Du lịch Hà Nội bắt đầu khởi sắc bằng các tour du lịch mới

Hạ Nguyên |

Để ngành du lịch Hà Nội hồi phục, phát triển trong trạng thái bình thường mới sau khi dịch COVID-19 phần nào được khống chế, nhiều tour du lịch mới, nhiều sản phẩm du lịch mới đã được mở ra, nhằm khôi phục ngành du lịch Thủ đô.

Nhiều sản phẩm du lịch mới

Ngay sau khi Hà Nội nới lỏng hoạt động giãn cách xã hội, từ giữa tháng 10.2021 đến nay, các doanh nghiệp du lịch đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới.

Cuối tháng 10 vừa qua, Công ty Lữ hành Hanoitourist khai trương tour “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”, qua đó du khách khám phá giá trị lịch sử kiến trúc pha trộn giữa 2 nền văn hóa Pháp - Việt Nam gắn với những sự kiện lịch sử của Thủ đô. Đây cũng là tour du lịch đầu tiên khi Hà Nội gỡ bỏ giãn cách xã hội, thích ứng với bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay và điều chỉnh hoạt động của Bảo tàng trong điều kiện bình thường mới.

Tour bộ hành “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội” cũng là tour du lịch an toàn đầu tiên được khai trương trong điều kiện bình thường mới, được thể hiện qua hình thức tổ chức tour đó là sự kết hợp du lịch truyền thống (hướng dẫn viên) với ứng dụng thuyết minh tự động (Audio guide) giới thiệu trưng bày.

Đến cuối tháng 11 vừa qua, Câu lạc bộ du lịch bền vững VGreen (Hội Lữ hành Hà Nội) ra mắt chùm tour khám phá Hà Nội bằng xe đạp "VGreen bike tour - Tinh hoa Tràng An" với thời gian 1 ngày.

Hà Nội ra mắt sản phẩm du lịch mới khám phá Hà Nội bằng xe đạp.
Hà Nội ra mắt sản phẩm du lịch mới khám phá Hà Nội bằng xe đạp.

Du khách tham gia Tour xe đạp "Tinh hoa Tràng An" sẽ được khám phá các con đường nổi tiếng của Hà Nội tại khu vực hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, tìm hiểu đời sống tại các phố nghề Hà Nội tại khu phố cổ, thăm các di sản văn hóa, kiến trúc của Hà Nội như: Ô Quan Chưởng, Cửa Bắc, cột cờ Hà Nội, di tích nhà tù Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long... Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Phùng Quang Thắng cho biết, tour du lịch "VGreen bike tour" được Câu lạc bộ du lịch bền vững VGreen triển khai xây dựng từ cuối năm 2020 với mục đích tạo thêm sản phẩm mang tính khác biệt, mới lạ cho Hà Nội.

Bên cạnh tour "Tinh hoa Tràng An", câu lạc bộ còn ra mắt chùm tour khám phá Hà Nội bằng xe đạp như: Tour "Thăng Long - Tứ Trấn" với thời gian 1 ngày; tour khám phá khu vực ngoại thành với thời gian 2 ngày 1 đêm gồm các điểm đến: Cổ Loa (hướng đi cầu Long Biên - đền mẫu Thoải - bến đò Đồng Ngàn - nhà cổ ông Cảnh - Cổ Loa - làng nghề Hội phụ), tour Ba Vì - Làng cổ Đường Lâm (hướng đi Nhà hát Lớn - trang trại Đồng Quê - làng cổ Đường Lâm), tour làng gốm Bát Tràng (hướng đi Nhà hát Lớn - cầu Long Biên - làng gốm sứ Bát Tràng)...

Quảng bá du lịch Hà Nội bằng giao diện ảnh 360 độ

Sở Du lịch Hà Nội cho biết, đơn vị đang triển khai Kế hoạch thực hiện quảng bá, giới thiệu các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố bằng giao diện ảnh 360 độ.

Theo đó, Sở đã đề nghị UBND các quận, huyện, như: Bắc Từ Liêm, Ba Vì, Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Oai, Ứng Hòa… phối hợp thực hiện quay hình, chụp ảnh các sản phẩm du lịch, cụm di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn bằng giao diện ảnh 360 độ, nhằm quảng bá hình ảnh điểm đến để thu hút du khách tại các địa phương. Đây là một trong những nội dung nằm trong chiến lược quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch Thủ đô chất lượng, an toàn, mến khách.

Vườn hoa dã quỳ tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) hút khách đến tham quan.
Vườn hoa dã quỳ tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) hút khách đến tham quan.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục triển khai nhiều hoạt động quảng bá du lịch bằng hình thức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng như trên các kênh truyền hình, báo chí của trung ương, thành phố Hà Nội và trên website của Sở Du lịch Hà Nội. Ngoài ra, Sở Du lịch cũng khuyến khích các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tăng cường phối hợp để đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú trên mạng xã hội Zalo, YouTube, Tiktok…

Những việc cần làm ngay

Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, ước tính, tháng 11.2021, khách du lịch đến Hà Nội (chỉ bao gồm khách du lịch nội địa) đạt khoảng 300.000 người, giảm 56,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 844 tỉ đồng, giảm 50,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Một số bảo tàng, công viên, khu sinh thái, nghỉ dưỡng du lịch trên địa bàn Hà Nội cho biết, từ ngày 1-17.11, nhiều điểm đến đã có khách tham quan, trải  nghiệm. Cụ thể, Công viên Thủ Lệ đã đón khoảng 18.000 lượt khách tham quan, Bảo tàng Dân tộc học đón khoảng 1.000 lượt khách, khu Tản Đà đón khoảng 1.000 lượt khách, Bảo tàng Lịch sử quân sự đón khoảng 600 lượt khách, Vườn quốc gia Ba Vì đón khoảng 25.000 lượt khách...

Sở Du lịch đánh giá, tháng 11, các đơn vị kinh doanh du lịch đã nỗ lực thực hiện các hoạt động theo đúng chủ trương "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Mặc dù lượng khách còn hạn chế, song nhiều sản phẩm du lịch mang hơi thở mới giới thiệu đợt này đã phần nào "hâm nóng" được nhu cầu du lịch của người dân và du khách.

Tại Hội thảo “Đánh giá kết quả phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn 2016 - 2020, định hướng giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo”, các đại biểu cho rằng, trước mắt cần phục hồi du lịch do những ảnh hưởng của dịch COVID-19, Hà Nội cần tập phát triển những sản phẩm thế mạnh, rõ tính đặc trưng. Ngoài du lịch văn hóa, làng nghề, Hà Nội có thể đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện), du lịch sinh thái, cộng đồng…

Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, Hà Nội cần cơ cấu lại sản phẩm du lịch trước những thay đổi về thói quen du lịch của du khách, khi mà du lịch tự túc, theo hình thức nhóm nhỏ, gia đình sẽ là chủ đạo. Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Ban cố vấn Hiệp hội Du lịch Việt Nam Trương Minh Tiến góp ý thêm, Hà Nội cần lựa chọn, đầu tư phát triển các sản phẩm đặc trưng, ví dụ như cần có sự lựa chọn những làng nghề tiêu biểu, phù hợp đón khách du lịch chứ không nên phát triển du lịch làng nghề ồ ạt. Bên cạnh đó, Hà Nội cần nâng cấp hạ tầng du lịch như các tuyến đường vào khu du lịch; có chỉ dẫn về điểm dừng xe cho các tour, tuyến du lịch; quy hoạch hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các khu du lịch.

Trong khi đó, TS Nguyễn Văn Lưu, chuyên gia du lịch, bày tỏ, một trong những giải pháp quan trọng là Hà Nội cần quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch bằng cách kiểm kê lại lực lượng lao động từ đó có chương trình đào tạo phù hợp…

Hạ Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7-7,5%

Hạ Nguyên |

Thành phố Hà Nội phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt từ 7 đến 7,5%.

Trải nghiệm chuyến xe buýt điện đầu tiên chạy trên đường phố Hà Nội

Thế Kỷ |

Ngày 2.12, những tuyến buýt điện đầu tiên đã chính thức chạy trên đường phố Hà Nội.

Hà Nội hỗ trợ 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực

Hạ Nguyên |

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 267/KH-UBND về thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2022.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Hà Nội phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7-7,5%

Hạ Nguyên |

Thành phố Hà Nội phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt từ 7 đến 7,5%.

Trải nghiệm chuyến xe buýt điện đầu tiên chạy trên đường phố Hà Nội

Thế Kỷ |

Ngày 2.12, những tuyến buýt điện đầu tiên đã chính thức chạy trên đường phố Hà Nội.

Hà Nội hỗ trợ 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực

Hạ Nguyên |

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 267/KH-UBND về thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2022.