Đưa “ánh sáng xanh” về phum, sóc

Lục Tùng |

Sau gần 3 năm thực hiện (2016 - 2018), Dự án“Tăng cường tiếp cận năng lượng cho người nghèo thông qua ứng dụng các giải pháp năng lượng xanh và bền vững” (Dự án) do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đã giúp cho hơn 2.000 hộ dân 3 xã An Hảo, Tân Lợi và Vĩnh Trung.

Đây là 3 xã có đông đồng bào Khmer sống tại các phum sóc của huyện Tịnh Biên (An Giang) tiếp cận với “ánh sáng xanh”- một khái niệm được hiểu như sử dụng ánh sáng đúng chuẩn sử dụng với mức tiêu thụ năng lượng thấp và an toàn. 

Không chỉ xác lập định các giải pháp năng lượng tái tạo phù hợp với cộng đồng, như: mô hình pin năng lượng mặt trời, đèn xách tay năng lượng mặt trời, đèn LED, biogas và bếp đun cải tiến phù hợp với hoàn cảnh, nhu cầu của hộ gia đình tại địa phương..., dự án còn thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng và học sinh.

Cụ thể, mời các chuyên gia giỏi như TS Nguyễn Văn Khải - nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn tiết kiệm điện và dung dịch hoạt hóa, điện hóa - trực tiếp hỗ trợ người dân lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, nhất là bà con Khmer sống tại các phum, sóc... tạo ra điện sử dụng vào việc thắp sáng, giải trí trong điều kiện chưa có hệ thống lưới điện, cũng như thay thế đèn LED cho các lớp học đủ ánh sáng theo quy chuẩn với mức tiêu thụ điện năng thấp hơn 2 lần so với đèn truyền thống.

Bên cạnh đó, Dự án còn đào tạo “nhóm năng lượng địa phương”. Thông qua các khóa học về kỹ năng truyền thông, kỹ thuật lắp đặt và sử dụng đúng cách các mô hình năng lượng hiệu quả, đào tạo tại chỗ những người thợ lành nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng “năng lượng xanh” của người dân địa phương.

Ngoài ra, Dự án còn cung cấp cho học sinh và người dân kiến thức cơ bản về các mô hình năng lượng tái tạo trong bối cảnh chưa có điện lưới, để từ đó người dân có được sự hiểu biết cũng như sử dụng hiệu quả và an toàn năng lượng trong sinh hoạt, sản xuất.

Do điều kiện đặc thù của địa hình núi non..., tại 3 xã Vĩnh Trung, Tân Lợi, An Hảo của huyện Tịnh Biên có hơn 2.000 hộ dân chưa có điện lưới. Ảnh: Lục Tùng
Do điều kiện đặc thù của địa hình núi non..., tại 3 xã Vĩnh Trung, Tân Lợi, An Hảo của huyện Tịnh Biên có hơn 2.000 hộ dân chưa có điện lưới. Ảnh: Lục Tùng
TS Nguyễn Văn Khải trực tiếp mang thiết bị đến nhà dân để hướng dẫn. Ảnh: Lục Tùng
TS Nguyễn Văn Khải trực tiếp mang thiết bị đến nhà dân để hướng dẫn. Ảnh: Lục Tùng
TS Nguyễn Văn Khải hướng dẫn hộ dân trên đỉnh Núi Cấm (An Hảo, Tịnh Biên) tự lắp ráp đèn LEB. Ảnh: Lục Tùng
TS Nguyễn Văn Khải hướng dẫn hộ dân trên đỉnh Núi Cấm (An Hảo, Tịnh Biên) tự lắp ráp đèn LEB. Ảnh: Lục Tùng
Huấn luyện kỹ năng tự lắp ráp đèn LED cho nhóm năng lượng địa phương. Ảnh: Lục Tùng
Huấn luyện kỹ năng tự lắp ráp đèn LED cho nhóm năng lượng địa phương. Ảnh: Lục Tùng
Tập huấn về hệ thống Pin năng lượng mặt trời. Ảnh: Lục Tùng
Tập huấn về hệ thống pin năng lượng mặt trời. Ảnh: Lục Tùng
Hệ thống Pin năng lượng mặt trời tại hộ dân sinh sống trên đỉnh núi Cấm. Ảnh: Lục Tùng
Hệ thống pin năng lượng mặt trời tại hộ dân sinh sống trên đỉnh núi Cấm. Ảnh: Lục Tùng
Hướng dẫn kỹ thuật tích điện từ pin vào bình ắc - quy. Ảnh: Lục Tùng
Hướng dẫn kỹ thuật tích điện từ pin vào bình ắc quy. Ảnh: Lục Tùng
TS Nguyễn Văn Khải trực tiếp hướng dẫn lắp đặt đèn LEB tại trường Tiểu học xã Vĩnh Trung. Ảnh: Lục Tùng
TS Nguyễn Văn Khải trực tiếp hướng dẫn lắp đặt đèn LEB tại trường Tiểu học xã Vĩnh Trung. Ảnh: Lục Tùng
Giới thiệu đèn xách tay năng lượng mặt trời. Ảnh: Lục Tùng
Giới thiệu đèn xách tay năng lượng mặt trời. Ảnh: Lục Tùng
TS Nguyễn Văn Khải vào tận phum, sóc tư vấn “năng lượng xanh” cho bà con Khmer xã Vĩnh Trung. Ảnh: Lục Tùng
TS Nguyễn Văn Khải vào tận phum, sóc tư vấn “năng lượng xanh” cho bà con Khmer xã Vĩnh Trung. Ảnh: Lục Tùng
Nhờ sự hỗ trợ của Dự án lần đầu tiên gia đình bà Võ Thị Thúy (ấp Tà Lọt, xã An Hảo) có điện từ hệ thống Pin năng lượng mặt trời để xem ti vi. Ảnh: Lục Tùng
Nhờ sự hỗ trợ của Dự án, lần đầu tiên gia đình bà Võ Thị Thúy (ấp Tà Lọt, xã An Hảo) có điện từ hệ thống pin năng lượng mặt trời để xem tivi. Ảnh: Lục Tùng
Ánh sáng từ hệ thống đèn LEB của Dự án hỗ trợ tại trường PTCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (An Hảo). Ảnh: Lục Tùng
Ánh sáng từ hệ thống đèn LEB của Dự án hỗ trợ tại trường PTCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (An Hảo). Ảnh: Lục Tùng
Điểm đặc biệt của Dự án là ngoài ánh sáng chung trong phòng học, còn đặc biệt quan tâm đến ánh sáng cho tấm bảng. Ảnh: Lục Tùng
Điểm đặc biệt của Dự án là ngoài ánh sáng chung trong phòng học, còn đặc biệt quan tâm đến ánh sáng cho tấm bảng. Ảnh: Lục Tùng
Hệ thống đo sáng chuyên dụng của TS Nguyễn Văn Khải cho thấy chất lượng ánh sáng tại các phòng lắp đặt đèn LEB của Dự án đạt và vượt yêu cầu cần thiết với lớp học phổ thông. Ảnh: Lục Tùng
Hệ thống đo sáng chuyên dụng của TS Nguyễn Văn Khải cho thấy chất lượng ánh sáng tại các phòng lắp đặt đèn LEB của Dự án đạt và vượt yêu cầu cần thiết với lớp học phổ thông. Ảnh: Lục Tùng
Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng: Hấp dẫn, quyết liệt từng cự ly

TÚ ANH |

Chiều 22.11, vòng chung kết đua ghe Ngo nam và nữ kết thúc với những cuộc đua quyết liệt, gay cấn, hấp dẫn. Ban tổ chức đã trao giải cho các đội thắng cuộc và làm lễ bế mạc lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer năm 2018.

Độc đáo lễ cúng trăng của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

TÚ ANH |

Trong khuôn khổ Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2018, tối ngày 21.11, tại Bảo tàng tỉnh (TP. Sóc Trăng) đã diễn ra lễ cúng trăng của đồng bào Khmer Nam bộ

Tưng bừng lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng năm 2018

TÚ ANH |

Ngày 21.11, giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2018 chính thức khai mạc tại sông Maspero (phường 8, TP Sóc Trăng). Đây là một trong những hoạt động thể thao truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng trong lễ hội Oóc-om-bóc.

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Cục CSGT nói về livestream né chốt, uống siro, thuốc sâu răng cũng có nồng độ cồn

Việt Dũng |

Các vấn đề liên quan đến nhóm đối tượng livestream né chốt, yêu cầu kiểm tra thiết bị đo nồng độ cồn cũng như ý kiến việc uống siro cũng có "men"... đã được lãnh đạo Cục CSGT chia sẻ.

Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng: Hấp dẫn, quyết liệt từng cự ly

TÚ ANH |

Chiều 22.11, vòng chung kết đua ghe Ngo nam và nữ kết thúc với những cuộc đua quyết liệt, gay cấn, hấp dẫn. Ban tổ chức đã trao giải cho các đội thắng cuộc và làm lễ bế mạc lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer năm 2018.

Độc đáo lễ cúng trăng của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

TÚ ANH |

Trong khuôn khổ Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2018, tối ngày 21.11, tại Bảo tàng tỉnh (TP. Sóc Trăng) đã diễn ra lễ cúng trăng của đồng bào Khmer Nam bộ

Tưng bừng lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng năm 2018

TÚ ANH |

Ngày 21.11, giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2018 chính thức khai mạc tại sông Maspero (phường 8, TP Sóc Trăng). Đây là một trong những hoạt động thể thao truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng trong lễ hội Oóc-om-bóc.