Dự án cấp bách chống hạn tại Nghệ An: Lộ nhiều dấu hiệu sai phạm

Quang Đại |

Dự án “Nâng cấp hệ thống thủy lợi ngăn mặn, chống hạn xã Nghi Vạn” (Nghi Lộc, Nghệ An) được cấp từ ngân sách trung ương 50 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 30 tỉ đồng, là dự án cấp bách, ưu tiên đầu tư. Tuy nhiên, thực tế triển khai thi công đã bộc lộ nhiều bất cập, có dấu hiệu sai phạm.

Chống “xâm nhập mặn” ở vùng không bị mặn

Ngày 7.5.2016, UBND tỉnh Nghệ An có Tờ trình số 2964/UBND-NN gửi Bộ NNPTNT đề nghị bố trí nguồn vốn đầu tư nâng cấp trạm bơm và hệ thống kênh mương nội đồng xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc. Khái toán tổng mức đầu tư dự kiến 80 tỉ đồng, thực hiện từ năm 2017 đến 2020.

Theo đó, dự án có mục tiêu đảm bảo nhu cầu tưới tiêu, khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn. Tên của dự án cũng được HĐND tỉnh Nghệ An xác định trong quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 7.11.2016 là “ngăn mặn, chống hạn”.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo UBND xã Nghi Vạn, từ khi cống ngăn mặn Nghi Quang (Nghi Lộc) đi vào hoạt động, địa phương không còn nguy cơ xâm nhập mặn. Ông Thái Văn Hùng - Phó Giám đốc Cty TNHH MTV Thủy lợi Nam Nghệ An - cũng xác nhận: “Đã 13 năm qua, Nghi Vạn không còn bị xâm nhập mặn, do cống Nghi Quang được đóng vào mùa lấy nước phục vụ sản xuất, mở vào mùa lũ”.

Tính chất của dự án được xác định là cấp bách phòng chống hạn hán. Tuy nhiên, theo xác nhận của lãnh đạo xã Nghi Quang, chỉ 1/3 diện tích sản xuất của xã bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Còn theo ông Thái Văn Hùng, Cty từ trước đến nay vẫn thực hiện bơm nước phục vụ sản xuất xã Nghi Vạn, công tác trực, bơm, đạt yêu cầu, chỉ có những mùa đại hạn, thì tình trạng thiếu nước chung cả vùng, chứ không chỉ mỗi địa phương này.

Theo ông Hùng, Nghi Vạn là xã cuối nguồn tưới, nên việc lấy nước có khó khăn, chậm hơn một số vùng khác, nên nay địa phương tự túc được nước thì càng tốt. Còn đối với các công trình thủy lợi do Cty quản lý, nhiều hạng mục đã xuống cấp, nhưng chưa có đủ kinh phí đầu tư.

Dự án “Nâng cấp hệ thống thủy lợi ngăn mặn, chống hạn xã Nghi Vạn” là công trình thủy lợi nội đồng, phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của một xã. Theo UBND xã Nghi Vạn, địa phương có 570ha sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa trung bình 5,5 tấn/ha/năm, không thấp so với bình quân chung.

Thi công sai thiết kế

Theo tài liệu của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghi Lộc, qua kiểm tra thực tế thi công tại hiện trường, nhiều nội dung chưa đạt yêu cầu. Cụ thể: Ván khuôn, kích thước, thẩm mỹ của hạng mục bể hút thuộc trạm bơm Tây Vạn; thi công lót đáy kênh, lắp dựng cốt thép của hạng mục kênh chính trạm bơm xóm Đồng thi công không đúng thiết kế được duyệt. Đơn vị thi công (Cty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Anh) chưa có nhật ký thi công, hồ sơ nghiệm thu và hồ sơ chất lượng tại hiện trường.

Một lãnh đạo UBND xã Nghi Vạn cho biết, qua kiểm tra, thấy công tác giám sát có thời điểm chưa đạt yêu cầu, còn có dấu hiệu buông lỏng. “Chúng tôi đã đề nghị tăng cường công tác giám sát” - cán bộ này cho biết.

Cán bộ giám sát có thời điểm không bám sát hiện trường, không báo cáo kịp thời các vấn đề sai khác so với thiết kế; kinh nghiệm, chuyên môn chưa cao. Cán bộ Ban quản lý dự án cũng chưa được bố trí đủ để theo dõi hiện trường.

Theo thiết kế, hầu hết các tuyến kênh mương nội đồng được thiết kế đào đất thủ công, nhưng thực tế, nhiều tuyến mương đều kẹp đường giao thông nội đồng, có thể đưa máy cơ giới thi công. Theo xác nhận của người dân và lãnh đạo xã Nghi Vạn, nhiều tuyến kênh mương được đào bằng máy, nhưng lại được thanh toán theo đơn giá đào thủ công cao hơn nhiều lần so với đào máy.

Ông Thái Doãn Sỹ - Chủ tịch UBND xã Nghi Vạn - cho biết: “Nhiều tuyến kênh máy vào thi công được, chỉ có những đoạn đi qua nhà dân thì phải đào thủ công”.

Về hiện tượng ưu ái nhà thầu, thi công bằng máy nhưng theo thiết kế được thanh toán đơn giá thủ công, ông Sỹ cho biết, giám sát cộng đồng chỉ quan tâm đến chất lượng, số lượng vật liệu, còn những vấn đề khác thuộc trách nhiệm của đơn vị tư vấn giám sát (Liên danh Cty CP Tư vấn và Công thương Nghệ An - Cty CP Tư vấn xây dựng HĐT).

Theo thiết kế, đất đào móng để làm kênh được chở đi khoảng vài km để đổ, rồi mua đất cách 20km về đắp lại, với chi phí rất lớn. Tuy nhiên, thực tế tại một số tuyến, nhà thầu đã đào đất lên, làm kênh xong rồi đắp lại. Về nội dung này, ông Thái Doãn Sỹ thừa nhận, nhà thầu có “tận dụng đất đắp lại”.

“Đất cứng thì được, nhưng bùn thì không được. Có trường hợp họ đắp bùn trở lại, tôi đã yêu cầu đình chỉ” - ông Sỹ cho hay. Được biết, Công an tỉnh Nghệ An đã vào cuộc, yêu cầu cung cấp hồ sơ liên quan đến dự án nói trên.

Quang Đại
TIN LIÊN QUAN

Thanh tra Chính phủ bỏ sót nhiều dự án lớn khi thanh tra ĐH Quốc gia Hà Nội

CAO NGUYÊN |

Thanh tra Chính phủ (TTCP) chưa thanh tra đầy đủ phạm vi thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch thanh tra, nhất là một số dự án lớn chưa được thanh tra.

“Treo” 14 năm dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng: Dân khổ trăm bề

Thuỳ Trang |

Bất kể nắng mưa, những con đường ở khu vực Hoà Khánh Nam (quận Liên Chiểu) đều chưa bao giờ biết khô ráo bởi nước thải trực tiếp từ hàng trăm hộ dân đổ ra đường. 

Người nghèo “mừng hụt” với dự án khởi công 7 năm rồi để đó

NHẬT HỒ |

Đó là dự án xây dựng 300 căn nhà ở cho người nghèo, không có đất ổn định tại khóm 10, phường 1, thành phố Bạc Liêu với tổng giá trị trên 52 tỉ đồng do Cty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hoàng Phát làm chủ đầu tư khởi công từ 2.9.2011 rồi để đó cho đến nay.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Thanh tra Chính phủ bỏ sót nhiều dự án lớn khi thanh tra ĐH Quốc gia Hà Nội

CAO NGUYÊN |

Thanh tra Chính phủ (TTCP) chưa thanh tra đầy đủ phạm vi thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch thanh tra, nhất là một số dự án lớn chưa được thanh tra.

“Treo” 14 năm dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng: Dân khổ trăm bề

Thuỳ Trang |

Bất kể nắng mưa, những con đường ở khu vực Hoà Khánh Nam (quận Liên Chiểu) đều chưa bao giờ biết khô ráo bởi nước thải trực tiếp từ hàng trăm hộ dân đổ ra đường. 

Người nghèo “mừng hụt” với dự án khởi công 7 năm rồi để đó

NHẬT HỒ |

Đó là dự án xây dựng 300 căn nhà ở cho người nghèo, không có đất ổn định tại khóm 10, phường 1, thành phố Bạc Liêu với tổng giá trị trên 52 tỉ đồng do Cty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hoàng Phát làm chủ đầu tư khởi công từ 2.9.2011 rồi để đó cho đến nay.