Dự án năng lượng sạch làm “bẩn” đất sản xuất của người dân

HƯNG THƠ |

Để kịp hưởng giá FIT (giá ưu đãi) trong năm 2021, tại miền núi của tỉnh Quảng Trị ồ ạt thi công nhiều dự án điện gió. Đến nay, dù các dự án điện gió đã đi vào hoạt động ổn định hơn nửa năm, nhưng cuộc sống của người dân trong vùng dự án liên tiếp bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi đất sản xuất, ruộng lúa, vườn cây của họ liên tục bị bồi lấp.

Amaccao và Tài Tâm liên tục bị nhắc tên

Riêng tại huyện miền núi Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị, đến thời điểm này có 19 dự án điện gió với công suất phát điện thương mại 671,1MW đã hoàn thành, đưa vào vận hành. Tuy nhiên, không ít dự án điện gió trở thành nỗi ám ảnh của người dân trong vùng dự án.

Tại xã Húc chủ yếu là đồi núi cao với phần đông là đồng bào thiểu số sinh sống. Người dân sống bám vào nương rẫy để trồng sắn, chuối và mỗi nhà làm ít ruộng lúa ở dưới các chân đồi, khe núi. Khi dự án điện gió đến, các diện tích đất được cho là sẽ bị ảnh hưởng, thì đã được thu hồi, đền bù. Thế nhưng, qua vài đợt mưa lũ, không ít ruộng lúa của người dân bị đất, đá ở bãi thải của Nhà máy điện gió Tài Tâm (thuộc Công ty TNHH MTV đầu tư năng lượng Tài Tâm Quảng Trị) bồi lấp.

Trường hợp ruộng lúa của gia đình anh Hồ Văn Thiểu (trú tại thôn Húc Thượng, xã Húc) là một ví dụ. Vào tháng 7.2021, chỉ sau vài ngày mưa lớn, gia đình anh Thiểu mất luôn 2 đám ruộng với tổng diện tích khoảng 4.000m2 ở thôn Húc Thượng và Tà Ri 2. Nguyên nhân, là do bãi thải ở trụ điện gió số 8 và số 14 thuộc Nhà máy điện gió Tài Tâm chưa được gia cố kỹ, nên đất đá trôi về lấp ruộng lúa. Sau đợt mưa tháng 7, đợt mưa khác lại xảy ra và đến nay, thì đá tảng, đất cằn đã lấp hết ruộng với độ sâu có nơi gần cả mét.

Điều đáng nói, ruộng lúa bị thiệt hại từ giữa năm 2021, nhưng đến nay, anh Thiểu chưa được giải quyết đền bù. Đồng nghĩa với việc, gia đình anh không có tiền để phục hóa lại diện tích lúa bị ảnh hưởng, đồng nghĩa với việc, gia đình 6 miệng ăn sẽ gặp khó khăn.

Theo lãnh đạo xã Húc, đến thời điểm tháng 6.2022, tại địa phương còn trên 30 hộ dân có đất sản xuất bị ảnh hưởng bởi dự án điện gió nhưng chưa được đền bù. “Dân kêu lên xã, xã kêu ra huyện, rồi công ty tới thống kê, thống nhất giá đền bù. Nhưng công ty ra giá thấp, nên nhiều hộ không đồng ý, thành ra rất khó giải quyết. Nếu kéo dài, người dân không có đất sản xuất, sẽ càng khó cho địa phương” - ông Hồ Văn Ka Rai - Chủ tịch UBND xã Húc, nói.

Giáp với xã Húc, là thị trấn Khe Sanh, ở đây cũng có vài chục hộ dân có đất sản xuất bị ảnh hưởng bởi Nhà máy điện gió Amaccao Quảng Trị 1 (Công ty Cổ phần Điện gió Khe Sanh). Đến nay, còn 6 hộ bị hư hỏng hồ cá chưa được giải quyết đền bù. Còn giáp với thị trấn Khe Sanh và xã Húc là xã Tân Liên, nơi này cũng có hàng chục hộ ở thôn Cheng (xã Tân Liên) có đất sản xuất bị ảnh hưởng, hiện 11 hộ chưa được đền bù.

Doanh nghiệp được hưởng lợi, rồi bỏ rơi dân

Từ xã Húc, đến thị trấn Khe Sanh, đến xã Tân Liên… đều có đất sản xuất của người dân bị ảnh hưởng kể từ khi các dự án điện gió đi vào vận hành. Trước khi triển khai thi công, các dự án điện gió đều đã có đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, trong đó điểm quan trọng nhất, là không ảnh hưởng đến môi trường, không ảnh hưởng đến đất sản xuất người dân, nhưng thực tế thì ngược lại.

Ông Lê Quang Thuận - Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa - nói rằng, nguyên nhân dẫn đến việc đất sản xuất liên tục bị bồi lấp, là do bãi thải các dự án điện gió chưa được lu lèn, chưa được gia cố và trồng cây phủ xanh như cam kết. Vì vậy, đích thân ông Thuận đã có nhiều chuyến kiểm tra và đã đề nghị các dự án điện gió, cụ thể là Nhà máy điện gió Amaccao Quảng Trị 1 và Nhà máy điện gió Tài Tâm phải khẩn trương đền bù cho người dân và thực hiện đúng cam kết về bảo vệ môi trường. Tuy nhắc nhiều lần, nhưng phía dự án điện gió vẫn trây ỳ và có dấu hiệu bỏ bê việc gia cố các bãi thải. Vì vậy, cứ mưa, đất đá lại bồi lấp thêm diện tích đất sản xuất của người dân.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị, hiện Sở TNMT tỉnh Quảng Trị đã thành lập đoàn kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các nhà máy điện gió tại huyện Hướng Hóa. Đặc biệt, sẽ kiểm tra hồ sơ, thủ tục bảo vệ môi trường; việc thực hiện các quy định trong hồ sơ, thủ tục bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động của dự án.

“Chúng tôi đề nghị kiểm tra kỹ. Các dự án điện gió đã được hưởng giá FIT, được hưởng lợi rồi thì phải thực hiện tốt các quy định trong hồ sơ, thủ tục bảo vệ môi trường và phải làm sao đó để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động. Nếu phát hiện dự án nào chưa thực hiện đúng, chúng tôi sẽ yêu cầu khắc phục triệt để” - lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị, nói.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Cà Mau: Chấp thuận cho dự án điện gió tuyển lao động nước ngoài

NHẬT HỒ |

Cà Mau – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chấp thuận cho nhà thầu xây dựng điện gió Cà Mau 1 tuyển 9 lao động nước ngoài do không tuyển được lao động Việt Nam.

Kiểm tra việc bảo vệ môi trường ở các dự án điện gió tại Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Sở Tài nguyên và Môi trường (TMMT) tỉnh Quảng Trị đang kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai và bảo vệ môi trường một số nhà máy điện gió và nhà máy thủy điện tại huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị).

Bao giờ chấm dứt cảnh bãi thải dự án điện gió lấp ruộng lúa của dân?

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Người đồng bào thiểu số tại các bản làng vùng cao tỉnh Quảng Trị sở hữu ít diện tích ruộng trồng lúa nước. Đã vậy, địa phương đồng ý triển khai các dự án điện gió trên cao, cứ mưa lớn, các bãi thải trôi tuột, bồi lấp các thửa lúa nước, khiến cuộc sống của người dân thêm khó khăn.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Cà Mau: Chấp thuận cho dự án điện gió tuyển lao động nước ngoài

NHẬT HỒ |

Cà Mau – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chấp thuận cho nhà thầu xây dựng điện gió Cà Mau 1 tuyển 9 lao động nước ngoài do không tuyển được lao động Việt Nam.

Kiểm tra việc bảo vệ môi trường ở các dự án điện gió tại Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Sở Tài nguyên và Môi trường (TMMT) tỉnh Quảng Trị đang kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai và bảo vệ môi trường một số nhà máy điện gió và nhà máy thủy điện tại huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị).

Bao giờ chấm dứt cảnh bãi thải dự án điện gió lấp ruộng lúa của dân?

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Người đồng bào thiểu số tại các bản làng vùng cao tỉnh Quảng Trị sở hữu ít diện tích ruộng trồng lúa nước. Đã vậy, địa phương đồng ý triển khai các dự án điện gió trên cao, cứ mưa lớn, các bãi thải trôi tuột, bồi lấp các thửa lúa nước, khiến cuộc sống của người dân thêm khó khăn.