Đường giao thông chưa hết sụp, đê biển lại lở

NHẬT HỒ |

Ảnh hưởng khô hạn, mặn xâm nhập, nhiều đoạn đường tại Cà Mau bị sụp lở nghiêm trọng. Trong khi đó, trên 4.000m đê biển Tây đang sạt lở nặng có nguy cơ trôi hết ra biển, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, sản xuất của người dân.

Hàng loạt tuyến đường sụp lở, chia cắt giao thông

Ngày 22.3, ông Ngô Văn Trường - Chủ tịch UBND xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)  - xác nhận, tuyến đường Co Xáng - Cơi 5 - Đá Bạc, đoạn qua địa phận ấp 2, xã Trần Hợi lại tiếp tục bị sụt lún nghiêm trọng. Sự cố vừa xảy ra vào rạng sáng 22.3. Vị trí sụt lún có chiều dài khoảng 50m, độ sâu từ 2,5-3m. Toàn bộ mặt đường gần như bị hư hỏng nặng. Giao thông trên đoạn này bị chia cắt hoàn toàn.

Ông Trường cho biết, trước mắt, địa phương cử lực lượng xuống hiện trường sụt lún kiểm tra ban đầu, bố trí rào chắn và biển cảnh báo nguy hiểm. Sau đó, xã sẽ báo cáo chính thức gửi UBND huyện để có giải pháp khắc phục phù hợp nhất.

Vào rạng sáng 15.3, cũng trên tuyến lộ nhựa Co Xáng - Cơi 5 - Đá Bạc, đoạn qua địa phận xã Khánh Bình Tây bị sụt lún, có chiều dài hơn 30m, tạo thành một hố lớn. Mặt đường hư hỏng hoàn toàn, không còn khả năng lưu thông phương tiện.

Từ đầu mùa khô 2020 đến nay, do ảnh hưởng khô hạn, Cà Mau có trên 1.100 điểm sạt lở tại vùng ngọt hóa thuộc các huyện Trần Văn Thời, U Minh và một phần Thành phố Cà Mau. Tổng chiều dài các đoạn sụp lở đất đã lên đến trên 23.000m, nhiều nơi giao thông bị chia cắt hoàn toàn. Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Cà Mau, đây là hiện tượng lạ kể từ năm 2016. Tuy nhiên, mức độ sụp lở diễn tiến nhanh và phức tạp hơn. Nguyên nhân có thể do hạn mặn xâm nhập, tất cả dòng kênh đều kiệt nước gây nên hiện tượng sụp lở đất cục bộ.

Trên 4.000m đê biển có nguy cơ trôi ra biển

Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, đê biển, tuyến đường ven biển đang sạt lở nặng. Hiện tượng này đã diễn ra vào tháng 2.2020, nhưng diễn biến càng nghiêm trọng hơn vào cuối tháng 3. Cụ thể, đến thời điểm này, tuyến đê biển Tây đoạn Đá Bạc - Kênh Mới đã sụt lún 240m và nguy cơ sụp lún trên 4.000m.

Trước đó, khoảng 6h30 phút ngày 19.3, tuyến đê biển Tây đoạn đi qua Kênh Mới hướng về Đá Bạc (cách cống Kênh Mới khoảng 800m, địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) có hiện tượng sụt lún về phía biển với chiều dài khoảng 30m, chiều sâu 8-10cm. Ngày 23.2, tuyến đê biển Tây liên tiếp bị sụt lún bề mặt. Hiện nay, mặt đường nhiều nơi có nguy cơ sạt lở cao.

Khô hạn, mặn xâm nhập thời gian qua đã làm sụt lún 1.120 tuyến đường trên địa bàn tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài hơn 23.800m. Trong đó, có 1.115 tuyến, vị trí sụp lún đường giao thông nông thôn với chiều dài hơn 23.500m.

Dự án nâng cấp đê biển Tây từ Tiểu Dừa (giáp ranh với tỉnh Kiên Giang) đến Cái Đôi Vàm dài trên 72km, nguồn vốn trên 1.690 tỉ đồng. Đoạn bị sụt lún đưa vào sử dụng khoảng cuối năm 2018 và còn trong thời gian bảo hành.

Để bảo vệ đê biển, tỉnh Cà Mau đưa ra phương án sẽ đào một con kênh trữ nước khác nằm cặp dự án tái định cư đê biển Tây. Phần đất đào lên sẽ dùng để lấp đầy con kênh hiện tại nằm dọc theo chiều dài công trình đê biển Tây, đoạn Đá Bạc đến cống Kênh Mới. Trường hợp không đủ đất, tỉnh sẽ bơm thêm một lượng bùn bổ sung để lấp đầy kênh. Mặt khác, kênh mới đào sẽ đảm nhiệm việc trữ nước cho vùng sản xuất phía trong đê và giúp lưu thông thủy của bà con.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Kiên Giang: Cây lúa vẫn thiệt hại nặng nề vì hạn mặn

Lục Tùng |

Ngay sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh công bố tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng cấp độ 1, các ban ngành, địa phương trong tỉnh đã khẩn cấp triển khai nhiều hoạt động ứng phó, đảm bảo an toàn đời sống và ổn định sản xuất, nhất là cây lúa. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, cây lúa vẫn thiệt hại nặng nề...

Dấu chân quê trên vùng hạn mặn

TRẦN LƯU |

Múc ca nước mưa trong lu đổ vô nồi vo gạo, ông Nguyễn Văn Nghĩa (xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) cười hóm hỉnh: “Tôi sống gần cả đời người ở nông thôn, có ai ngờ, những chiếc lu “quê mùa” giờ lại có gị trị đến vậy”...

Vào tâm điểm hạn mặn Cà Mau

Nhật Hồ - Phong Nguyễn |

Tỉnh Cà Mau vừa chính thức công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 tại huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh. Tỉnh này cũng đề nghị Bộ NNPTNT hưởng dẫn công bố thiên tai. Hạn mặn đã làm cho đời sống người dân nơi đây lâm vào cảnh khó khăn chồng chất. Không riêng gì Cà Mau, hàng loạt tỉnh tại ĐBSCL đang cần giải pháp để thoát khỏi vòng vây của hạn mặn.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Kiên Giang: Cây lúa vẫn thiệt hại nặng nề vì hạn mặn

Lục Tùng |

Ngay sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh công bố tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng cấp độ 1, các ban ngành, địa phương trong tỉnh đã khẩn cấp triển khai nhiều hoạt động ứng phó, đảm bảo an toàn đời sống và ổn định sản xuất, nhất là cây lúa. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, cây lúa vẫn thiệt hại nặng nề...

Dấu chân quê trên vùng hạn mặn

TRẦN LƯU |

Múc ca nước mưa trong lu đổ vô nồi vo gạo, ông Nguyễn Văn Nghĩa (xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) cười hóm hỉnh: “Tôi sống gần cả đời người ở nông thôn, có ai ngờ, những chiếc lu “quê mùa” giờ lại có gị trị đến vậy”...

Vào tâm điểm hạn mặn Cà Mau

Nhật Hồ - Phong Nguyễn |

Tỉnh Cà Mau vừa chính thức công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 tại huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh. Tỉnh này cũng đề nghị Bộ NNPTNT hưởng dẫn công bố thiên tai. Hạn mặn đã làm cho đời sống người dân nơi đây lâm vào cảnh khó khăn chồng chất. Không riêng gì Cà Mau, hàng loạt tỉnh tại ĐBSCL đang cần giải pháp để thoát khỏi vòng vây của hạn mặn.