Dự án đường sắt đô thị tuyến 2: Thiếu kết nối sẽ lãng phí, kém hiệu quả

Tiến Nguyễn |

Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 mặc dù chưa được thi công, đang trong quá trình điều chỉnh một loạt thông số kỹ thuật, nhưng đã vướng phải hàng loạt  lùm xùm, như đang làm thủ tục báo cáo các đơn vị điều chỉnh tổng mức dự án từ 19.555 tỉ đồng lên hơn 35.678 tỉ đồng; kiến nghị lùi tiến độ đến năm 2027; nhiều nhà ga đặt không đúng vị trí... Nhiều chuyên gia trên lĩnh vực giao thông vận tải và các nhà nghiên cứu đánh giá, dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 thiếu tính kết nối và chỉ phục vụ số ít người...

Đội vốn trên 16.000 tỉ đồng

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo có chiều dài 11,5km, trong đó có 2,6km đi trên cao và 8,9km đi ngầm. Toàn bộ dự án có 3 ga trên cao (C1-C3) và 7 ga ngầm (C4-C10). Hướng tuyến dự án bắt đầu từ Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), đi theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Phan Đình Phùng, Hàng Giấy, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài và kết thúc ở ngã tư phố Huế giao với đường Nguyễn Du.

Dự án được phê duyệt từ năm 2008, nhưng đến nay vẫn chưa thi công do phải điều chỉnh một loạt thông số kỹ thuật, thời hạn hoàn thành dự án được Bộ Kế hoạch Đầu tư kiến nghị lùi đến năm 2027, tức là sau 12 năm, dự án vẫn chưa được triển khai, và hiện TP.Hà Nội vẫn đang loay hoay làm thủ tục báo cáo các đơn vị liên quan điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 19.555 tỉ đồng lên hơn 35.678 tỉ đồng, sử dụng vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước, tăng 16.123 tỉ đồng (82%) so với ban đầu.

Ngoài ra, Hà Nội cũng điều chỉnh giảm số lượng đoàn tàu từ 14 đoàn (56 toa) xuống 10 đoàn (40 toa) để vận hành cho phù hợp lưu lượng hành khách dự báo và điều chỉnh một số thông số kỹ thuật dự án so thiết kế ban đầu được duyệt vào năm 2008 để bảo đảm an toàn chạy tàu. Vận tốc chạy tàu được nâng lên, tốc độ tối đa các đoàn tàu trên tuyến đạt 110km/giờ đoạn trên cao, 80km/giờ trong hầm và 15km/giờ khu Depot.

Hiện, chín ga và đoạn tuyến trên cao đã được phê duyệt và đang tiến hành giải phóng mặt bằng, còn ga ngầm C9 vẫn đang chờ phê duyệt.

Ngoài vấn đề 12 năm sau khi phê duyệt, dự án chưa khởi công đã đội vốn trên 16 nghìn tỉ đồng, dự án còn nhiều tranh cãi khi nhà ga C9 được cho là vi phạm Luật di sản.

Tuy nhiên, tại nhiều cuộc họp, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (chủ đầu tư), cho rằng: Một số vấn đề kỹ thuật các Bộ, ngành và chuyên gia lưu ý đối với ga ngầm C9 và dự án đều có thể xử lý được. Thế nhưng, vị trí ga C9 thuộc khu bảo vệ II của di tích văn hóa quốc gia đặc biệt nên vẫn phải chờ ý kiến chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thiếu tính kết nối

Theo giáo sư Lã Ngọc Khuê, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, việc các tuyến đường sắt Hà Nội thiếu tính kết nối có thể nhìn thấy. Dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 Hà Nội đang triển khai, nối khu đô thị Ciputra với ngã tư Huế - Trần Hưng Đạo, là tuyến đường sắt đô thị hoàn toàn cô lập, không bấu víu vào bất cứ một đầu mối giao thông nào.

Giáo sư Khuê phân tích, công suất định mức của tuyến đường sắt đô thị này là 6 vạn hành khách/giờ cho cả hai chiều đi và về. Giả sử rằng, vào giờ cao điểm, một phần ba số lượng hành khách nói trên sẽ bắt đầu hoặc kết thúc chuyến đi ở nhà ga ngã tư Huế - Trần Hưng Đạo, thì trong một giờ, số lượng hành khách lưu thông qua đó xẽ phải là 2 vạn người, xấp xỉ số lượng khán giả của sân vận động Hàng Đẫy. Thử hỏi rằng, vào loại hình vận tải nào đi và đến ở đây để có thể tập kết đủ và giải tỏa nổi số lượng hành khách đó, và liệu rằng ngã tư Huế - Trần Hưng Đạo có đủ chỗ để dung nạp chừng ấy con người?

Giáo sư Khuê cho rằng, bằng trực quan cũng dễ dàng nhận ra, trên hướng đi của tuyến đường sắt đô thị từ Ciputra về Trần Hưng Đạo thì không thể lấy đâu ra cho đủ số lượng hành khách lên tới 6 vạn người đi và về trong một giờ...

Trong trường hợp dự án đường sắt đô thị từ Ciputra về Trần Hưng Đạo vẫn được đầu tư thì cũng phải mất khoảng 7 năm mới có thể hoàn thành.  Nghĩa là phải sau năm 2027, Hà Nội mới có thể có ba tuyến đường sắt đô thị. Đó là các tuyến Cát Linh - Hà Đông; ga Hàng Cỏ - Nhổn  và Ciputra - Trần Hưng Đạo. Nhưng 3 tuyến đường sắt đô thị này hầu như đứng cách biệt nhau, không liên kết và hỗ trợ cho nhau. Hoàn toàn không thể gọi đó là một hệ thống và không có gì để đảm bảo cả 3 tuyến đường sắt đô thị đó sẽ hoạt động hết công suất đã được đầu tư. Nguy cơ ngập lụt lớn, cống thì xây rất to, nhưng hoặc vì đặt không đúng chỗ, hoặc vì đặt không đúng thứ tự trước sau, cho nên nước không thể chảy vào cống cho đầy - Giáo sư Khuê phân tích.

Tiến Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Infographic: Toàn cảnh tuyến đường sắt qua Hồ Gươm có giá 3.000 tỉ/km

Văn Thắng - Nhật Huy |

UBND TP Hà Nội vừa xin lùi kế hoạch hoàn thành Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tới năm 2027 (chậm 12 năm), tăng vốn “khủng” tới 82%. Sau khi điều chỉnh, chi phí thi công 1km đường sắt lên tới 143 triệu USD (tương đương hơn 3.000 tỉ đồng).

Hà Nội muốn xây dựng 2 hầm chui tại tuyến đường sắt Đông Anh - Quán Triều

Minh Hạnh |

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã có đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét và cho ý kiến về vị trí xây dựng hầm chui, đường gom dọc hai bên tuyến đường sắt Đông Anh (Hà Nội) - Quán Triều (Thái Nguyên) tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn.

Tập trung tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, tránh đầu tư dàn trải

ĐẶNG TIẾN |

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Liên danh tư vấn Cty CP Đầu tư và Xây dựng GTVT (TRICC) và Viện khảo sát thiết kế số 5 đường sắt Trung Quốc (đơn vị tư vấn) đang nghiên cứu báo cáo cuối kỳ quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với tổng vốn đầu tư lên đến 100.000 tỉ đồng. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần tập trung làm tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, không nên đầu tư dàn trải gây lãng phí.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Infographic: Toàn cảnh tuyến đường sắt qua Hồ Gươm có giá 3.000 tỉ/km

Văn Thắng - Nhật Huy |

UBND TP Hà Nội vừa xin lùi kế hoạch hoàn thành Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tới năm 2027 (chậm 12 năm), tăng vốn “khủng” tới 82%. Sau khi điều chỉnh, chi phí thi công 1km đường sắt lên tới 143 triệu USD (tương đương hơn 3.000 tỉ đồng).

Hà Nội muốn xây dựng 2 hầm chui tại tuyến đường sắt Đông Anh - Quán Triều

Minh Hạnh |

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã có đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét và cho ý kiến về vị trí xây dựng hầm chui, đường gom dọc hai bên tuyến đường sắt Đông Anh (Hà Nội) - Quán Triều (Thái Nguyên) tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn.

Tập trung tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, tránh đầu tư dàn trải

ĐẶNG TIẾN |

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Liên danh tư vấn Cty CP Đầu tư và Xây dựng GTVT (TRICC) và Viện khảo sát thiết kế số 5 đường sắt Trung Quốc (đơn vị tư vấn) đang nghiên cứu báo cáo cuối kỳ quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với tổng vốn đầu tư lên đến 100.000 tỉ đồng. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần tập trung làm tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, không nên đầu tư dàn trải gây lãng phí.