Đóng đinh vào cây, nới gông cây xanh chậm sẽ khiến cây bị hư hại, gãy đổ

PHƯƠNG ANH |

Việc chống đỡ, đeo gông cho cây xanh giúp cây đứng vững, chống chịu với mưa bão. Thế nhưng, nếu nới gông chậm trễ, cây có thể bị gãy đổ ở chính vị trí đeo gông.

Dù báo chí liên tục phản ánh tình trạng cây xanh bị “siết cổ”, song tình trạng này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Theo ghi nhận của phóng viên, hàng loạt cây xanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay không chỉ bị "siết cổ" mà còn gánh thêm cả những biển quảng cáo, bảng tên đường. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị mà còn đe dọa tới sự sống của các loại cây.

Cụ thể, tại các phố như Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Hoàng Tôn, Võ Chí Công,... hình ảnh cây vừa đeo gông, vừa làm nơi treo bảng biển không còn quá xa lạ với người dân.

Bạn Phạm Thị Huyền (Chùa Láng, Hà Nội) cho biết, mỗi ngày đi học đều nhìn thấy hình ảnh các cây xanh bị “siết cổ” bởi những gông sắt. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng chẳng mấy ai quan tâm, để ý. 

“Khi nhìn thấy hàng loạt cây xanh vẫn chịu tình cảnh gông sắt siết chặt, làm cho biến dạng, tôi cảm thấy rất xót xa. Cần nhanh chóng nới lỏng để cây xanh có được sự sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất” - Huyền chia sẻ.

Ngoài việc bị “bức tử” bằng đeo gông, nhiều cây xanh đang phải “gánh” thêm cả những biển quảng cáo, những bảng tên đường,... bằng việc đóng đinh trực tiếp lên thân cây.

 
 
Cây xanh trên phố Nguyễn Văn Huyên đã bị đóng đinh lâu đến mức han gỉ. Ảnh: Phương Anh

Theo quan sát của PV Lao Động, những vị trí trên cây bị đóng đinh đều có tình trạng héo khô, thậm chí là không còn sự sống. 

Bà Ngô Thị Hoa (Yên Hòa, Cầu Giấy) bức xúc khi thấy hàng cây dọc đường bị hành hạ “không thương tiếc” trong suốt thời gian dài.

“Cá nhân tôi hi vọng mỗi người đều cần tự có ý thức để giữ gìn cảnh quan chung cho thành phố, cho đất nước” - bà Hoa nói.

 
 
Các biển báo, biển giới thiệu cũng được ngang nhiên đóng lên thân cây. Ảnh: Phương Anh

Trong Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Điều 53 có quy định về bảo vệ cây xanh, công viên vườn hoa đối với hành vi đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, tự ý ngắt hoa, ngắt cành, lột vỏ thân cây hoặc có hành vi khác làm hư hỏng cây xanh sẽ có mức phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Theo Thạc sĩ Ngô Thị Minh Thê - Trưởng bộ môn Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên (Trường Đại học Nông Lâm TPHCM), kỹ thuật chống cây đô thị là biện pháp nhằm giúp cây đứng vững, chống chịu với mưa bão. 

Thông thường, các cây trồng trong đô thị nếu đúng chuẩn cây xuất vườn (đường kính gốc 6-8cm, cao 3-4m) thì cần được chống đỡ ít nhất trong 1 năm đầu để cây phát triển ổn định. 

Việc trồng những cây di dời có đường kính gốc lớn hơn 10cm thì hệ khung chống cố định cây an toàn phải trên 3 năm để rễ có thời gian bám chắc vào đất. Những cây di dời có đường kính từ 15cm trở lên phải sống với hệ chống trên 6 năm hoặc suốt đời.

Tùy độ lớn của cây khi trồng và tùy điều kiện gió bão của từng địa phương mà thời gian chống đỡ có thể lâu hơn.

“Trong trường hợp dùng kĩ thuật chống cây bằng sắt và có đai cố định quanh thân thì nên nới đai mỗi năm từ 1-2 lần tùy theo tốc độ phát triển của từng loại cây” - Ths. Thê cho biết. 

 
Việc dùng gông sắt hay đinh sắt đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của cây. Ảnh: Phương Anh

Theo nữ giảng viên, nếu không nới đai kịp thời, khi thân cây phát triển, tại vị trí đai sẽ giống như chiếc “gông” siết vào thân cây, gây ra tình trạng thắt nghẽn cổ chai (tán cây phía trên không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, phần gỗ lõi sẽ không phát triển và bị bóp lại).

Những chiếc gông này sẽ tạo thành các vết sẹo trên cây, tạo môi trường lý tưởng để sâu bệnh tấn công. Về sau, cây vẫn phát triển tán lớn nhưng tại vị trí đai, phần gỗ không phát triển được nên cây sẽ rất dễ gãy đổ tại vị trí đai.

Cũng theo Ths. Thê, các hành vi treo biển, đóng đinh vào thân cây đều làm cây bị chảy nhựa, gây mất sức cây và cũng là điều kiện để nấm bệnh, côn trùng dễ tấn công vào thân cây, ảnh hướng đến sự phát triển và sức sống của cây.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Trồng thay thế loạt cây chết khô trên đường 340 tỉ

HỮU CHÁNH |

Hàng loạt cây nhội bị chết khô trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài đang được trồng cây mới thay thế vào sáng ngày 7.4.

Hàng cây xanh trơ trụi chờ di dời để thi công nút giao thông 3.400 tỉ đồng

ANH TÚ - PHƯƠNG NGÂN |

Khoảng 1.100 cây xanh từ 13 đến hơn 20 năm tuổi trên đường Mai Chí Thọ, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, đang được cắt cành, đào gốc để di dời, đốn hạ, nhường mặt bằng thi công dự án nút giao thông An Phú.

Cần phải thường xuyên rà soát và xử lý cây xanh có nguy cơ ngã đổ

BẠN ĐỌC ĐẶNG ĐỨC |

Trong những năm gần đây, khuôn viên các trường học đã xảy ra không ít vụ việc cây xanh ngã đổ gây thương tích cho học sinh, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Điều này đặt ra yêu cầu về việc phải tăng cường thường xuyên rà soát, xử lý cây xanh mục ruỗng, có nguy cơ ngã đổ.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tân Hiệp Phát: Từ hợp đồng giả cách đến trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Linh Anh |

Hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc của Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.

Ngân sách nhà nước không hỗ trợ các chuyến bay giải cứu

PHẠM ĐÔNG |

Trước ý kiến đề nghị làm rõ hơn vụ “chuyến bay giải cứu” vì cũng thuộc phạm vi giám sát nguồn lực phòng, chống dịch, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, “ngân sách Nhà nước không hỗ trợ cho các “chuyến bay giải cứu” trong thời gian vừa qua”.

Ông Trần Quí Thanh bị bắt, Tân Hiệp Phát thông báo người đại diện pháp luật

Phạm Dung |

Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát đã có thông cáo báo chí thông tin về vụ việc liên quan tới ông Trần Quí Thanh, bà Trần Uyên Phương và khẳng định hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường.

Hàng loạt cổ phiếu nóng rơi vào diện kiểm soát của HOSE

Đức Mạnh |

Hàng loạt cổ phiếu nóng như POM, HBC, HNG bị HOSE đưa vào diện kiểm soát.

Hà Nội: Trồng thay thế loạt cây chết khô trên đường 340 tỉ

HỮU CHÁNH |

Hàng loạt cây nhội bị chết khô trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài đang được trồng cây mới thay thế vào sáng ngày 7.4.

Hàng cây xanh trơ trụi chờ di dời để thi công nút giao thông 3.400 tỉ đồng

ANH TÚ - PHƯƠNG NGÂN |

Khoảng 1.100 cây xanh từ 13 đến hơn 20 năm tuổi trên đường Mai Chí Thọ, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, đang được cắt cành, đào gốc để di dời, đốn hạ, nhường mặt bằng thi công dự án nút giao thông An Phú.

Cần phải thường xuyên rà soát và xử lý cây xanh có nguy cơ ngã đổ

BẠN ĐỌC ĐẶNG ĐỨC |

Trong những năm gần đây, khuôn viên các trường học đã xảy ra không ít vụ việc cây xanh ngã đổ gây thương tích cho học sinh, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Điều này đặt ra yêu cầu về việc phải tăng cường thường xuyên rà soát, xử lý cây xanh mục ruỗng, có nguy cơ ngã đổ.