Dùng công nghệ gì để sửa chữa cầu Thăng Long?

Minh Hạnh |

Công nghệ sửa chữa cầu Thăng Long đã được áp dụng tương tự như các cầu ở nhiều nước trên thế giới như Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản... Lần sửa chữa này, các chuyên gia giao thông cho rằng sẽ đảm bảo tuổi thọ khai thác lâu dài.

Cầu Thăng Long được khởi công xây dựng ngày 26.11.1974 đến tháng 5.1985 thông xe và đưa vào sử dụng. Từ đó đến nay, mặt cầu đã nhiều lần xuất hiện các hư hỏng và được sửa chữa nhưng chỉ được một thời gian lại bị hư hỏng. Đơn cử, năm 1999 cào bóc 3cm lớp trên và thảm phủ lớp bêtông nhựa mới.

Năm 2009 thay thế lớp phủ mặt cầu cũ bằng công nghệ vật liệu SMA. Tuy nhiên, sau 1 đến 2 tháng lại xuất hiện hư hỏng như mặt đường rạn nứt, bêtông nhựa không dính bám với bản mặt thép, trồi lún bê tông nhựa, hư hỏng khe con giãn...

Theo GS.Ts Trần Đức Nhiệm (Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội), nguyên nhân hư hỏng cầu Thăng Long là do mật độ xe lớn (thống kê hiện nay có khoảng 47.000 lượt xe/ngày đêm), tải trọng trục các xe lớn. Kết cấu cầu Thăng Long bản thép tương đối mỏng, bản mặt cầu chịu kéo theo cả phương dọc và ngang, bị võng cục bộ. Mặt khác, dù các đợt sửa chữa thời gian qua, thế nhưng qua đánh giá chất lượng lớp phủ mặt cầu bêtông Asphalt không đáp ứng được yêu cầu chịu tải, dính bám giữa lớp phủ mặt cầu với mặt cầu thép kém, nhiều vị trí không có dính bám, lớp phủ rộng, đọng nước...

Theo đó giải pháp sửa chữa lần này sẽ cải tạo mặt cầu bản thép trực hướng hiện tại thành mặt cầu liên hiệp nhẹ. Việc kết dính giữa bản mặt thép với bêtông siêu tính năng UHPC được liên kết giữa bản mặt thép hiện tại và bên tông siêu tính năng bằng đinh neo chống cắt tiêu chuẩn. Sau đó, sẽ thảm một lớp bêtông nhựa Polyme trên lớp tạo nhám và dính bám. Tăng cường độ cứng cho bản mặt cầu có tính chịu mỏi cao, giải quyết được vấn đề dính bám giữa mặt cầu và lớp phủ trong trường hợp tải trọng xe nặng, chống thấm đọng nước xuống bề mặt cầu.

Khẳng định kết cấu cầu Thăng Long hiện vẫn ổn định, chỉ hư hỏng lớp phủ bên trên, Giáo sư, tiến sỹ Tống Trần Tùng, nguyên giảng viên trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, năm 2005, chúng ta có sai lầm trong giải pháp sửa chữa, cào bóc lớp 3 phân mặt cầu để thảm lại là “lợi bất cập hại”.

Năm 2009 việc sửa chữa bằng kết cấu bêtông ASPHALT không dính bám, chống thấm không phù hợp tại Việt Nam. Lớp bêtông nhựa này chỉ dày có 6-7cm, khi xe tải nặng chạy và lớp mặt này không chịu lực hoàn toàn nên nhanh xô. Các sửa chữa về sau thực chất là vá víu để đảm bảo êm thuận.

Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải) - Ông Nguyễn Trung Sỹ cho biết, qua khảo sát và kiểm định, kết cấu dàn thép của 5 liên nhịp dàn thép đã được kiểm định 1 cách chắc chắn và bảo đảm khả năng chịu lực của cầu bền vững, kết cấu thép ở dưới ổn định và không biến dạng. “Lần sửa chữa công trình sẽ tồn tại ít nhất trên 10 năm bởi kết cấu được thực hiện bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật mới và có độ bền tốt nhất”, ông Sỹ cho hay.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Mặt cầu Thăng Long được sửa chữa trong bao lâu?

Giang Quang - Sở Hạ |

Ngày 28.7, để sửa chữa những hư hỏng và hằn lún trên mặt cầu Thăng Long, chủ đầu tư và đơn vị thi công đã tiến hành rào chắn và cấm toàn bộ phương tiện lưu thông trên cầu Thăng Long.

Cấm tất cả các loại phương tiện qua cầu Thăng Long từ 6h ngày 28.7

Minh Hạnh |

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa phát đi thông báo về phương án phân luồng, tổ chức giao thông phục vụ thi công dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Theo đó, từ 6h sáng ngày 28.7 sẽ cấm tất cả các phương tiện qua tầng 2 cầu Thăng Long.

Dùng công nghệ mới nhất sửa mặt cầu Thăng Long

ĐẶNG TIẾN |

Dự kiến, việc sửa chữa kéo dài 150 ngày. Cấm toàn bộ phương tiện lưu thông trên tầng 2 cầu. Kinh phí sửa chữa khoảng gần 270 tỉ đồng. Mặt cầu Thăng Long sẽ được sửa chữa, đảm bảo tuổi thọ công trình tồn tại ít nhất trên 10 năm.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Mặt cầu Thăng Long được sửa chữa trong bao lâu?

Giang Quang - Sở Hạ |

Ngày 28.7, để sửa chữa những hư hỏng và hằn lún trên mặt cầu Thăng Long, chủ đầu tư và đơn vị thi công đã tiến hành rào chắn và cấm toàn bộ phương tiện lưu thông trên cầu Thăng Long.

Cấm tất cả các loại phương tiện qua cầu Thăng Long từ 6h ngày 28.7

Minh Hạnh |

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa phát đi thông báo về phương án phân luồng, tổ chức giao thông phục vụ thi công dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Theo đó, từ 6h sáng ngày 28.7 sẽ cấm tất cả các phương tiện qua tầng 2 cầu Thăng Long.

Dùng công nghệ mới nhất sửa mặt cầu Thăng Long

ĐẶNG TIẾN |

Dự kiến, việc sửa chữa kéo dài 150 ngày. Cấm toàn bộ phương tiện lưu thông trên tầng 2 cầu. Kinh phí sửa chữa khoảng gần 270 tỉ đồng. Mặt cầu Thăng Long sẽ được sửa chữa, đảm bảo tuổi thọ công trình tồn tại ít nhất trên 10 năm.