Dự án chống ngập ì ạch, người dân tiếp tục lội nước

MINH QUÂN |

TPHCM vẫn còn 18 điểm ngập khi mưa và 4 điểm ngập do triều vẫn chưa khắc phục được. Trong khi đó, không ít dự án chống ngập vẫn đang trong tình trạng “nằm chờ,” trì trệ khiến người dân lo lắng khi chỉ sau vài cơn mưa đầu mùa vừa qua, nhiều tuyến đường đã tái diễn ngập nước.

Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng vẫn đứng hình

Những ngày trong tháng 5, hàng loạt các cơn mưa trái mùa đã khiến nhiều tuyến đường ở TPHCM bị ngập dù lượng mưa không lớn. Có thể kể đến các tuyến đường Kha Vạn Cân, Quốc Hương, Tô Ngọc Vân (Thành phố Thủ Đức), Bình Lợi (quận Bình Thạnh), Phạm Văn Chiêu, Nguyễn Văn Khối (quận Gò Vấp), Nguyễn Văn Quá (quận 12)... Trong đó, đường Tô Ngọc Vân (đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Linh Đông, thành phố Thủ Đức) bị ngập nặng nhất, có đoạn ngập quá nửa bánh xe. Các cơn mưa thường rơi đúng vào giờ tan tầm gây ùn tắc giao thông, hàng loạt xe chết máy, người dân “bì bõm” di chuyển về nhà.

Nhiều điểm ở TPHCM cứ mưa xuống là ngập, trong khi đó những dự án chống ngập khu vực này vẫn đang chờ được thi công, hoàn thành. Theo dự kiến, trong năm 2020, giai đoạn 1 của dự án chống ngập có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng sẽ hoàn tất thi công. Khi vận hành, dự án sẽ kiểm soát được vấn đề ngập do triều cường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho diện tích 750km2 bờ hữu sông Sài Gòn.

Với 6 cống kiểm soát triều ở các sông, kênh lớn và nhiều đoạn đê, dự án này được kỳ vọng sẽ xóa bỏ tình trạng ngập lụt tại khu vực trung tâm TPHCM đã tái diễn nhiều năm. Tuy nhiên, từ cuối năm ngoái dự án này phải tạm dừng thi công do vướng mắc về ký kết phụ lục hợp đồng, thủ tục thanh toán...

Dù Chính phủ đã ra nghị quyết gỡ nhiều vấn đề cho dự án này vào đầu tháng 4 nhưng đến nay các công việc vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Đại diện Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (chủ đầu tư dự án), thông tin mặc dù đã có nghị quyết tháo gỡ nhưng đến nay dự án vẫn chưa có gì tiến triển dù TPHCM đã có nhiều cuộc họp để giải quyết.

Không chỉ dự án chống ngập quy mô gần 10.000 tỉ đồng đang bị “ách” mà nhiều dự án chống ngập khác cũng trong cảnh tương tự. Đơn cử như nhóm 3 dự án cải tạo hệ thống thoát nước nhằm giải quyết 4 điểm ngập trên các đường Tân Quý, Trương Công Định, Ba Vân và Bàu Cát dự kiến khởi công từ quý 3.2020 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai dù đã đấu thầu xây lắp.

Tương tự, dự án cải thiện hệ thống thoát nước chiều dài 2,5km trên đường Võ Văn Ngân (Thành phố Thủ Đức) với tổng kinh phí 129 tỉ đồng được người dân mong chờ nhất do đây là tuyến đường ngập nặng nhiều năm qua. Tuy nhiên, dù dự án khởi cộng từ tháng 10 năm ngoái nhưng đến thời điểm này, dự án vẫn “án binh bất động”.

Cần xóa bao cấp trong chống ngập

Giai đoạn 2016-2020, TPHCM chi hơn 25.000 tỉ đồng để thực hiện các dự án chống ngập bao gồm cả vốn đầu tư công và huy động vốn PPP từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện TPHCM vẫn còn 18 điểm ngập khi mưa và 4 điểm ngập do triều vẫn chưa khắc phục được.

Nhận định về việc ngập hiện hữu tại TPHCM, ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM (Sở Xây dựng TPHCM) đánh giá tình trạng ngập ở TPHCM thời gian qua còn do các yếu tố khách quan (dân số tăng nhanh, biến đổi khí hậu khiến triều và mưa tăng) và chủ quan. Trong các yếu tố chủ quan có việc chậm triển khai các công trình chống ngập.

“Tiến độ các dự án còn chậm, đạt khoảng 46% theo quy hoạch tổng thể thoát nước TPHCM đến năm 2020 (Quy hoạch 752) và khoảng 10% theo quy hoạch thủy lợi chống ngập úng TPHCM (Quy hoạch 1547) khi công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, nguồn vốn không đảm bảo” - ông Điệp đánh giá.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến các dự án còn chậm tiến độ theo đại diện Sở Xây dựng đó là tình trạng xây dựng lấn chiếm, xả rác làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước, kênh rạch. Quá trình đô thị hóa dọc theo các tuyến đường diễn ra nhanh chóng, hạ tầng thoát nước chưa kịp phát triển theo quy hoạch gây ra tình trạng ngập úng.

Đối với những dự án phát triển đô thị, khu dân cư mới, khi thực hiện đầu tư đã san lấp làm mất diện tích thấm, khả năng trữ nước tự nhiên của kênh rạch nhưng chưa thực hiện bù lại diện tích thấm, thoát nước tự nhiên.

Đồng thời, công tác kêu gọi đầu tư dự án đang gặp nhiều khó khăn, khả năng huy động vốn ODA bị thu hẹp, chưa có cơ chế thu hút huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách.

PGS.TS Hồ Long Phi - nguyên Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu thuộc ĐHQG TPHCM, cho rằng, từ hàng chục năm qua, việc đô thị hóa luôn đi trước, còn hệ thống thoát nước lại bao cấp và phải chạy theo để đối phó. Bây giờ đô thị hóa tới đâu, hệ thống thoát nước phải đi tới đó, có gắn trách nhiệm của nhà đầu tư hoặc tính chi phí chống ngập thành tiền để họ chi trả.

“Tôi cho rằng phải xóa bỏ bao cấp trong việc chống ngập thì mới giải quyết được vấn đề căn cơ. Khi có cơ chế tính đúng, tính đủ, tư nhân cũng sẽ tự động tham gia và xã hội hóa được việc này” - ông Phi nói.

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn - Chuyên về quy hoạch đô thị, hiện nay không chỉ các vùng thấp trũng của TPHCM mới bị ngập mà ngay cả khu vực quận 9, Thủ Đức là những nơi trên cao vẫn ngập nặng. Ông Sơn cho rằng, nguyên nhân do việc phát triển đô thị một cách tự phát, bêtông hóa quá nhiều, không có không gian dành cho nước, cây xanh.

Do đó, mỗi lần có mưa, nước không biết thoát đi đâu mà chỉ đổ ra đường. Các giải pháp hiện nay chỉ mang tính chạy theo, thấy đường nào ngập là nâng đường, thay cống mới nhưng chục năm sau lại ngập. Chống ngập không thể tách ra từng giải pháp riêng mà gắn với quy hoạch tổng thể đô thị, từ chống ngập, kẹt xe, mật độ dân cư, tỉ lệ xây dựng, không gian cho cây xanh, nước…

Sở Xây dựng TPHCM cho biết cần hơn 101.000 tỉ đồng để triển khai thực hiện các dự án chống ngập đến năm 2025

Theo đó, các dự án thuộc Quy hoạch 752 (về tổng thể hệ thống thoát nước của TPHCM đến năm 2020) cần hơn 38.100 tỉ đồng. Các dự án thuộc Quy hoạch 1547 (quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TPHCM) cần hơn 20.600 tỉ đồng. Các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải cần 41.000 tỉ đồng, các chương trình đầu tư công hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng hơn 1.700 tỉ đồng.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: “Bầu cử trong khu cách ly là một kỷ niệm khó quên”

Thanh Vũ - Thanh Chân |

“Dù đang trong thời gian cách ly nhưng tôi vẫn được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Bầu cử trong khu cách ly là một kỉ niệm khó quên của tôi” - ông Trà Thanh Toàn (51 tuổi, cư dân bolck A1 chung cư Sunview Town, TP.Thủ Đức), chia sẻ.

TPHCM: Cử tri chọn người xứng đáng để bầu cử vào Quốc hội và HĐND các cấp

Nam Dương |

Cử tri công nhân lao động cho biết đã xem kỹ tiểu sử, lý lịch của từng ứng viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND TPHCM và đại biểu HĐND Thành phố Thủ Đức để chọn lựa ứng cử viên xứng đáng nhất để bầu.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong bỏ phiếu bầu cử tại TP.Thủ Đức

KHÁNH LINH - HOÀI ANH |

Sáng ngày 23.5, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã có mặt tại khu vực bầu cử trường tiểu học Lương Thế Vinh 1, đường Trương Văn Bang, TP.Thủ Đức để bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

TPHCM: “Bầu cử trong khu cách ly là một kỷ niệm khó quên”

Thanh Vũ - Thanh Chân |

“Dù đang trong thời gian cách ly nhưng tôi vẫn được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Bầu cử trong khu cách ly là một kỉ niệm khó quên của tôi” - ông Trà Thanh Toàn (51 tuổi, cư dân bolck A1 chung cư Sunview Town, TP.Thủ Đức), chia sẻ.

TPHCM: Cử tri chọn người xứng đáng để bầu cử vào Quốc hội và HĐND các cấp

Nam Dương |

Cử tri công nhân lao động cho biết đã xem kỹ tiểu sử, lý lịch của từng ứng viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND TPHCM và đại biểu HĐND Thành phố Thủ Đức để chọn lựa ứng cử viên xứng đáng nhất để bầu.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong bỏ phiếu bầu cử tại TP.Thủ Đức

KHÁNH LINH - HOÀI ANH |

Sáng ngày 23.5, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã có mặt tại khu vực bầu cử trường tiểu học Lương Thế Vinh 1, đường Trương Văn Bang, TP.Thủ Đức để bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.