Ban đầu, nhiều người kỳ vọng sẽ lựa chọn loại hình vận tải công cộng hiện đại này để đi lại do không bị ảnh hưởng của ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, song hành với sức hấp dẫn, một số vấn đề lại nảy sinh khiến không ít người dân bối rối đó là vấn đề thiếu kết nối, đồng bộ giao thông.

Theo ghi nhận của Lao Động, tại ga Cát Linh hiện nay có 8 tuyến buýt cố định kết nối (số 50, 99, 25, 49, 142, 144, 22A, 38). Trong đó, kết nối với ga Cát Linh trên đường Giảng Võ có 2 tuyến là 22A, 38. Kết nối với ga Cát Linh trên đường Hào Nam có 6 tuyến là 50, 99, 25, 49, 142, 144. Các tuyến buýt này đều là các tuyến buýt thông qua. Với các tuyến buýt cố định có tần suất dao động từ 15-20 phút/lượt, đôi lúc sẽ có tuyến muộn hơn đến 25 phút. Ngoài ra còn rất nhiều các tuyến buýt khác ngay dưới ga tàu đoạn đường Hào Nam, như 29B của Công ty cổ phần xe khách Hà Nội, 29F xe buýt Bảo Yến SNG… các tuyến buýt này cứ 25 phút/chuyến, xe buýt 29F Vin Fast 35 phút/chuyến…

Dù nhiều tuyến xe buýt kết nối với ga Cát Linh nhưng thời gian di chuyển của các tuyến xe không đều nên nhiều người dân thường sử dụng các loại phương tiện khác để tiết kiệm thời gian. Theo ghi nhận, cứ khoảng 10 người xuống ga tàu thì chỉ có khoảng từ 3 - 4 người sử dụng xe buýt, còn lại là sử dụng các phương tiện khác như: Xe ôm, taxi… Chính vì thiếu tính kết nối giữa các phương tiện công cộng nên hiện nay xảy ra việc nhiều tài xế xe ôm công nghệ chèo kéo khách.

Dưới các nhà ga đã có những điểm trông giữ xe. Tuy nhiên những điểm này lại không có khu vực cụ thể, mà tận dụng vỉa hè để làm nơi trông giữ xe. Tại ga Cát Linh, địa điểm gửi xe vẫn phải tận dụng vỉa hè trên đường Hào Nam làm bãi gửi xe. Việc tận dụng vỉa hè nên diện tích không lớn và chỉ để được xe máy, trong khi đó xe con hay taxi vẫn chưa có chỗ để đưa đón khách. Giá vé để gửi xe vào ga Cát Linh hiện tại là 5.000đ/lượt.

Thường xuyên sử dụng tàu điện trên cao làm phương tiện đi lại, anh Phạm Ngọc Hải (Đống Đa, Hà Nội) nhìn nhận, các loại hình giao thông tại nhà ga chưa thuận tiện, nhất là tại các ga này là các tuyến đường chính, mật độ phương tiện giao thông cao. Các tuyến xe buýt có hoạt động chưa hiệu quả, chưa thuận tiện, do phải chờ lâu nên nhiều người thường chọn bắt xe ôm hơn là đi buýt.

Tương tự, chị Lê Thu Hương, trú tại Phú Lãm (Hà Đông, Hà Nội) cho hay, từ nhà chị ra ga Văn Khê khoảng 1,5km. Đi bộ thì mất nhiều thời gian, đi xe buýt thì cũng phải đi bộ khá xa mới đến điểm và phải chờ lâu. Những lúc không nhờ được, chị lại phải đi xe ôm tới ga, cũng rất tốn kém. "Quãng đường đi làm bằng xe máy chỉ mất 30 phút, trong khi sử dụng tàu điện thì đi bộ đã mất chừng ấy thời gian. Muốn tiết kiệm thời gian cho hành khách trong khâu trung chuyển đến đường sắt đô thị, thành phố nên bố trí các điểm kết nối xe buýt ổn định" - chị Hương nói.

Tăng tính liên kết mạng lưới xe buýt và các phương tiện khác

Trao đổi với PV Lao Động, Tiến sĩ Khương Kim Tạo - nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - nêu rõ, đường sắt Cát Linh - Hà Đông là tuyến độc đạo. Phương tiện giao thông công cộng chỉ phát huy được đầy đủ khi mình có một mạng lưới giao thông đầy đủ.

Ví dụ, người dân muốn đi chơi hay đi đến cơ quan làm việc thì chỉ có những người gần tuyến đó sử dụng, còn người không ở đó thì người ta khó đi. Khi đó, giải pháp để người dân tiếp cận tuyến đó thông qua xe ôm, taxi, xe buýt… Vì vậy, trong quy hoạch mạng lưới giao thông thì ta nên có giải pháp đồng bộ thì khi đó có thể phát huy hiệu quả, công năng của các tuyến đó.

Trong khi đó, Hà Nội đã có chủ trương tổ chức các tuyến xe buýt kết nối với các bến của tuyến Cát Linh - Hà Đông. Các tuyến xe buýt này đã đi vào hoạt động tuy nhiên không được tốt, không được đều, đi không đúng giờ và sự liên thông giữa xe buýt với các loại phương tiện khác cũng rất ít. Bên cạnh đó, tại các bến của tuyến đường sắt trên cao, vẫn chưa có các địa điểm để cho các phương tiện dừng đón khách, hoặc trung chuyển khách từ nơi này đến nơi khác. Việc thiếu mặt bằng, thiếu cơ sở hạ tầng để kết nối này khiến cho các loại phương tiện không có chỗ dừng, và nếu dừng ở dưới bến sẽ gây ách tắc giao thông.

Để tăng tính kết nối với các loại hình giao thông khác, TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia giao thông - cho rằng, khu vực các nhà ga nên thiết kế theo hướng có chỗ để taxi dừng đỗ trong khoảng thời gian cho phép, có chỗ để dừng phương tiện công cộng, chỗ dừng của xe buýt, không chỉ phương tiện công cộng mà xe cá nhân cũng rất quan trọng. Có phân công người trực và người giám sát để giữ trật tự giao thông ở đó, để người dân xuống có xe ôm, xe taxi, xe buýt đi. Tuy nhiên, hiện nay không gian để làm những cái đó rất là thiếu. Và phải có người giám sát để tránh hiện tượng chèo kéo, tăng giá gây mất trật tự như hiện nay.

Ông Bùi Danh Liên - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận Tải Hà Nội - cho biết, việc trung chuyển của các tuyến xe buýt trong nội thành đưa khách về các tuyến đường sắt trên cao có hai vấn đề. Một là các bãi trung chuyển, các bến tàu chưa có bãi đỗ xe, hoặc là chỗ quay xe đưa khách lên các ga tàu. Hai là mật độ xe buýt qua các bến tàu tương đối cao nhưng xe buýt so với mặt đường hiện tại thì hơi to so với khổ đường nội thành. Điều này khiến xe buýt di chuyển vào các đoạn đường này hơi khó khăn, dễ gây ùn tắc. Để phát huy tối đa năng lực của đường sắt đô thị, TP.Hà Nội cần có giải pháp căn cơ cho kết nối giao thông tĩnh dọc các tuyến tàu điện. P.Đông

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội sử dụng xe buýt cỡ nhỏ kết nối đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Thế Kỷ |

Tuyến buýt số 146 được kết nối với tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông tại Hào Nam đến các điểm thu hút hành khách, khu vui chơi giải trí, khu phố cổ Hà Nội, khu vực Liên cơ quan...

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lỗ luỹ kế 160 tỉ đồng

Minh Hạnh |

Theo Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Hanoi Metro), trong báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021, năm đầu tiên vận hành tuyến Cát Linh - Hà Đông lỗ luỹ kế 160 tỉ đồng.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông mỗi ngày vận chuyển trên 15.600 khách

Minh Hạnh |

Theo đại diện Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), kể từ ngày tuyến đi vào vận hành khai thác thương mại đến nay (6.11.2021 đến 26.5.2022), bình quân mỗi ngày tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Động vận chuyển 15.633 hành khách.

Lý giải việc tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông dừng "không đúng ga"

Trang Khanh |

Vào khoảng 10h sáng nay, 23.5, trong khi đang vận hành, đoàn tàu đường sắt đô thị  Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), bỗng đột ngột dừng lại giữa đường dù chưa đến điểm dừng khiến nhiều hành khách bất ngờ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hà Nội sử dụng xe buýt cỡ nhỏ kết nối đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Thế Kỷ |

Tuyến buýt số 146 được kết nối với tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông tại Hào Nam đến các điểm thu hút hành khách, khu vui chơi giải trí, khu phố cổ Hà Nội, khu vực Liên cơ quan...

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lỗ luỹ kế 160 tỉ đồng

Minh Hạnh |

Theo Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Hanoi Metro), trong báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021, năm đầu tiên vận hành tuyến Cát Linh - Hà Đông lỗ luỹ kế 160 tỉ đồng.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông mỗi ngày vận chuyển trên 15.600 khách

Minh Hạnh |

Theo đại diện Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), kể từ ngày tuyến đi vào vận hành khai thác thương mại đến nay (6.11.2021 đến 26.5.2022), bình quân mỗi ngày tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Động vận chuyển 15.633 hành khách.

Lý giải việc tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông dừng "không đúng ga"

Trang Khanh |

Vào khoảng 10h sáng nay, 23.5, trong khi đang vận hành, đoàn tàu đường sắt đô thị  Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), bỗng đột ngột dừng lại giữa đường dù chưa đến điểm dừng khiến nhiều hành khách bất ngờ.