Dòng điện trên đất lúa

Lục Tùng - Tạ Quang |

Sự kiện Nhà máy điện Mặt trời (ĐMT) Sao Mai - An Giang đi vào hoạt động đã ghi dấu ấn mới cho An Giang, khi đất lúa đã phát đi dòng điện làm bừng sáng cả bộ mặt vùng quê heo hút...

“Dòng điện xanh” thắp sáng vùng quê

“Ngày 2.12.2020 đã trở thành sự kiện lớn của Nhà máy ĐMT Sao Mai” - ông Trương Vĩnh Thành, Phó Tổng Giám đốc Cty CP Tập đoàn Mai Sao (Tập đoàn) chia sẻ. Bởi không chỉ đánh dấu thành công của cuộc chạy đua thời gian: Chỉ trong 80 ngày thi công trong điều kiện dịch COVID-19, nhưng đội ngũ người lao động (NLĐ) đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn và đầy thách thức do phần lớn vật tư nhập khẩu... mà còn đánh dấu hoàn thành Nhà máy ĐMT trải rộng trên diện tích 275ha dưới chân Núi Cấm (huyện Tịnh Biên - tỉnh An Giang).

Như vậy chỉ trong chưa đầy 365 ngày, NLĐ của Tập đoàn đã hoàn thành Nhà máy ĐMT công suất 210 MWp với vốn đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng. Như vậy, từ năm 2021 trở đi, mỗi năm An Giang sẽ đóng góp gần 400 triệu kWh điện sạch cho lưới điện quốc gia. Do hoàn thành trước ngày 31.12.2020, thời hạn cuối cùng để các dự án ĐMT được áp dụng giá cố định theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, nên Nhà máy còn chiếm lợi thế về giá bán điện. Có thể xem đây là điển hình thành công trong đầu tư ĐMT quy mô lớn.

Lý giải về vấn đề này, ông Thành cho biết, bên cạnh yếu tố chọn được địa điểm có giờ nắng cao (trên 2.400 giờ nắng/năm), chính sách thu hồi đất thỏa đáng... còn có vấn đề hết sức quan trọng là chuẩn bị nguồn lực, và xác lập bước đi thích hợp.

Cụ thể, để xây dựng nhà máy tổng công suất phát điện 210MW, Tập đoàn thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 hoàn thành vào tháng 6.2019, với công suất 104Mwp đã giúp đơn vị ổn định dòng tiền ngay trong thời điểm kinh tế thế giới đối mặt với khủng hoảng kép do dịch COVID-19...

Bừng sáng cả vùng quê nghèo

Không chỉ mang dòng điện sạch, với chế độ đền bù thỏa đáng và chính sách chăm lo tốt NLĐ, Nhà máy ĐMT đã làm bừng sáng vùng quê đầy sỏi đá dưới chân Núi Cấm..

Anh Chau Sóc Chon (dân tộc Khmer) ấp An Thạnh, xã An Hảo (Tịnh Biên) là điển hình. Trước đây cả gia đình 5 nhân khẩu của anh chỉ trông chờ vào nguồn thu nhập từ việc mua bán ở chợ quê của người vợ. Vì thế, tuy gia đình có 3 công đất, nhưng do đất ven chân núi, hoàn toàn lệ thuộc nguồn nước thiên nhiên nên mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ lúa. Thời gian còn lại chỉ trồng đậu, hiệu quả không cao. Nhưng gặp năm hạn kéo dài, coi như trắng tay. Bản thân anh Chon rất chăm chỉ, làm đủ thứ nghề, như phụ hồ, làm đất... nhưng do công việc không thường xuyên nên cuộc sống gia đình khá chật vật.

“Khi được Tập đoàn đền bù với giá 300 triệu đồng/công đất, tôi dùng số tiền này mua được hơn 10 công đất ruộng dưới, sản xuất 3 vụ/năm. Đã thế, lại còn được ưu tiên nhận và làm bảo vệ” - anh cho bật mí. Với với mức lương ổn định hơn 6 triệu đồng/tháng, mỗi ngày còn được hỗ trợ bữa ăn trưa trị giá 25 nghìn đồng nên gia đình bắt đầu có tích lũy.

Tương tự, anh Chau Sóc Kan (dân tộc Khmer) xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn (An Giang) cũng tìm thấy ở Nhà máy ĐMT niềm vui không hề nhỏ.

Tốt nghiệp ngành hệ thống điện (Trường Cao đẳng Điện lực TP.Hồ Chí Minh), nhưng sau khi vào làm tại một số đơn vị, gia đình anh Kan vẫn chật vật với mức thu nhập chỉ dao động 4-5 triệu đồng/tháng. Nhưng khi được tuyển vào Nhà máy ĐMT Sao Mai, cuộc sống gia đình anh thay đổi tích cực với mức thu nhập gấp đôi so với trước. Đây là một trong số hàng chục NLĐ tìm thấy sự đổi đời, lên hương sau sự xuất hiện của Nhà máy ĐMT Sao Mai. Anh Nguyễn Thanh Tùng, Quản đốc Nhà máy cho biết: Không chỉ quan tâm chăm lo các chế độ bảo hiểm, thưởng vào các dịp lễ, Tết, Tập đoàn là ưu tiên tuyển dụng NLĐ tại chỗ, đặc biệt là đồng bào Khmer để góp phần ổn định đời sống người dân trong vùng dự án”. Hằng năm, Nhà máy còn tạo việc làm trong 3 tháng cho 300 lượt NLĐ tại chỗ thông qua việc làm vệ sinh tấm pin.

Đã sáng và hơn thế nữa

“Ngay sau khi nhà máy hòa vào dòng điện quốc gia, Tập đoàn cũng đưa hoạt động Du lịch ĐMT vào hoạt động” - ông Trương Vĩnh Thành - chia sẻ thêm - “Điều này mang lại lợi ích cho cả đôi đàng”.

Theo ông Thành, không chỉ mang lại giá trị tăng thêm sau việc bán điện, dịch vụ Du lịch ĐMT còn mang đến cho du khách địa chỉ du lịch mới lạ. Trước hết đó là sự thỏa mãn khám phá “Cánh đồng pin mặt trời” rộng lớn và lạ mắt. Mặt khác, với vị thế nằm tựa lưng vào vách Núi Cấm, nóc nhà của vùng ĐBSCL, toàn bộ nhà máy nằm ở vị trí bán sơn địa, sẽ mang đến cho du khách cảm giác rũ bỏ những ồn ào đời thường để thả mình vào không khí trong lành, cảnh quang thú vị...

Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng đầu tư nhiều công trình theo hình thức tận dụng lợi thế tự nhiên, như: Thủy đài sơn cao 22m; Hồ Thiên cảnh; Bàn tay phật... Đến dây, du khách còn như lạc bước vào thế giới của đầy thơ mộng của nhạc phẩm “Cây đàn chapi” với đàn cừu trắng nhởn nhơ quanh đồi... Vì thế, tuy chỉ mới đi vào hoạt động và đầu tư chưa hoàn chỉnh, nhưng vào cao điểm, mỗi ngày có hơn 1.000 lượt khách tìm đến (trước thời điểm hạn chế tập trung đông người chống dịch COVID-19). Tuy nhiên, theo ông Thành, đây cũng chỉ mới là bước đầu, hiện Tập đoàn đang hoàn chỉnh dự án nông nghiệp dược liệu để nâng hoạt động Du lịch ĐMT lên tầm cao mới, như: Tận dụng mặt bằng bên dưới các tấm pin (độ cao bình quân 2m) để trồng dược liệu an toàn để chế biến ra những dược liệu đặc sản...

Lại thêm một luồng ánh sáng kinh tế đang sắp sáng lên ánh sáng của Nhà máy ĐMT và đó chưa phải là giới hạn cuối cùng trong chiến lược khai thác của nhà đầu tư ...

Lục Tùng - Tạ Quang
TIN LIÊN QUAN

9 dự án điện mặt trời ở Gia Lai được chuyển mục đích sử dụng đất “thần tốc”

THANH TUẤN |

Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đang đề xuất, kiến nghị về tình hình thực hiện điện mặt trời để báo cáo lên UBND tỉnh, tránh tình trạng lợi dụng chính sách về năng lượng để trục lợi, vi phạm trong quá trình đầu tư, xây dựng...

Luật sư: Thanh tra phải vào cuộc vụ "núp bóng" trang trại làm điện mặt trời

Thanh Hải |

Hàng trăm dự án trang trại tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk mọc lên như nấm sau mưa, đồng loạt thời gian ngắn, nhưng thực tế chỉ để sản xuất điện mặt trời. Hàng loạt sai phạm chưa bị phát lộ...

Phát triển điện mặt trời - thừa hệ lụy, thiếu kiểm soát: Xử lý chất thải từ pin năng lượng mặt trời hết hạn - ai chịu trách nhiệm?

Ngô Cường thực hiện |

Vấn đề xử lý những tấm pin năng lượng mặt trời sau khi hết hạn sử dụng trở thành mối quan tâm lớn. Một lượng chất thải lớn không dễ tái chế và nguy hại nếu chúng rò rỉ ra môi trường. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Báo Lao Động đã có trao đổi với ông Trần Anh Tấn - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương).

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Sự trở lại của cổ phiếu ngành ngân hàng

Gia Miêu |

Cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn được giới đầu tư đánh giá cao khi nền giá đang về vùng hấp dẫn sau khi sụt giảm mạnh năm vừa qua.

Ronaldo và Messi cùng tỏa sáng trong trận đấu giao hữu

Văn An |

PSG của Messi và Saudi All Star, với sự xuất hiện của Ronaldo, đã cống hiến màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn với 9 bàn thắng.

Trung Quốc tuyên bố đã qua đỉnh dịch COVID-19

Khánh Minh |

Giới chức y tế Trung Quốc cho biết, số ca COVID-19 nặng đã lên đến đỉnh điểm khi việc đi lại dịp Tết Nguyên đán tăng đột biến.

Những lưu ý mâm cỗ cúng Giao thừa không phải ai cũng biết

Linh Chi - Dương Anh |

Theo quan niệm dân gian, đêm giao thừa là thời khắc thiêng liêng của đất trời. Vào dịp này, mỗi gia đình thường làm mâm cỗ cúng giao thừa với mong muốn một năm mới bình an, nhiều may mắn.

9 dự án điện mặt trời ở Gia Lai được chuyển mục đích sử dụng đất “thần tốc”

THANH TUẤN |

Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đang đề xuất, kiến nghị về tình hình thực hiện điện mặt trời để báo cáo lên UBND tỉnh, tránh tình trạng lợi dụng chính sách về năng lượng để trục lợi, vi phạm trong quá trình đầu tư, xây dựng...

Luật sư: Thanh tra phải vào cuộc vụ "núp bóng" trang trại làm điện mặt trời

Thanh Hải |

Hàng trăm dự án trang trại tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk mọc lên như nấm sau mưa, đồng loạt thời gian ngắn, nhưng thực tế chỉ để sản xuất điện mặt trời. Hàng loạt sai phạm chưa bị phát lộ...

Phát triển điện mặt trời - thừa hệ lụy, thiếu kiểm soát: Xử lý chất thải từ pin năng lượng mặt trời hết hạn - ai chịu trách nhiệm?

Ngô Cường thực hiện |

Vấn đề xử lý những tấm pin năng lượng mặt trời sau khi hết hạn sử dụng trở thành mối quan tâm lớn. Một lượng chất thải lớn không dễ tái chế và nguy hại nếu chúng rò rỉ ra môi trường. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Báo Lao Động đã có trao đổi với ông Trần Anh Tấn - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương).