Đột phá thu hút đầu tư nước ngoài ngay từ đầu năm 2021

Linh Anh - CƯỜNG NGÔ |

Ngay sau khi Nghị quyết 02 của Chính phủ “Về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021” được ban hành, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có chuyển biến lớn, tạo ra làn sóng lạc quan từ những ngày đầu năm 2021. Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến lý tưởng, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài và thực sự là điểm sáng của kinh tế khu vực; bước đầu thực hiện tốt nhiệm vụ kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

Liên tiếp đón những “ông lớn”

Ngày 18.1, UBND tỉnh Bắc Giang trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 dự án của 3 nhà đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 570 triệu USD. Trong đó, Foxconn quyết định đầu tư dự án sản xuất máy tính trị giá 270 triệu USD tại tỉnh này.

Trả lời Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: “Dự kiến năm 2021 sẽ đầu tư thêm 700 triệu USD và tăng mới 10.000 lao động. Trong đó, giai đoạn 1 có quy mô 270 triệu USD vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giai đoạn 2 hơn 400 triệu USD. Dự án lần này của Foxconn có ý nghĩa rất quan trọng đối với tỉnh Bắc Giang, là động lực thu hút thêm nhiều dự án công nghệ khác tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu và thu ngân sách cho tỉnh. Cùng với đó, dự án đưa người lao động vào dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao của thế giới với thu nhập cao hơn và môi trường làm việc hiện đại”.

Trước đó, tỉnh Quảng Bình diễn ra ngày 17.1 vừa qua với việc trao quyết định chủ trương đầu tư 14 dự án với tổng vốn khoảng 1 tỉ USD và ký biên bản ghi nhớ hợp tác 23 dự án cho 18 nhà đầu tư.

Cũng ngay trong tháng 1, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty TNHH Công nghệ Everwin Precision Việt Nam. Dự án có tổng mức đầu tư 200 triệu USD, tại KCN đô thị và Dịch vụ VSIP Nghệ An, dự kiến sẽ thu hút 15.000 lao động, trong đó có 14.000 lao động địa phương, 1.000 lao động nước ngoài.

Tại khu kinh tế phía nam, chỉ riêng ở Đồng Nai, trong 13 ngày đầu năm 2021, Đồng Nai thu hút được 11 dự án FDI, trong đó có 3 dự án cấp mới, 8 dự án tăng vốn với tổng số vốn hơn 226 triệu USD. Đây là con số cao nhất so với cùng kỳ khoảng 5 năm qua.

Triển vọng và những tác động từ chủ trương, chính sách

Bất chấp dịch COVID-19 vẫn còn gây nhiều tác động về kinh tế-xã hội trên toàn cầu, theo các phân tích, triển vọng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2021 rất lạc quan. Nhiều chuyên gia nhận định, tổng vốn đăng ký và đầu tư trực tiếp vào Việt Nam năm 2021 sẽ cao hơn mức 28,5 tỉ USD (vốn đăng ký) và 19,98 tỉ USD (vốn thực hiện).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang dần hồi phục và duy trì tốt hoạt động sản xuất - kinh doanh và mở rộng dự án. Quan trọng hơn, hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đã có gần 300 doanh nghiệp từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có kế hoạch mở rộng đầu tư/đầu tư mới hoặc đang nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, hơn 60 tập đoàn, doanh nghiệp đã có kết quả bước đầu trong triển khai đầu tư mới/mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Trong xu hướng dịch chuyển đầu tư trên thế giới, Việt Nam được quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn, được các nhà đầu tư quan tâm vì sự ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, vị trí địa lý, điều kiện đất đai môi trường, nhân lực… Cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu kinh tế trong cả nước tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp. Thủ tướng cũng đã phê duyệt 19 khu kinh tế ven biển, tổng diện tích khoảng 871.000ha. Ngoài ra, việc đạt tăng trưởng dương trong năm 2020, bất chấp tác động đáng kể của COVID-19 đến các hoạt động kinh tế, cũng khiến Việt Nam trở thành ứng cử viên sáng giá cho quá trình chuyển dịch chuỗi giá trị ở Châu Á.

Đáng chú ý, Luật Đầu tư 2020 (thay thế cho Luật Đầu tư số 67/2014/QH13) có hiệu lực từ 1.1.2021 đã tạo ra “độ mở” lớn để “dọn tổ đón đại bàng”. Cụ thể, Luật Đầu tư 2020 có những thay đổi đáng chú ý về các chính sách ưu đãi đầu tư, được kỳ vọng sẽ mang lại làn gió mới cho các nhà đầu tư tiềm năng, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam sau đại dịch COVID-19.

So với quy định cũ, Luật Đầu tư 2020 bổ sung những ngành nghề ưu đãi đầu tư mới như sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, giáo dục đại học, sản xuất trang thiết bị y tế, sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành. Với việc bổ sung này, các ngành nghề ưu đãi đầu tư đã được cập nhật phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, các chính sách mới của Luật Đầu tư 2020 về đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư được điều chỉnh theo hướng tập trung hơn về các lĩnh vực công nghệ cao, dự án khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số… Luật mới cũng có chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt cho phép áp dụng ưu đãi đặc biệt (tối đa thêm 50%) để tạo chính sách thu hút dòng vốn FDI.

Với việc hàng loạt những rào cản được tháo bỏ, đặc biệt là những thủ tục về mặt pháp lý đã khẳng định môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng lý tưởng và tạo thuận lợi cho những nhà đầu tư.

Trên tờ Vietnam Finance, GS-TSKH Nguyễn Mại cho rằng: “Xây dựng nền kinh tế số, doanh nghiệp số và xã hội số đòi hỏi phải đổi mới tư duy và hành động để thu hút FDI theo hướng chọn lọc có căn cứ khoa học hơn, không những coi trọng quy mô, mà quan trọng hơn là chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án FDI để góp phần thực hiện định hướng mới về thu hút FDI đã đề ra tại Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị”.

GS-TSKH Nguyễn Mại đưa ra 5 vấn đề cần lưu ý. Trong đó, cần nâng cao chất lượng và thực hiện quy hoạch. Phải thẩm định lại các quy hoạch đã được xây dựng bằng các tổ chức xã hội độc lập tập hợp được các chuyên gia kinh tế, công nghệ để loại bỏ những nội dung trái với định hướng phát triển trong giai đoạn mới; trên cơ sở đó kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch nghiêm chỉnh, không để từng ngành, địa phương vi phạm lợi ích chung của đất nước.

Ngoài ra, cần hướng vào các tập đoàn xuyên quốc gia. Để đón các “ông lớn” như doanh nghiệp Mỹ, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Intel, Microsoft, Apple đang chuẩn bị thực hiện nhiều dự án quy mô lớn tại Việt Nam thì “ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư nói chung, nước ta cần quan tâm đến 4 đòi hỏi của các nhà đầu tư EU và Mỹ: Công khai, minh bạch, ốn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; Thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; Bảo đảm quyền sơ hữu trí tuệ, bản quyền, thương quyền, sáng chế, phát minh, chống hàng lậu, hàng nhái, hàng giả; Thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy định, nghiêm cấm công chức nhà nước vòi vĩnh, sách nhiễu nhà đầu tư và doanh nghiệp. Những vấn đề đó đã và đang được Chính phủ chỉ đạo để tạo bước đột phá trong việc thu hút FDI từ các cường quốc công nghệ cao, đáp ứng đòi hỏi định hướng FDI mới”- TS Mại nhận định.

Những “trái ngọt” từ nguồn vốn FDI đã khẳng định những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Chính phủ đã phát huy hiệu quả, có tầm nhìn. Đặc biệt là việc triển khai Nghị quyết số 50-NQ/TW về hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến lý tưởng, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài và thực sự là điểm sáng của kinh tế khu vực bước đầu thực hiện tốt nhiệm vụ kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

Cấp chứng nhận đầu tư cho Foxconn trong 4 ngày

Khi tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư, Tập đoàn Foxconn rất bất ngờ khi tỉnh cấp chứng nhận đầu tư nhà máy Fukang Technology chỉ trong 4 ngày. Bắc Giang cũng cam kết với nhà đầu tư sẽ hỗ trợ tối đa trong việc hoàn thành nhanh nhất các thủ tục sau đầu tư, đây là điều họ cần nhất. Ở Bắc Giang, bất cứ thời điểm nào nhà đầu tư cũng có thể gặp trực tiếp lãnh đạo tỉnh để đề xuất tháo gỡ khó khăn.

Nói về lý do khiến nhiều "ông lớn" kinh tế chọn Việt Nam là nơi đầu tư, TS Nguyễn Văn Toàn - chuyên gia kinh tế độc lập - nói rằng, năm 2020, Việt Nam không bị gián đoạn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mới đây nhất là sự kiện Công ty Foxconn Singapore PTE Ltd chọn Bắc Giang là nơi đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất, gia công máy tính bảng, máy tính xách tay cho "gã khổng lồ" Apple. Năm 2021, thế hệ thứ ba của AirPod dự kiến cũng sẽ được sản xuất tại Việt Nam.

Kết quả đạt được của nền kinh tế Việt Nam khi GDP tăng 2,91% so với năm trước, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới - đã củng cố niềm tin của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam được biết đến là địa điểm hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trở thành một “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút nhiều “ông lớn” của thế giới như Apple, Intel, Samsung, LG" - ông Toàn nói.

"Bước sang năm 2021 và những năm tiếp theo, việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài cần phải chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường. Trong đó, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu" - ông Toàn chia sẻ. Cường Ngô

Linh Anh - CƯỜNG NGÔ
TIN LIÊN QUAN

Khu vực đầu tư nước ngoài giúp xuất siêu 18,2 tỉ USD

Văn Nguyễn |

Dữ liệu vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cho thấy, khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì tổng mức xuất siêu lớn, giúp bù đắp phần nhập siêu của khu vực trong nước và giúp cả nước xuất siêu 18,2 tỉ USD.

Việt Nam - điểm sáng trong ASEAN về thu hút đầu tư nước ngoài

SONG MINH |

Các nước ASEAN cần thay đổi tư duy nếu muốn theo gương Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, cây viết Shireen Muhiudeen - một trong 25 phụ nữ có ảnh hưởng nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về quản lý tài sản, và là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực của Forbes Châu Á 2014 - nhận định trên tờ SCMP.

47 dự án đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước lỗ dồn hơn 1 tỷ USD

Thiên Bình |

Trong số các dự án đầu tư tại nước ngoài, có 47 dự án bị lỗ lũy kế 1.048,57 triệu USD. Đánh giá chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chưa đạt được như kỳ vọng đầu tư.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Khu vực đầu tư nước ngoài giúp xuất siêu 18,2 tỉ USD

Văn Nguyễn |

Dữ liệu vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cho thấy, khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì tổng mức xuất siêu lớn, giúp bù đắp phần nhập siêu của khu vực trong nước và giúp cả nước xuất siêu 18,2 tỉ USD.

Việt Nam - điểm sáng trong ASEAN về thu hút đầu tư nước ngoài

SONG MINH |

Các nước ASEAN cần thay đổi tư duy nếu muốn theo gương Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, cây viết Shireen Muhiudeen - một trong 25 phụ nữ có ảnh hưởng nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về quản lý tài sản, và là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực của Forbes Châu Á 2014 - nhận định trên tờ SCMP.

47 dự án đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước lỗ dồn hơn 1 tỷ USD

Thiên Bình |

Trong số các dự án đầu tư tại nước ngoài, có 47 dự án bị lỗ lũy kế 1.048,57 triệu USD. Đánh giá chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chưa đạt được như kỳ vọng đầu tư.