Đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ dài 135 km có phải cự ly lý tưởng?

MINH QUÂN |

Thông tin dự án đường sắt cao tốc 10 tỉ USD nối TPHCM - Cần Thơ đang được nhiều người quan tâm và hy vọng qua đó sẽ góp phần giúp các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thêm động lực "cất cánh". Tuy nhiên vẫn còn đó những băn khoăn về tính hiệu quả, nguồn vốn đầu tư và giá vé của tuyến đường sắt này.

Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Hà Ngọc Trường – Viện phó Viện khoa học và công nghệ Phương Nam (đơn vị nghiên cứu) để làm rõ vấn đề này.

Cự ly ngắn khó cạnh tranh với đường bộ?

Sau 8 năm nghiên cứu, Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam đã hoàn tất báo cáo cuối cùng gửi Bộ Giao thông và Vận tải (GTVT) đề xuất điều chỉnh hướng tuyến đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ. Phương án mới này có ưu điểm gì so với quy hoạch trước đây thưa ông?

- Theo quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt tốc độ cao TPHCM - Cần Thơ do Bộ GTVT phê duyệt trước đây, tổng chiều dài toàn tuyến là 173,677km với 14 ga, bắt đầu từ ga An Bình (tỉnh Bình Dương) đến Cần Thơ.

Nay, Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam đề xuất Bộ GTVT rút ngắn tuyến lại còn 134,9km với 9 ga. Bắt đầu từ ga Tân Kiên (TPHCM) đi qua các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và ga cuối là Cần Thơ (TP.Cần Thơ).

Ưu điểm của việc thay đổi hướng tuyến là đường sắt sẽ sử dụng chung với hành lang trục đường cao tốc từ TPHCM đến Cần Thơ, giảm thiểu việc chia cắt khu vực dân cư, các khu công nghiệp đang hình thành và phát triển.

Ngoài ra, việc xây dựng 9 ga đô thị thành 9 thành phố vệ tinh của các tỉnh thành có đường sắt đi qua sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tham gia và giúp các địa phương thuận lợi hơn trong phát triển các cụm đô thị hiện đại mới gắn với các đầu mối giao thông.

Chưa hết, điều chỉnh lần này đã rút ngắn chiều dài toàn tuyến, tiết kiệm kinh phí xây dựng gần 200 triệu USD.

Ông Hà Ngọc Trường -
Ông Hà Ngọc Trường - Viện phó Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam. Ảnh: Minh Quân

Phương án mới đã nhận được thống nhất cao của lãnh đạo 5 tỉnh, thành - nơi tuyến đường sắt đi qua. Gần đây nhất UBND TPHCM đã có văn bản gửi Bộ GTVT nhất trí với phương án điều chỉnh này. Hiện dự án đã được Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường sắt thuộc bộ này lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận tiện để phát triển giao thông đường thủy bên cạnh đường bộ. Cũng chính vì điều này mà có nhiều ý kiến cho rằng việc ưu tiên làm tuyến đường sắt cao tốc là không nên. Ông đánh giá thế nào về việc này?

- Ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, vận tải đường thủy mặc dù có mạng lưới rộng khắp vùng nhưng tốc độ di chuyển không cao, lại bị ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều với biên độ dao động lớn. Mạng lưới kênh rạch còn lại không đủ độ sâu cho tàu thuyền lưu thông.

Trong khi đường bộ lại đang bị quá tải. Dù đã và đang hình thành hệ thống đường bộ cao tốc, gồm: TPHCM - Trung Lương (đang khai thác), Trung Lương - Mỹ Thuận (sắp đưa vào sử dụng) và Mỹ Thuận - Cần Thơ (đang xây dựng) nhưng khi các tuyến cao tốc này hoàn thành thì vẫn ách tắc như thường. Bởi, hiện mỗi năm TPHCM đón hơn 2 triệu người từ các tỉnh miền Tây tới sinh sống, làm ăn. Mỗi dịp lễ, Tết những người này cùng lúc trở về quê gây ra kẹt xe khủng khiếp, không tuyến đường nào chịu nổi.

Do đó, để giảm tải cho đường bộ, nhất là trong việc vận chuyển hàng bách hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu qua các cảng cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần có sự tham gia của phương thức vận tải sắt trên hành lang này.

Riêng tôi cho rằng, xây dựng được tuyến đường sắt này còn giúp TPHCM bớt quá tải về dân số. Người dân từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhất là các tỉnh gần TPHCM như Long An, Tiền Giang… buổi sáng có thể lên TPHCM làm việc và buổi chiều trở về nhà bằng tàu cao tốc.

Cũng có quan ngại rằng đường sắt cự ly dài mới là ưu thế, còn cự ly 135km như đường sắt cao tốc TPHCM – Cần Thơ không phải là cự ly lý tưởng?

- Tuyến cao tốc TPHCM – Cần Thơ dài 135km chỉ là giai đoạn đầu, giai đoạn 2 sẽ kéo dài từ Cần Thơ xuống Cà Mau thêm hơn 200km nữa. Hiện nay, lượng hành khách và hàng hóa lớn nhất từ miền Tây Nam Bộ là từ trung tâm thành phố Cần Thơ trở lên TPHCM nên về mặt kinh tế đầu tư đoạn này trước.

Chúng tôi cũng đã nhìn thấy đường sắt hiệu quả nhất phải từ 300km trở lên, nếu ngắn quá sẽ khó cạnh tranh với đường bộ. Nhưng lợi thế lớn nhất của đường sắt cao tốc là sự tiện lợi và an toàn.

Hiện người dân phải mất khoảng 4-5 giờ để đi từ TPHCM đến Cần Thơ bằng đường bộ do tắc nghẽn và nguy cơ tai nạn giao thông. Do đó đường sắt tốc độ cao sẽ giúp tiết kiệm đáng kể về thời gian dành cho chuyến đi, chỉ mất khoảng 45 phút/chuyến.

Hướng tuyến theo đề xuất của đường sắt TPHCM - Cần Thơ. Đồ họa: Phương Anh
Hướng tuyến theo đề xuất của đường sắt TPHCM - Cần Thơ. Đồ họa: Phương Anh

500.000 đồng/hành khách/chuyến cho suốt tuyến khoảng 135km là giá vé đề xuất cao nhất của tuyến đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ. Liệu với mức giá này có cạnh tranh với các loại hình vận tải khác, nhất là ôtô khách?

- Giá vé này nếu áp dụng thời điểm hiện nay đúng là hơi cao. Tuy nhiên, trong giá vé đã tính đến phương án trượt giá. Để hoàn thành tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ phải mất ít nhất 5 năm. Trong khi đó, giá vé là tiền đồng Việt Nam một năm trượt giá khoảng 10-15%. Giả sử 5 năm nữa, tuyến đường sắt này hoàn thành thì giá vé từ TPHCM đi Cần Thơ khi đó 500.000 đồng cũng chỉ tương đương với 300.000 đồng hiện nay.

Nhanh nhất cũng phải đến năm 2030 mới hoàn thành

Với tổng mức đầu tư khoảng 10 tỉ USD, phương án huy động vốn ra sao?

- Dự án này nhà nước có nói rõ với mức đầu tư 10 tỉ USD thì không thể có vốn nhà nước được. Tuy nhiên, dự án này những năm qua thu hút hơn 20 nguồn vốn ở nhiều nước và các quỹ tài chính quốc tế muốn hợp tác đầu tư. Hiện có 2 nhà đầu tư đến từ Mỹ và Anh quan tâm dự án này và họ đánh giá hiệu quả của tuyến đường khi hướng tuyến được điều chỉnh.

Dự án sẽ sử dụng hoàn toàn vào vốn của tư nhân. Nhà nước không phải chi bất kỳ đồng nào từ khâu nghiên cứu cho đến giải phóng mặt bằng nên không lo bị lãng phí. Nhà nước chỉ cần đứng ra thành lập Ban giải phóng mặt bằng để sớm có mặt bằng sạch cho nhà đầu tư thi công.

Nói vậy nghĩa là dự án này không phải lo vấn đề về nguồn vốn nữa?

- Tuy nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn 100% nhưng họ lại băn khoăn việc hoàn vốn ra sao. Đầu tư vào hạ tầng có rất nhiều rủi ro vì tốn rất nhiều tiền. Mỗi một km đường sắt cao tốc đi ở trên cầu là 40 triệu USD, nếu đi ngầm thì hơn 100 triệu USD một km. Do đó chúng ta phải có chính sách rõ ràng cho nhà đầu tư.

Kỹ sư Hà Ngọc Trường - Viện phó Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam chia sẻ về hướng tiến mới của tuyến đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ. Ảnh: Minh Quân
Kỹ sư Hà Ngọc Trường - Viện phó Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam chia sẻ về hướng tiến mới của tuyến đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ. Ảnh: Minh Quân

Nhiều công trình ở TPHCM như các đường vành đai 2, 3, 4 cả chục năm nay không khép kín được chính vì không có vốn. Huy động nguồn vốn tư nhân thì không có cơ chế thích hợp để người ta đầu tư vào và hoàn vốn cho họ bằng cách gì. Cơ chế, chính sách về vấn đề đầu tư tư nhân hiện nay chưa rõ ràng.

Do đó, chúng tôi đề xuất Chính phủ và Quốc hội cần có cơ chế mới động viên các đầu tư tư nhân đầu tư vào hệ thống giao thông, đặc biệt là đường sắt.

Nếu mọi chuyện thuận lợi, theo ông dự án này khi nào có thể triển khai thi công và đưa vào khai thác?

- Tôi kỳ vọng rằng trong năm 2021 sẽ làm xong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tiếp đó làm nghiên cứu khả thi, thiết kế… và cố gắng đến năm 2024 có thể bắt đầu thi công.

Dự án dự kiến thi công trong khoảng 5 năm nên đến năm 2030 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác. Khi đó, tuyến đường sắt cao tốc này sẽ là "chìa khóa" cho miền Tây Nam Bộ phát triển, nhất là khi nó còn được kéo dài tới Cà Mau.

- Xin cảm ơn ông đã chia sẻ!

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Giá vé tuyến đường sắt 10 tỉ USD nối TPHCM - Cần Thơ đắt hay rẻ?

MINH QUÂN |

Giá vé dự kiến của tuyến đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ được đề xuất cao nhất là 500.000 đồng/hành khách/chuyến (suốt tuyến khoảng 135km). Nhiều ý kiến bạn đọc gửi đến Báo Lao Động cho rằng, giá vé như vậy là khá cao và khó cạnh tranh với các loại hình vận tải khác, nhất là ôtô khách.

Dự án Đường sắt cao tốc 10 tỉ USD nối TPHCM - Cần Thơ: Cần cân nhắc kỹ về phương án tài chính

MINH QUÂN |

Tuyến đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ được thực hiện sẽ kết nối trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam với thủ phủ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, rút ngắn thời gian di chuyển xuống còn 45 phút. Dù ủng hộ việc khẩn trương xây dựng tuyến đường sắt nối TPHCM với Đồng bằng sông Cửu Long để giảm tải cho đường bộ, song các chuyên gia cũng lưu ý về “bài toán vốn”.

Tuyến đường sắt 10 tỉ USD nối TPHCM - Cần Thơ sẽ giảm tải cho đường bộ

MINH QUÂN |

Tuyến đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỉ USD khi đưa vào khai thác được đánh giá giúp giảm chi phí logistics, tăng kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp thêm các dịch vụ vận tải khối lượng lớn, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho đường bộ.

Sạt lở nghiêm trọng gây nguy cơ vỡ đê biển Đông, Bạc Liêu khẩn cấp ứng phó

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Tuyến đê biển Đông đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Đoạn sạt lở kéo dài hơn 30m, ăn sâu vào chân đê, gây ra nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Giá vé tuyến đường sắt 10 tỉ USD nối TPHCM - Cần Thơ đắt hay rẻ?

MINH QUÂN |

Giá vé dự kiến của tuyến đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ được đề xuất cao nhất là 500.000 đồng/hành khách/chuyến (suốt tuyến khoảng 135km). Nhiều ý kiến bạn đọc gửi đến Báo Lao Động cho rằng, giá vé như vậy là khá cao và khó cạnh tranh với các loại hình vận tải khác, nhất là ôtô khách.

Dự án Đường sắt cao tốc 10 tỉ USD nối TPHCM - Cần Thơ: Cần cân nhắc kỹ về phương án tài chính

MINH QUÂN |

Tuyến đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ được thực hiện sẽ kết nối trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam với thủ phủ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, rút ngắn thời gian di chuyển xuống còn 45 phút. Dù ủng hộ việc khẩn trương xây dựng tuyến đường sắt nối TPHCM với Đồng bằng sông Cửu Long để giảm tải cho đường bộ, song các chuyên gia cũng lưu ý về “bài toán vốn”.

Tuyến đường sắt 10 tỉ USD nối TPHCM - Cần Thơ sẽ giảm tải cho đường bộ

MINH QUÂN |

Tuyến đường sắt cao tốc TPHCM - Cần Thơ với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỉ USD khi đưa vào khai thác được đánh giá giúp giảm chi phí logistics, tăng kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp thêm các dịch vụ vận tải khối lượng lớn, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho đường bộ.