Đứng trước cuồng phong...

Lê Thanh Nguyên |

Những ngày cuối tháng Mười, năm Chín Bảy mưa dông, gió giật mạnh, mây đen kéo về che phủ cả ngày và đêm… Chưa bao giờ sự khắc nghiệt của trời đất áp đến gần thủ phủ miền Tây như vậy. Tin khí tượng thủy văn giội trên sóng truyền hình, phát thanh liên tục về cơn áp thấp nhiệt đới đã nhanh chóng mạnh lên thành một cơn bão nhiệt đới và được JTWC (Trung tâm cảnh báo bão liên hợp) đặt tên là “Linda”. Di chuyển theo hướng Tây, cơn bão tiếp tục tăng cường, Linda đổ bộ vào tỉnh Cà Mau, và được gọi là bão số 5.

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão trung ương nhận định, Linda diễn biến nhanh không ngờ. Áp thấp nhiệt đới chỉ trong 12 giờ đã mạnh lên thành bão. Còn các chuyên gia khí tượng đánh giá đây là cơn bão khốc liệt nhất trong vòng ít nhất 100 năm ở Nam Bộ. 

Biển gọi

Với thế mạnh có mạng lưới cộng tác viên lấp đầy các tỉnh, thông thường với loại sự kiện diễn ra trên diện rộng toàn vùng, Văn phòng Đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL (trụ sở đóng ở Cần Thơ) sẽ nắm bắt thông tin từ các CTV tổng hợp tình hình và gửi tin nhanh về tòa soạn mỗi sáng… Đến ngày thứ hai, thông tin từ nơi đỉnh đầu cơn bão số 5 đổ về kéo tất cả phóng viên của văn phòng lao ra hiện trường. Hay tin, một người bạn ở trường lái xe của địa phương tự nguyện cho mượn một xe Jeep không mui, không băng nệm, người cầm lái cũng là học viên của trường còn mới ngẩn tò te… Và chỉ cần như thế là chúng tôi lao vào giữa cơn thịnh nộ của trời đất, với vận tốc tối đa  của chiếc xe sắp hết hạn sử dụng và sự nhiệt tình nhấn ga của bác tài vừa được cấp bằng lái… 

Vừa đến Cà Mau - điểm nóng nhất của cái nền bão số 5 - chúng tôi đã nghe thông tin xác người chết trôi đầy cả cửa biển, mặc dù chưa tiếp cận được thông tin đầu nguồn nhưng khi vừa đến bến tàu cả nhóm chúng tôi vội vã phóng xuống một chiếc canô của một đồng nghiệp ra cửa biển Kinh Hội. Khúc dạo đầu được mô tả trong bài viết là: “…Từ ngã ba sông Cũ đổ ra cửa biển Kinh Hội, hai bên bờ trống vắng, lạnh lẽo. Dò tìm mút mắt vẫn không sao gặp lại cái cảnh hàng trăm tàu tấp nập ra vào cửa biển mỗi khi vụ mùa đến. Sông vắng lặng, nhà trống trơ. Chỉ có phụ nữ và người già đứng thành từng nhóm xa xa, dõi trông ra biển. Càng tới gần biển thì mật độ càng dày. Hàng nghìn người chen chúc trước sân Đồn biên phòng 696 - được chọn làm điểm tiếp nhận những chuyến tàu cứu hộ. Khi chiếc canô chở đoàn nhà báo cập mạn một tàu, ông Nguyễn Văn T chạy sà đến với gương mặt phờ phạc, mắt lõm sâu, đỏ hoe, gào lên: “Hết rồi, cả nhà tôi 9 người chỉ về được một…” ống kính của chiếc máy ảnh Pratika cũ kỹ cứ cất lên rồi hạ xuống mãi cũng không thể bấm ghi vội một bức ảnh, thi thể của những ngư phủ chết trôi trên biển được đưa về trước sân Đồn biên phòng 696 trương sình lên như những chú voi nơi rừng sâu nhiều và khủng khiếp nhìn đến chóng mặt, một cảnh tượng mà những người làm báo trẻ như chúng tôi thời đó trong đời chưa từng chứng kiến… Bóng chiều đã đổ xuống cộng với không gian âm u nửa tối nửa sáng của bão dữ khiến cho không gian của biển càng ngột ngạt hơn, dù biết rằng với ánh sáng này sẽ khó lòng thực hiện được bức ảnh đảm bảo kỹ thuật theo yêu cầu của một bài cover trên trang Nhất của Báo Lao Động, nhưng tôi vẫn cố nằn nì người tài công xô chiếc canô lùi ra xa để ghi lại hình ảnh người thân của ngư phủ.  

Đang tập trung ở doi đất đầu Kinh Hội trông ngóng những con tàu cứu hộ trở về. Ánh sáng mờ nhạt như vậy tôi vẫn cố gắng lia ống kính đến những đôi mắt mệt mỏi, nhoài ra phía trước của họ… điều mà tôi muốn truyền tải từ bức ảnh là một chút hy vọng đón người thân sống sót trở về nhòa trong nỗi kinh hoàng kéo dài. Ánh mắt kiệt dần tia hy vọng…

Bài báo “Tiếng gọi từ mảnh đất tận cùng” đăng trên Lao Động tháng 11.1997.
Bài báo “Tiếng gọi từ mảnh đất tận cùng” đăng trên Lao Động tháng 11.1997.

10 tỉ đồng và giọt nước mắt của người đọc

Quần quật suốt ngày nơi nắng gió của biển Đông và bão số 5 chúng tôi vẫn chưa thật tự tin về những gì đã có được khi tác nghiệp, phải chăng vì đối diện với nỗi đau quá lớn của biển? Nhưng phần tòa soạn thôi thúc bài viết về bão Linda cho số báo ngày mai, vả lại bão đã chuyển hướng về biển Tây rồi. Phóng viên Lê Vũ Tuấn trực ở văn phòng cũng đã phóng xe ngay trong đêm hôm đó đến nơi cửa của biển Tây rồi. Theo yêu cầu của tòa soạn, chúng tôi phải viết bài ghép chung tên nên phải chia địa bàn tác nghiệp nơi điểm nóng của biển Tây và viết nhanh bài gửi về tòa soạn trước 11 giờ trưa, bài không được viết tay. Trời! Thời đó, computer như “gạo châu, cũi quế”, nghe chuyện, lãnh đạo báo địa phương cho mượn một phòng viết có trang bị sẵn computer và máy in. Bản thảo viết vội hồi đêm được đưa vào máy và hiệu đính. 

Một số đồng nghiệp nữ hiếu kỳ tại đây vây sau lưng phóng viên đọc bài viết trên màn hình computer có người khóc ròng: “Hai bà mẹ giành nhau cùng một xác con. Cái xác đã thối rữa, hoàn toàn biến dạng. Khổ là vậy ! Cả hai người mẹ giành về mình nỗi đau mà không tạm giữ lại niềm hy vọng? Cuối cùng, nhờ cái ngón tay út cụt lóng, một trong hai bà đã nhận đúng xác con…”. Bài viết được chuyển về tòa soạn như đã hẹn (tuy có vài trục trặc kỹ thuật nhỏ nhưng cũng vượt qua được). 

Sáng hôm sau trên trang nhất bài được đặt vị trí cover của số báo mới, ảnh được mở to dưới manchette chạy vắt từ khu vực bên trái sang bên phải của trang nhất. Có lẽ đó là lần phối hợp ưng ý nhất giữa phóng viên và biên tập trong xử lý thông tin trên Báo Lao Động: Sự gặp nhau giữa ý chí - tình cảm của cán bộ biên tập và phóng viên từ tít tựa, chữ nghĩa, hình ảnh đến trình bày trang báo. Sau bài viết ấy là những trận mưa thưởng của Ban Biên tập dành cho phóng viên và Văn phòng ĐBSCL. 

Trong cuộc họp giao ban tuần, Tổng Biên tập Phạm Huy Hoàn cho biết, nhiều bạn đọc gọi điện thoại gặp trực tiếp đến Tổng Biên tập bày tỏ sự xúc động sau khi đọc bài viết của Báo Lao Động và xin được đóng góp tiền cứu trợ, có người đã không kiềm được nước mắt trong đó có quan chức cấp cao của Trung ương. Cứ như thế tiền đóng góp cứu trợ về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động tăng gần như tới đỉnh cao nhất từ trước đến nay đối với những sự kiện thiên tai. Trước bài báo khoản đóng góp công bố trên báo là một tỉ đồng, sau đó tăng lên trên 11 tỉ đồng. Có lẽ, một phần do sự kiện bão số 5 quá lớn gây chấn động tấm lòng của đồng bào cả nước, nhất là dòng chảy đùm bọc che chở “bí bầu” trong tổ chức Công đoàn là một truyền thống bất di bất dịch, và phần khác cũng không thể phủ nhận tác động truyền thông (dĩ nhiên trong đó có sự tham gia của bài “Tiếng gọi từ mảnh đất tận cùng” đăng tải trên Báo Lao Động trong sự kiện cơn bão số 5. Mãi đến bây giờ, hơn 20 năm sau khi trở về vùng bão số 5 cũ ở hai vùng biển Đông và Tây, những người từng chứng kiến sự ra đời của bài viết còn nhắc đến).

“Rồi đây về cơn bão Linda, chắc người ta sẽ ghi: Đã có hàng vạn người bị bão tố xô ra biển và hàng nghìn người không còn được trở về. Chỉ sau bão một ngày, lãnh đạo tỉnh Cần Thơ - nơi cũng bị thiệt hại không nhỏ - đã gửi điện chia buồn đến các tỉnh bị thiệt hại nặng hơn và xuất ngân sách ra hàng trăm triệu đồng, chia nhau đi ủy lạo đồng bào các tỉnh lân cận. Cái nghĩa “một miếng khi đói” đó thật quý giá biết bao! …

Đã đúng hẹn gửi bài về tòa soạn, nhưng xung quanh chúng tôi vẫn còn “tiếng gọi”. Vâng, những người dân bất hạnh sau cơn bão số 5 không gọi đúng tên chúng tôi, nhưng những đau thương,mất mát của bà con đã làm chúng tôi nắm níu. Và chúng tôi hiểu, viết làm sao cho hết nỗi đau này? Chỉ mong góp phần nhỏ để làm thành tiếng gọi từ mảnh đất tận cùng Tổ quốc sau cơn bão số 5”.

* * *

Trích tác phẩm “Tiếng gọi từ mảnh đất tận cùng” của Lê Thanh Nguyên - Lê Vũ Tuấn. Tác phẩm đoạt Giải Ba Giải Báo chí toàn quốc năm 1998.

Tác giả là nguyên Trưởng VPĐD Báo Lao Động tại ĐBSCL

Lê Thanh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.