Đưa nước biển vào vùng ngọt chống sụp đất: Bộ NNPTNT đề nghị thận trọng

NHẬT HỒ |

Tại buổi làm việc với tỉnh Cà Mau về tình hình khô hạn, mặn xâm nhập ngày 26.2, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn đề nghị Cà Mau thận trọng khi đưa nước biển vào vùng ngọt để hạn chế sụp lở đất.

Trước diễn biến gay gắt của hạn hán và xâm nhập mặn, sụp lở đất, Thứ trưởng Hà Công Tuấn đề nghị tỉnh Cà Mau cần chỉ đạo thu hoạch sớm diện tích lúa đông xuân còn lại để tránh thiệt hại. Về chuẩn bị cho vụ mùa tới, phải chủ động về nguồn nước, công bố lịch thời vụ cho người dân sản xuất. Thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Không để dân thiếu ăn, thiếu nước”.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn đề nghị Cà Mau thận trọng khi đưa nước biển vào vùng ngọt (ảnh Nhật Hồ)
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn đề nghị Cà Mau thận trọng khi đưa nước biển vào vùng ngọt (ảnh Nhật Hồ)

Đối với những hộ dân thiếu nước nhưng ở xa nguồn nước cần tập trung xử lý bằng giếng khoan, có thể tính đến phương án huy động nước từ nơi khác đến để người dân có nước sinh hoạt kịp thời. Tỉnh cần quản lý chặt chẽ nguồn tôm giống, đảm bảo giống tốt, chất lượng.

Bộ NNPTNT thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác khắc phục thiệt hại do thiên tai, hạn hán và xâm nhập mặn gây ra năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Riêng đối với việc xử lý các tình huống sụt lún đê và giữ nước ở vùng ngọt hóa đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi thời gian và giải pháp căn cơ. Thứ trưởng Hà Công Tuấn đề nghị Cà Mau thận trọng với ý kiến đề xuất đưa nước biển vào vùng ngọt để hạn chế sụp lở đất.

Khô hạn gâu sụp lở đất, chia cắt giao thông tại Cà Mau (ảnh Nhật Hồ)
Khô hạn gây sụp lở đất, chia cắt giao thông tại Cà Mau (ảnh Nhật Hồ)

Liên quan đến việc xem xét công bố tình trạng thiên tai khẩn cấp trên địa bàn tỉnh cần phải làm từng bước, theo đúng thẩm quyền và luật quy định. Trước mắt, Bộ NNPTNT báo cáo với Thủ tướng Chính phủ triển khai nhanh các giải pháp cấp bách để giải quyết tình trạng sụt lún.

Đối với đoạn đê bị sự cố, tỉnh Cà Mau cần triển khai nhanh các giải pháp đảm bảo khắc phục đê an toàn, bền vững. Tổ chức khoan thăm dò địa chất tại những khu vực sụt lún hoặc có nguy cơ cao đánh giá đúng tình hình để khắc phục lâu dài.

Làm việc với Bộ NNPTNT, Cà Mau đề xuất Bộ NNPTNT quan tâm trình Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác khắc phục thiệt hại do thiên tai, hạn hán và xâm nhập mặn gây ra năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, với tổng kinh phí dự kiến để phòng, chống hạn hán phục vụ sản xuất sinh hoạt năm 2019 – 2020 gần 193 tỉ đồng. Đề xuất Chính phủ tăng cường nguồn lực đầu tư vốn để thực hiện các công trình, giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Cà Mau: Chưa công bố tình trạng thiên tai do hạn mặn và sụt lún

NHẬT HỒ |

Trước áp lực hạn hán, xâm nhập mặn và tình trạng sụt lún bất thường diễn ra ngày càng khốc liệt, tỉnh Cà Mau đã “cầu cứu” nhiều cơ quan chuyên môn cùng tìm giải pháp. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra cho vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn mặn năm này. Trong khi đó, mặc dù đang chịu thiệt hại nghiêm trọng, nhưng tỉnh này vẫn không thể công bố tình trạng thiên tai…

Bị thiệt hại nặng do hạn mặn: Vì sao Cà Mau không thể công bố thiên tai?

NHẬT HỒ |

Trước tình trạng nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập, sụt lở đất diễn ra khắp nơi, Cà Mau đề nghị công bố thiên tai, tuy nhiên, trong luật lại không có khái niệm này, khiến Cà Mau loay hoay không biết xử lý ra sao.

Cà Mau: Đề xuất đưa nước biển vào vùng ngọt để giảm sụp lở đất

NHẬT HỒ |

Trước tình hình thiệt hại nghiêm trọng do khô hạn, sụp lở đất diễn ra khắp nơi, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch Cà Mau đề nghị xem xét đưa nước mặn vào vùng ngọt để giảm áp lực sụp lở đất.

Hạn mặn khốc liệt, sạt lở đất bất thường ở Cà Mau

nhật hồ |

Trên 18.000ha lúa bị thiệt hại, 42.000ha rừng khô kiệt, 21km đường tự nhiên sụt xuống… đó là những con số thiệt hại do hạn mặn đầu tiên tại Cà Mau được xác nhận. Trong khi đó, nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập có khả năng kéo dài cho đến hết tháng 5. Tình hình này khiến Cà Mau căng mình phòng chống.    

Hạn mặn khốc liệt, Cà Mau cầu cứu các nhà khoa học

NHẬT HỒ |

Trước diễn biến phức tạp của tỉnh hình khô hạn, xâm nhập mặn chiều 24.2 UBND tỉnh Cà Mau mời các bộ, ngành, cục, viện, các nhà khoa học cùng phân tích, đánh giá để đưa ra giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại hạn, mặn.

Hạn mặn gay gắt, trên 20.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, xâm nhập mặn khiến cho trên 20.542 hộ dân tại Cà Mau bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều nơi, người dân sử dụng nước phèn, nước mặn sinh hoạt, đổi nước đóng chai để uống với giá cao.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Cà Mau: Chưa công bố tình trạng thiên tai do hạn mặn và sụt lún

NHẬT HỒ |

Trước áp lực hạn hán, xâm nhập mặn và tình trạng sụt lún bất thường diễn ra ngày càng khốc liệt, tỉnh Cà Mau đã “cầu cứu” nhiều cơ quan chuyên môn cùng tìm giải pháp. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra cho vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn mặn năm này. Trong khi đó, mặc dù đang chịu thiệt hại nghiêm trọng, nhưng tỉnh này vẫn không thể công bố tình trạng thiên tai…

Bị thiệt hại nặng do hạn mặn: Vì sao Cà Mau không thể công bố thiên tai?

NHẬT HỒ |

Trước tình trạng nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập, sụt lở đất diễn ra khắp nơi, Cà Mau đề nghị công bố thiên tai, tuy nhiên, trong luật lại không có khái niệm này, khiến Cà Mau loay hoay không biết xử lý ra sao.

Cà Mau: Đề xuất đưa nước biển vào vùng ngọt để giảm sụp lở đất

NHẬT HỒ |

Trước tình hình thiệt hại nghiêm trọng do khô hạn, sụp lở đất diễn ra khắp nơi, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch Cà Mau đề nghị xem xét đưa nước mặn vào vùng ngọt để giảm áp lực sụp lở đất.

Hạn mặn khốc liệt, sạt lở đất bất thường ở Cà Mau

nhật hồ |

Trên 18.000ha lúa bị thiệt hại, 42.000ha rừng khô kiệt, 21km đường tự nhiên sụt xuống… đó là những con số thiệt hại do hạn mặn đầu tiên tại Cà Mau được xác nhận. Trong khi đó, nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập có khả năng kéo dài cho đến hết tháng 5. Tình hình này khiến Cà Mau căng mình phòng chống.    

Hạn mặn khốc liệt, Cà Mau cầu cứu các nhà khoa học

NHẬT HỒ |

Trước diễn biến phức tạp của tỉnh hình khô hạn, xâm nhập mặn chiều 24.2 UBND tỉnh Cà Mau mời các bộ, ngành, cục, viện, các nhà khoa học cùng phân tích, đánh giá để đưa ra giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại hạn, mặn.

Hạn mặn gay gắt, trên 20.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, xâm nhập mặn khiến cho trên 20.542 hộ dân tại Cà Mau bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều nơi, người dân sử dụng nước phèn, nước mặn sinh hoạt, đổi nước đóng chai để uống với giá cao.