Dự án hồ điều tiết chống ngập ở TPHCM vẫn nằm trên giấy

MINH QUÂN |

Được cho là một trong những giải pháp giảm ngập cho TPHCM nhưng nhiều dự án xây dựng hồ điều tiết vẫn còn nằm trên giấy dù đã lên kế hoạch triển khai từ nhiều năm trước.

Mới đây, UBND TPHCM đồng ý phê duyệt thêm đề án chống ngập và xử lý nước thải, trong đó có giải pháp về hồ điều tiết. Trước mắt, TPHCM sẽ đẩy mạnh công tác xây dựng 7 hồ điều tiết trên địa bàn.

Việc xây dựng các hồ điều tiết này dựa trên cơ sở nghiên cứu, rà soát những khu vực trũng thấp có thể tận dụng để làm hồ điều tiết giảm ngập, tăng dung tích trữ nước, tạo cảnh quan đô thị.

Đây được xem là giải pháp “mạnh mẽ” của TPHCM liên quan đến các hồ điều tiết chống ngập - một vấn đề mà từ nhiều năm nay từng được bàn thảo nhiều lần.

Lần gần nhất là cuối năm 2018, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM đề xuất xây 7 hồ điều tiết công suất 1.500 - 20.000 m3 chống ngập ở các quận, huyện với mức đầu tư 475 tỉ đồng.

Các hồ sử dụng công nghệ Cross-wave của Nhật Bản, vật liệu Polypropylene độ bền cao, dễ thi công, không gian trữ nước tới 90%, thân thiện môi trường.

Để đo tính hiệu quả của 7 hồ điều tiết, trước đó hồi tháng 8.2017, TPHCM phối hợp với Công ty Sekisui (Nhật Bản) xây thí điểm hồ điều tiết ngầm ở đường Võ Văn Ngân, trước Nhà văn hoá thiếu nhi (Thành phố Thủ Đức).

Hồ dài 10 m, rộng 9 m và sâu 2,5 m, kinh phí hơn 1,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, hồ có dung tích quá nhỏ, chỉ hơn 100 m3 nên không thể chứa hết lượng nước mưa đổ xuống khu vực này. Sau đó, 7 hồ điều tiết chống ngập đề xuất trên không ai nhắc tới nữa.

Nước ngập trên đường Võ Văn Ngân (Thành phố Thủ Đức).  Ảnh: Minh Quân
Nước ngập trên đường Võ Văn Ngân (Thành phố Thủ Đức). Ảnh: Minh Quân

Theo PGS.TS Hồ Long Phi - nguyên Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu (thuộc Đại học Quốc gia TPHCM), để chống ngập cho TPHCM, ngoài các giải pháp cứng (xây dựng hệ thống cống thoát nước) thì phải kết hợp giải pháp mềm; trong đó, có việc xây dựng các hồ điều tiết với nhiệm vụ giữ lại một lượng nước khi mưa quá lớn.

"Hồ điều tiết sẽ là nơi trữ nước tạm thời, đến khi hết mưa thì bơm từ từ ra kênh rạch, đổ ra sông. Nhưng chỉ một hồ ngầm nhỏ ở đường Võ Văn Ngân khó phát huy hiệu quả giảm ngập cả khu vực" - ông Phi nói.

KTS Ngô Viết Nam Sơn - chuyên về quy hoạch độ thị cho rằng giải pháp làm hồ điều tiết chống ngập ở TPHCM là cần thiết vì khi lượng mưa tới ngưỡng thì hồ sẽ là nơi chứa nước mưa và sau đó khi tạnh mưa, nước trong hồ từ từ thoát ra sông, kênh, rạch.

Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng không phải nơi nào cũng cần hồ điều tiết mà các khu vực bê tông hóa nhiều, mật độ cao tầng cao, khu vực ít có không gian xanh hoặc nơi ít sông rạch thì cần hồ điều tiết hơn.

“Hồ điều tiết còn nằm trong câu chuyện đánh giá tác động môi trường, không phải muốn làm ở đâu cũng được. Nên có cách làm khoa học, dựa vào đánh giá tác động môi trường của dự án và khi người ta thấy hệ thống thoát nước không đủ phục vụ nhu cầu thì mới cần có hồ điều tiết” - ông Sơn nói.

Theo ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TPHCM) cho biết, các dự án xây hồ điều tiết trước đây chỉ là dự kiến và sẽ được đưa vào quy hoạch điều chỉnh về thoát nước và thủy lợi mà thành phố đang triển khai. Sau khi có quy hoạch điều chỉnh sẽ tiến hành đầu tư xây dựng các hồ điều tiết bằng các hình thức từ ngân sách hoặc đối tác công tư (PPP).

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Dự án chống ngập đình trệ, TPHCM chưa biết khi nào thoát ngập

MINH QUÂN |

Dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng tại TPHCM tạm dừng thi công hơn 8 tháng vẫn chưa thi công trở lại. Hai dự án chống ngập khác thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất cũng "giậm chân tại chỗ". Thực trạng này đang đe dọa nỗ lực chống ngập của TPHCM trong mùa mưa năm nay và có nguy cơ kéo lùi quá trình chống ngập.

TPHCM: Nhiều nơi ở Thành phố Thủ Đức nước tràn vào nhà dân sau mưa lớn

MINH QUÂN |

Chiều ngày 21.5, cơn mưa cực lớn khiến nhiều tuyến đường tại Thành phố Thủ Đức (TPHCM) như Tô Ngọc Vân, Võ Văn Ngân,... biến "thành sông", nước tràn cả vào nhà dân.

Vì sao đường Võ Văn Ngân trở thành điểm ngập nguy hiểm nhất ở Thủ Đức?

MINH QUÂN |

Đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức) được xem là điểm ngập nguy hiểm vì mỗi lần mưa lớn nước chảy cuồn cuộn như lũ, cuốn trôi cả người và xe máy.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Dự án chống ngập đình trệ, TPHCM chưa biết khi nào thoát ngập

MINH QUÂN |

Dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng tại TPHCM tạm dừng thi công hơn 8 tháng vẫn chưa thi công trở lại. Hai dự án chống ngập khác thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất cũng "giậm chân tại chỗ". Thực trạng này đang đe dọa nỗ lực chống ngập của TPHCM trong mùa mưa năm nay và có nguy cơ kéo lùi quá trình chống ngập.

TPHCM: Nhiều nơi ở Thành phố Thủ Đức nước tràn vào nhà dân sau mưa lớn

MINH QUÂN |

Chiều ngày 21.5, cơn mưa cực lớn khiến nhiều tuyến đường tại Thành phố Thủ Đức (TPHCM) như Tô Ngọc Vân, Võ Văn Ngân,... biến "thành sông", nước tràn cả vào nhà dân.

Vì sao đường Võ Văn Ngân trở thành điểm ngập nguy hiểm nhất ở Thủ Đức?

MINH QUÂN |

Đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức) được xem là điểm ngập nguy hiểm vì mỗi lần mưa lớn nước chảy cuồn cuộn như lũ, cuốn trôi cả người và xe máy.