Dựng nêu đón Tết Nguyên đán 2019 ở Lý Sơn

NGUYỄN NGHĨA |

Sáng sớm 29.1 (tức ngày 24 tháng Chạp năm Mậu Tuất), các đền chùa miếu mạo và các tộc họ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã tổ chức nghi thức dựng nêu hay còn gọi là trồng đu lên phướn để đón Tết cổ truyền dân tộc.

Nghi thức dựng nêu của cư dân đảo Lý Sơn tồn tại gần 300 năm qua. Trong khi ở nhiều địa phương trong cả nước, nghi lễ này bị mai một thì tại Lý Sơn được gìn giữ bảo tồn đến ngày nay. Đây là nghi thức ăn sâu vào tâm thức, văn hóa truyền thống người dân xứ đảo.

Trước khi dựng nêu, các đền chùa, miếu mạo và các tộc họ bắt đầu gióng trống, khua chiêng dâng lễ vật để làm nghi Lễ lên nêu. Kết thúc nghi lễ này, cây nêu được đưa ra trước sân đình, miếu hay các nhà thờ tộc để dựng lên báo hiệu với tiền nhân, ngày Tết đã đến.

Ông Trần Thọ - Ban Quản lý Lân An Hòa (xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) - cho biết, lễ dựng nêu có từ xa xưa. Đây là văn hóa truyền thống của người dân trên đảo, thông qua nghi thức tâm linh này là trừ ma diệt quỷ, với mong muốn Tết đến xuân về xóm làng được bình yên, mùa màng bội thu, thuyền về tôm cá đầy khoang.

Cây Nếu Tết được các bô lão dựng lên báo hiệu ngày Tết đã đến.
Cây nêu được các bô lão dựng lên báo hiệu ngày Tết đã đến.

Cây nêu Tết được làm từ cây tre già, thân cao to, dài khoảng 5 - 6 mét, thân được sơn màu đỏ, trên ngọn cây nêu được gắn thêm đầu chim phụng (còn gọi là chim công) hoặc đầu cá chép được trạm khắc tinh xảo từ gỗ vông cùng một lá cờ Tổ quốc và một lá phướn. Nghi thức dựng cây nêu ngày Tết là dịp để các thế hệ con cháu, họ tộc trên đảo tưởng nhớ bậc tiền nhân có công khai khẩn vùng đất đảo và tri ân cha ông nằm lại nơi Hoàng Sa đất mẹ vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông Phạm Quang Ry - hậu duệ thủy quân Cai đội Hoàng Sa-Phạm Quang Ảnh - cho biết, nghi thức dựng cây nêu Tết được thực hiện vào tối 23 rạng sáng 24 tháng Chạp. Thời khắc đó, tất cả các dinh miếu, lăng thờ cá ông của các nhà thờ họ trên đảo đều đồng loạt tổ chức lễ dựng cây nêu để đón Tết.

Các bô lão thực hiện nghi thức lên Nêu.
Các bô lão thực hiện nghi thức lên nêu.

Phong tục và nghi thức dựng cây nêu ngày Tết ở Lý Sơn là nét đẹp văn hóa của người dân trên đảo, bởi với những biểu tượng được gắn trên cây nêu thể hiện ý chí quật cường của các bậc tiền nhân. Ngoài được dựng ở những nơi thờ tự tâm linh, những năm gần đây, nhiều tàu cá của ngư dân địa phương cũng thực hiện nghi thức dựng cây nêu trên tàu cá, như biểu tượng của người dân Lý Sơn luôn hướng về Hoàng Sa – Trường Sa vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

"Lễ dựng nêu có từ xa xưa, để phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, chính quyền huyện Lý Sơn vận động nhân dân gìn giữ, bảo tồn nghi lễ văn hóa truyền thống đặc sắc này” - ông Lê Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) - nói.

Từ bao đời nay, cây nêu là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán đối với người dân đảo tiền tiêu. Theo truyền thuyết cây nêu được coi là cây vũ trụ nối liền đất với trời. Theo lưu truyền, dựng nêu ngày Tết ngoài dụng ý để trừ ma diệt quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, nó còn có ý nghĩa cầu mong năm mới may mắn và mời các vị thần linh, các vị tiền bối về đón năm mới với người dân trên đảo. Lá cờ đỏ sao vàng được treo trang trọng trên cây nêu nhằm khẳng định của chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

NGUYỄN NGHĨA
TIN LIÊN QUAN

Văn khấn thần linh mùng 1 Tết Kỷ Hợi trong nhà chuẩn nhất

Bình An (sưu tầm) |

Theo quan niệm dân gian, trong ngày mùng 1 Tết âm lịch, ngoài việc cúng tổ tiên, cúng thần linh trong nhà là điều không thể thiếu để cầu mong bình an, cùng những điều tốt lành trong năm mới.

Nhà nhà dựng cây nêu, lung linh sắc màu Tết

ANH ĐỨC |

Từ lâu, cứ mỗi dịp Tết đến, người Việt Nam thường dựng cây nêu và coi đây là biểu tượng thiêng liêng, tránh những xui xẻo và mang lại may mắn cho năm mới.

Văn khấn Tất niên chiều 30 Tết chuẩn nhất

Bình An |

Vào ngày 30 Tết hằng năm, gác lại mọi lo toan bộn bề, mỗi gia đình người Việt lại sửa soạn mâm cỗ cúng tất niên để tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Văn khấn thần linh mùng 1 Tết Kỷ Hợi trong nhà chuẩn nhất

Bình An (sưu tầm) |

Theo quan niệm dân gian, trong ngày mùng 1 Tết âm lịch, ngoài việc cúng tổ tiên, cúng thần linh trong nhà là điều không thể thiếu để cầu mong bình an, cùng những điều tốt lành trong năm mới.

Nhà nhà dựng cây nêu, lung linh sắc màu Tết

ANH ĐỨC |

Từ lâu, cứ mỗi dịp Tết đến, người Việt Nam thường dựng cây nêu và coi đây là biểu tượng thiêng liêng, tránh những xui xẻo và mang lại may mắn cho năm mới.

Văn khấn Tất niên chiều 30 Tết chuẩn nhất

Bình An |

Vào ngày 30 Tết hằng năm, gác lại mọi lo toan bộn bề, mỗi gia đình người Việt lại sửa soạn mâm cỗ cúng tất niên để tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến.