Đồng ruộng bỏ hoang, đường sá nham nhở, người dân Thanh Đa chới với giữa dự án treo 26 năm ròng

Trường Sơn |

Trái ngược với vẻ bình yên của một làng quê - có lẽ là duy nhất còn sót lại ở TPHCM - là nỗi lo lắng của hàng nghìn hộ dân ở phường 28, quận Bình Thạnh. 26 năm nay, họ không được phép xây nhà mới, đồng ruộng bỏ hoang, đường sá nham nhở bởi mảnh đất này được quy hoạch khu đô thị sinh thái.

Mới đây, UBND TPHCM đã chỉ đạo khởi động lại dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa sau 26 năm bị treo khiến đời sống của hàng nghìn hộ dân nơi đây lâm cảnh khốn khó.

Ba phía của bán đảo Thanh Đa là sông Sài Gòn, phần còn lại là một con kênh lớn. Để sang đây bằng được bộ chỉ có lối duy nhất là qua cầu Kinh (hay còn gọi là cầu Kinh Thanh Đa). Ảnh: GGM
Ba phía của bán đảo Thanh Đa là sông Sài Gòn, phần còn lại là một con kênh lớn. Để sang đây bằng được bộ chỉ có lối duy nhất là qua cầu Kinh (hay còn gọi là cầu Kinh Thanh Đa). Ảnh: GGM
Bắt đầu từ năm 1992, khu vực này được đưa vào quy hoạch xây dựng khu đô thị sinh thái với tổng mức đầu tư xấp xỉ 29.000 tỉ đồng. Đến năm 2004, dự án này được giao cho Tổng Cty Xây dựng Sài Gòn nhưng Cty này không thể triển khai được. Sau 12 năm sống trong vùng dự án, người dân nơi đây phải tiếp tục chờ TP kiếm nhà đầu tư khác. Do dính qui hoạch nên tất cả đất đai ở đây không được giao dịch theo thị trường, nhà cửa người dân muốn xây mới cũng không được, sửa chữa thì không xong. Ảnh: Trường Sơn
Bắt đầu từ năm 1992, khu vực này được đưa vào quy hoạch xây dựng khu đô thị với tổng mức đầu tư xấp xỉ 29.000 tỉ đồng. Đến năm 2004, dự án này được giao cho Tổng Cty Xây dựng Sài Gòn nhưng Cty này không thể triển khai được. Sau 12 năm sống trong vùng dự án, người dân nơi đây phải tiếp tục chờ TP kiếm nhà đầu tư khác. Do dính quy hoạch nên tất cả đất đai ở đây không được giao dịch theo thị trường, nhà cửa người dân muốn xây mới cũng không được, sửa chữa thì không xong. Ảnh: Trường Sơn
Đến năm 2010, quyết định giao dự án cho Cty trên được rút lại, TPHCM điều chỉnh quy hoạch 1/2010. Đến năm 2015, liên danh Bitexco và Emaar Properties PJSC (công ty trong lĩnh vực bất động sản ở Dubai) được UBND TP.HCM chỉ định là nhà đầu tư dự án khu đô thị Thanh Đa - Bình Quới, với tổng vốn hơn 30.000 tỉ đồng.
Đến năm 2010, quyết định giao dự án cho Cty trên được rút lại, TPHCM điều chỉnh quy hoạch 1/2000 với tổng diện tích hơn 426 ha bao trùm toàn bộ bán đảo (phường 28, quận Bình Thạnh). Đến năm 2015, liên danh Bitexco và Emaar Properties PJSC được UBND TPHCM chỉ định là nhà đầu tư dự án khu đô thị Thanh Đa - Bình Quới, với tổng vốn hơn 30.000 tỉ đồng. Sau đó, nhà đầu tư Emaar Properties PJSC rút lui khỏi dự án và chỉ còn lại Bitexco. Đến tháng 8 vừa qua, UBND TPHCM giao Sở Kế hoạch - Đầu tư khẩn trương tham mưu để tái khởi động dự án, Sở Xây dựng được chỉ đạo tạo điều kiện cho người dân sửa chữa tạm nhà cửa để sinh sống. Trong ảnh là cảnh người dân Thanh Đa vác cỏ về cho bò ăn vì đất đai ở đây không thể trồng lúa được, bán cũng không xong. Ảnh: Trường Sơn
Do nằm trong vùng quy hoạch nên đường xá ở đây hầu như không được đầu tư. Bao bọc quanh bán đảo ngoại trừ con đường Bình Quói đóng vai trò là xương sống được thảm nhựa còn lại chủ yếu là đương bê tông nhỏ hẹp, xuống cấp, ngập nước liên miên với chi chít ổ voi, ổ gà. Ảnh: Trường Sơn
Do nằm trong vùng quy hoạch nên đường sá ở đây hầu như không được đầu tư. Bao bọc quanh bán đảo ngoại trừ con đường Bình Quới đóng vai trò là xương sống được thảm nhựa, còn lại chủ yếu là đường đất, bêtông nhỏ hẹp, xuống cấp, ngập nước liên miên với chi chít ổ voi, ổ gà. Ảnh: Trường Sơn
Điện đường không có, người dân phải quyên góp lắp bóng đèn chiếc sáng những con đường nhỏ hẹp. Ảnh: Trường Sơn
Điện đường không có, người dân phải quyên góp lắp bóng đèn chiếu sáng những con đường nhỏ hẹp. Ảnh: Trường Sơn
Không thể mua bán được nên hầu hết đất đai ở đây không thể làm được gì nhiều ngoài việc để hoang cho cỏ mọc phục vụ chăn nuôi. Nhiều hộ có diện tích lớn, gần đường thì linh động cho thuê để làm quán ăn, nơi câu cá thư giãn. Ảnh: Trường Sơn
Không thể mua bán được nên hầu hết đất đai ở đây không thể làm được gì nhiều ngoài việc để hoang cho cỏ mọc phục vụ chăn nuôi. Nhiều hộ có diện tích lớn, gần đường thì linh động cho thuê để làm quán ăn, nơi câu cá thư giãn. Ảnh: Trường Sơn
Dù sở hữu hàng nghìn mét vuông đất nhưng các hộ dân nơi đây phải sống tỏng những căn nhà tạm bợ bới hàng chục năm không được sửa chữa nên xuống cấp. Họ cho biết, nhiều lần làm đơn xin sửa chữa lớn nhưng không được chấp thuận chỉ khi nào mái tôn thủng thì may lắm mới được đồng ý cho thay mới. Ảnh: Trường Sơn
Dù sở hữu hàng nghìn mét vuông đất nhưng các hộ dân nơi đây phải sống trong những căn nhà tạm bợ bởi hàng chục năm không được sửa chữa nên xuống cấp. Họ cho biết, nhiều lần làm đơn xin sửa chữa lớn nhưng không được chấp thuận chỉ khi nào mái tôn thủng thì may lắm mới được đồng ý cho thay mới. Ảnh: Trường Sơn
Sau khi có chỉ đạo của TP về việc cho người dân được sửa chữa tạm nhà cửa, nhiều hộ đã lập tức sửa sang lại ngôi nhà của mình sau hàng chục năm phơi mưa nắng mà không được nâng cấp, tu bổ. Nhờ đó mà bộ mặt ở Thanh Đa hiện giờ có được vài gam màu tươi sáng hơn so với trước. Ảnh: Trường Sơn
Sau khi có chỉ đạo của TP về việc cho người dân được sửa chữa tạm nhà cửa, nhiều hộ đã lập tức sửa sang lại ngôi nhà của mình sau hàng chục năm phơi mưa nắng mà không được nâng cấp, tu bổ. Nhờ đó mà bộ mặt ở Thanh Đa hiện giờ có được vài gam màu tươi sáng hơn so với trước dù xung quanh vẫn là đồng cỏ, rừng cây. Ảnh: Trường Sơn
Sau khi có chỉ đạo của TP về việc cho người dân được sửa chữa tạm nhà cửa, nhiều hộ đã lập tức sửa sang lại ngôi nhà của mình sau hàng chục năm phơi mưa nắng mà không được nâng cấp, tu bổ. Nhờ đó mà bộ mặt ở Thanh Đa hiện giờ có được vài gam màu tươi sáng hơn so với trước. Ảnh: Trường Sơn
Tuy vậy, chính quyền địa phương cũng đang phải rất đau đầu với tình trạng xây dựng không phép ở đây. Một bên là chỉ đạo cho sửa chữa nhà cũ trong khi chờ thực hiện "siêu dự án", một bên là nhu cầu có nhà mới để con cháu, người thân có nơi tá túc sau 26 năm biến động về dân cư. Ảnh: Trường Sơn
Ngoài khó khăn về nhà cửa, điều kiện sống, đất đai nơi đây cũng dần hoang hóa theo. Một số hộ dân cho hay, cách đây mấy năm họ vẫn trồng lúa nhưng nay buộc phải dẹp bởi không vừa không có kênh mương thủy lợi, vừa bị chuột cắn phá nên ruộng đất nơi đây biến thành những bãi cỏ phục vụ cho đàn gia súc. Ảnh: Trường Sơn
Ngoài khó khăn về nhà cửa, điều kiện sống, đất đai nơi đây cũng dần hoang hóa theo. Một số hộ dân cho hay, cách đây mấy năm họ vẫn trồng lúa nhưng nay buộc phải dẹp bởi vừa không có kênh mương thủy lợi, vừa bị chuột cắn phá nên ruộng đất nơi đây biến thành những bãi cỏ phục vụ cho đàn gia súc. Ảnh: Trường Sơn
Cuộc sống khó khăn do quy hoạch kéo dài hơn 2 thập kỷ, hầu hết người dân đều mong muốn TPHCM khẳng định là có thực hiện dự án này hay không và nếu có thì khi nào giải tỏa bồi thường để họ biết. “Một là làm, hai là không chứ chờ mãi 26 năm rồi mà vẫn thế này chúng tôi đã quá mệt mỏi” - ông Nguyễn Văn Chín ngụ tổ 28 than phiền. Ảnh: Trường Sơn
Cuộc sống khó khăn do quy hoạch kéo dài hơn 2 thập kỷ, hầu hết người dân đều mong muốn TPHCM khẳng định là có thực hiện dự án này hay không và nếu có thì khi nào giải tỏa bồi thường để họ biết. “Một là làm, hai là không chứ chờ mãi 26 năm rồi mà vẫn thế này chúng tôi đã quá mệt mỏi” - ông Nguyễn Văn Chín ngụ tổ 28 than phiền. Ảnh: Trường Sơn
Trường Sơn
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội hồi sinh của những dự án treo

Lâm Anh |

Bất cập về chính sách cùng thực trạng không ít doanh nghiệp không đủ lực nhưng vẫn ôm dự án... khiến không ít dự án bị chậm tiến độ, thậm chí bỏ hoang cả chục năm. Để cứu những dự án treo, không chỉ cần sự vào cuộc của chính quyền mà còn cần cả nỗ lực của những DN dám mạnh tay đầu tư.

Mòn mỏi với các dự án treo

BẢO CHƯƠNG - TUẤN MINH |

Trong suốt một thời gian dài, các dự án treo tại TPHCM làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, làm chậm quá trình phát triển kinh tế thành phố cũng như gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Dự án treo gần 13 năm ở Bình Định: Lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế xin lỗi người dân

NGUYỄN TRI |

Ngày 25.9, ông Nguyễn Phi Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã có buổi đối thoại với khoảng 100 hộ dân ở xã Cát Hải (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) liên quan đến các dự án chậm tiến độ, gây bức xúc trong thời gian qua.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cơ hội hồi sinh của những dự án treo

Lâm Anh |

Bất cập về chính sách cùng thực trạng không ít doanh nghiệp không đủ lực nhưng vẫn ôm dự án... khiến không ít dự án bị chậm tiến độ, thậm chí bỏ hoang cả chục năm. Để cứu những dự án treo, không chỉ cần sự vào cuộc của chính quyền mà còn cần cả nỗ lực của những DN dám mạnh tay đầu tư.

Mòn mỏi với các dự án treo

BẢO CHƯƠNG - TUẤN MINH |

Trong suốt một thời gian dài, các dự án treo tại TPHCM làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, làm chậm quá trình phát triển kinh tế thành phố cũng như gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Dự án treo gần 13 năm ở Bình Định: Lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế xin lỗi người dân

NGUYỄN TRI |

Ngày 25.9, ông Nguyễn Phi Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã có buổi đối thoại với khoảng 100 hộ dân ở xã Cát Hải (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) liên quan đến các dự án chậm tiến độ, gây bức xúc trong thời gian qua.