Lao động - việc làm

Đừng là hành khách lỡ chuyến tàu 4.0

Thúy Hằng - Minh Bằng |

Tại diễn đàn cấp cao "Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4" tổ chức vào trung tuần tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dùng hình ảnh “con tàu 4.0” để nói về cơ hội và thách thức đối với Việt Nam.  

 
  

"Việt Nam sẽ không nằm ngoài cuộc chơi của CMCN 4.0. Việt Nam sẽ vượt qua thách thức, nắm cơ hội để sớm bước lên con tàu này. Đây là cơ hội để dân tộc Việt Nam thực hiện khát vọng phồn vinh. Chúng ta hãy cùng nỗ lực, biến khát vọng thịnh vượng của quốc gia, dân tộc thành việc làm, hành động và kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực" - Thủ tướng nói.

Rõ ràng, với con tàu 4.0 ấy, người lao động Việt phải tìm cách để không trở thành những hành khách lỡ tàu…

Chất lượng lao động - yếu tố quyết định

Yếu tố con người sẽ càng được trọng vọng, bởi ở đó, tính cá nhân, duy nhất và khác biệt sẽ được khẳng định. Thế giới theo đó sẽ biến đổi theo kỷ nguyên số. Càng công nghệ cao, nguồn lực con người càng chất lượng cao, trí tuệ và cảm xúc của con người sẽ là tài nguyên vô giá.

Năm 2017, ở  diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), lãnh đạo các quốc gia đã tham gia thảo luận đến một vấn đề thiết thực mà tất cả các nền kinh tế thành viên đang gặp phải là chiến lược lao động và việc làm trong kỷ nguyên số. Hay nói cách khác, cách mạng 4.0 là gì và nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến tương lai nguồn nhân lực của khu vực, trong đó có Việt Nam? 

Sống trong kỷ nguyên số hóa, vai trò của nhân lực sẽ được giảm thiểu ở một số ngành nghề có thể tự động hóa. Có sự dấy lên lo ngại rằng, như vậy các máy móc tự động, người máy sẽ cướp hết việc làm của người lao động chăng. Đối với các nền kinh tế có nguồn lực lao động dồi dào, đây có phải là một thách thức hay không?

Trước cách mạng 4.0, những thách thức và cơ hội dành cho các nền kinh tế là như nhau. Một số ngành nghề sẽ mất đi trên thế giới, nhưng cùng với đó, các ngành nghề mới sẽ sinh ra. Nhiều loại hình đào tạo mới cũng phát triển, và như vậy, sự chuyển đổi về cơ cấu ngành nghề sẽ là sự chuyển động tất yếu, chứ tài nguyên nhân lực sẽ không bị triệt tiêu mất đi như cách nghĩ tiêu cực về cách mạng 4.0

Quan trọng hơn cả là con người sẽ không ngừng phải học tập - một xã hội học tập, và học tập cả đời là các cụm từ sẽ được nhắc đến rốt ráo trong chiến lược về nguồn nhân lực đến 2020 và tương lai. Đối với Việt Nam, theo một nghiên cứu về thị trường lao động, những ngành nghề đào tạo có liên quan đến khoa học kỹ thuật, thông tin, kỹ thuật, số hóa có tỉ lệ thất nghiệp ít hơn số sinh viên theo học cách ngành nghề văn khoa, công tác xã hội. Như vậy, bản thân chiến lược đào tạo cũng phải chuyển động để theo kịp mặt bằng chung của thế giới. Chiến lược nguồn nhân lực sẽ có suất đầu tư và sự quan tâm hơn đến những ngành nghề có khả năng thất nghiệp ít hơn, khuyến khích sự sáng tạo và làm chủ công nghệ. Các nền kinh tế APEC được khuyến nghị chiến lược đào tạo con người để đáp ứng thị trường lao động cần tập trung cho khả năng tận dụng cơ hội mới, khả năng thích ứng, tiếp nhận văn minh nhân loại.

Bên cạnh đó, với sự xoay vần này, những lao động bị ảnh hưởng bởi thay đổi cơ cấu sẽ đi về đâu. Họ ở nhóm những ngành nghề sẽ dần bị thay thế bởi máy móc công nghệ mới, những ngành nghề lạc hậu, các nhóm nhân lực dễ bị tổn thương vì không còn phù hợp. Để “không ai bị bỏ lại phía sau” trong một đoàn tàu cách mạng công nghiệp thì các nền kinh tế cũng cần chuẩn bị một chính sách bảo trợ xã hội tốt, không kích ứng với những chuyển động quá nhanh của thị trường lao động trẻ năng động. 

Dấn thân để không lỡ tàu

Câu hỏi đặt ra là liệu doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho chuyến tàu này? Những con số tại diễn đàn cấp cao "Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - CMCN 4.0" cho thấy: Mức độ sẵn sàng cho CMCN 4.0 năm 2018, Việt Nam xếp thứ 48/100 quốc gia về cấu trúc của nền sản xuất và thứ hạng 53/100 quốc gia về các yếu tố dẫn dắt sản xuất. Nhìn chung, mức độ sẵn sàng tham gia CMCN 4.0 của Việt Nam thuộc nhóm thấp của thế giới và thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN. Về các yếu tố dẫn dắt sản xuất, Việt Nam xếp hạng 53, đứng sau Singapore (hạng 2), Malaysia (hạng 22), Philippines (hạng 22), Thái Lan (hạng 35)…

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương - cho biết cuối năm 2017, bộ này đã tiến hành khảo sát tính sẵn sàng cho CMCN 4.0 của các doanh nghiệp (DN) ngành công thương. Kết quả cho thấy phần lớn DN sản xuất công nghiệp đang mới đứng ở điểm xuất phát (có tới 61% số DN hiện còn đứng ngoài cuộc CMCN 4.0 và 21% số DN mới bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị đầu tiên).

Các DN Việt Nam tiếp cận ở mức thấp với 6 trụ cột đánh giá tính sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 (chiến lược và tổ chức, nhà máy thông minh, vận hành dịch vụ, dịch vụ dựa trên nền tảng dữ liệu, sản xuất thông minh, người lao động). Khảo sát 2.000 DN do Hiệp hội DN vừa và nhỏ Hà Nội thực hiện cũng cho thấy 79% số DN trả lời chưa chuẩn bị cho CMCN 4.0.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, Việt Nam đã có công nghiệp 4.0 nhưng ở mức độ thấp.

"Một chuyên gia vừa nói với tôi Việt Nam đã có công nghiệp 4.0 nhưng chưa phải quy mô lớn. Muốn có tốc độ cao hơn thì chính sách rất quan trọng", Thủ tướng nói.

Cũng tại diễn đàn này, theo ông David S Aikman - Thành viên Ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam hiện tại đang có giá nhân công rẻ, do vậy đôi khi vẫn trì hoãn việc đầu tư công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên, các DN cần phải biết rằng để phát triển bền vững cần phải cạnh tranh bằng chất lượng lao động của mình chứ không chỉ nhân công giá rẻ.

Còn ông Albert Antoine - chuyên gia tư vấn cao cấp về trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ - cho rằng Việt Nam đừng quá lo ngại rằng CMCN 4.0 sẽ là nguy cơ gây nên mất việc làm trong tương lai vì nhà máy của các quốc gia phát triển sẽ chuyển về nước. Thay vào đó, cần tìm cách nâng cao chất lượng lao động, cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư và giữ chân tập đoàn lớn.

Ngược lại dòng thời gian, tại diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam diễn ra hồi tháng 9.2017 thì TS Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - đã cho rằng một trong 5 “điểm cộng” là  Chính phủ, doanh nghiệp, con người Việt Nam có khát vọng, có dũng khí dấn thân vào cuộc cách mạng này. Đó sẽ là khởi nguồn của sự sáng tạo, khát khao vươn lên, là yếu tố mang đến thành công khi thực hiện cuộc cách mạng 4.0.

Thúy Hằng - Minh Bằng
TIN LIÊN QUAN

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Tổng LĐLĐVN ra Nghị quyết hỗ trợ người lao động mất việc, giảm giờ làm

Hà Anh |

Chiều 16.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đã ký Nghị quyết 06/NQ-ĐCT của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.