Du khách nườm nượp tham gia các lễ hội đầu xuân

VƯƠNG TRẦN |

Thời tiết những ngày đầu xuân Mậu Tuất tại Hà Nội khá thuận lợi, hàng vạn du khách thập phương lại về các ngôi đền, chùa, dâng hương, kính lễ, ước nguyện một năm mới an lành, may mắn.

Tăng cường công tác an ninh

Ngày mùng 6 (21.2), lễ hội chùa Hương mới chính thức khai hội, nhưng từ chiều mùng 1 tết, nhiều du khách nườm nượp về chùa du xuân cầu may mắn, bình an. Nhiều cửa hàng dịch vụ mở hàng từ sớm để phục vụ du khách.

Ngày mùng 5 (ngày 20.2), nhiều khu vực đền, chùa nổi tiếng Hà Nội đông chật kín người. Tại khu vực diễn ra lễ hội Gò Đống Đa, hàng vạn người dân có mặt từ rất sớm. Ngay từ sáng sớm, lực lượng cảnh sát giao thông, công an phường, công an quận, thanh tra giao thông đã có mặt tại các tuyến phố: Đặng Tiến Đông, Tây Sơn… điều tiết, đảm bảo tình hình an ninh trật tự, phân luồng chống ùn tắc tại khu vực xung quanh công viên văn hóa Đống Đa, hướng dẫn sắp xếp xe ôtô, phương tiện giao thông của nhân dân, khách dự Lễ. Công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ được nâng cao. Đáng chú ý, tại lễ hội Gò Đống Đa năm nay, đã có nơi trông giữ xe máy, xe đạp miễn phí.

Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc… dòng người qua lại cũng vô cùng tấp nập. Lực lượng công an trong các khu di tích cũng được tăng cường.

Cần hiểu đúng để lễ hội trang nghiêm, an toàn

Trao đổi với PV Lao Động, ông Trương Tiến Hồi - Trưởng ban Quản lý phủ Tây Hồ cho biết: Hằng năm nhân dân và du khách thập phương về phủ Tây Hồ hành hương rất đông, lượt khách lên tới hàng vạn người/ngày. Năm nay, phủ Tây Hồ mở cửa đón khách từ ngày mùng 1 tết. Để đảm bảo công tác an ninh, toàn phủ đã được lắp đặt 21 camera. Lực lượng công an phường Quảng An và quận Tây Hồ cũng được tăng cường nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân, du khách. Công tác phòng chống cháy nổ được đặc biệt chú ý.

Ông Hồi cũng cho hay, những năm gần đây việc rải tiền lẻ tại các ban thờ đã được hạn chế, tuy nhiên do thói quen, nhiều người vẫn còn thực hiện việc này. Tại phủ Tây Hồ cũng thực hiện nghiêm việc tiết kiệm, chống lãng phí, không để việc đốt mã gây tốn kém...

Theo TS Nguyễn Ánh Hồng - Trưởng khoa Văn hóa phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền): Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa từ lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, người đi lễ không nên để những ước muốn danh vọng, dung tục đặt sai chỗ làm mất đi phong tục văn hóa tâm linh. Quan trọng nhất vẫn là cần có sự thành tâm và việc đi lễ không nên quá xô bồ, biến tướng. Đi lễ cốt quan trọng nhất ở việc thành tâm, mong ước những điều tốt lành, hạnh phúc chứ không phải như việc “điểm danh” với thánh thần.

Thực hiện nghiêm các quy định lễ hội

Theo ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Lễ hội chùa Hương năm 2018 có chủ đề “Lễ hội Kỷ cương - Văn minh du lịch”; sẽ không còn hiện tượng phát lộc, cướp lộc tại lễ hội. Các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm việc quản lý các phương tiện vận chuyển khách trên suối Yến, bố trí bổ sung phao cứu sinh cung cấp đầy đủ cho các phương tiện tham gia vận chuyển khách, phương tiện cứu hộ đảm bảo an toàn người và tài sản cho du khách. Các lực lượng chức năng và BTC lễ hội chùa Hương sẽ thường xuyên kiểm tra các hoạt động văn hóa, xử lý nghiêm những vi phạm theo đúng quy định của Nhà nước...

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Bỏ tục cướp hoa tre tại Lễ hội đền Sóc: Quản không được thì bỏ?

QUANG ĐẠI |

Trước tình trạng hỗn loạn dẫn đến ẩu đả không kiểm soát được khi đám đông tranh nhau “cướp” lộc hoa tre, ban tổ chức Lễ hội đền Sóc đã cam kết bỏ tục lệ nói trên trong năm nay.

Hôm nay, chính thức khai hội chùa Hương: Hàng vạn người chen chân đi trẩy hội

Khánh Vũ |

Sáng nay (21.2, tức mùng 6 tháng Giêng), chùa Hương chính thức khai hội. Để tránh cảnh chen lấn, tắc đường, nhiều người đã đi trẩy hội từ nửa đêm.

Cận cảnh Lễ hội vật cầu độc đáo nhất Hà thành

HOA LÊ |

Nhằm tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại Vương, tương truyền là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông, hằng năm, vào ngày mùng 4, 5, 6 Tết, làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) long trọng tổ chức hội vật cầu tại sân đình. 

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Bỏ tục cướp hoa tre tại Lễ hội đền Sóc: Quản không được thì bỏ?

QUANG ĐẠI |

Trước tình trạng hỗn loạn dẫn đến ẩu đả không kiểm soát được khi đám đông tranh nhau “cướp” lộc hoa tre, ban tổ chức Lễ hội đền Sóc đã cam kết bỏ tục lệ nói trên trong năm nay.

Hôm nay, chính thức khai hội chùa Hương: Hàng vạn người chen chân đi trẩy hội

Khánh Vũ |

Sáng nay (21.2, tức mùng 6 tháng Giêng), chùa Hương chính thức khai hội. Để tránh cảnh chen lấn, tắc đường, nhiều người đã đi trẩy hội từ nửa đêm.

Cận cảnh Lễ hội vật cầu độc đáo nhất Hà thành

HOA LÊ |

Nhằm tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại Vương, tương truyền là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông, hằng năm, vào ngày mùng 4, 5, 6 Tết, làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) long trọng tổ chức hội vật cầu tại sân đình.