Đồng bằng sông Cửu Long: Khắp nơi căng mình phòng cháy rừng

NHẬT HỒ |

Toàn bộ diện tích có rừng tại Đồng bằng sông Cửu Long đều báo động cháy. Từ rừng trồng, rừng đặc dụng, rừng sinh thái đều kiệt nước do khô hạn, nắng nóng mặn xâm nhập.

Rừng U Minh Hạ khô cạn hoàn toàn

Ông Huỳnh Minh Nguyên - Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau - cho biết, toàn lâm phần của vườn đã khô cạn hoàn toàn. Những ngày qua, toàn bộ lực lượng, phương tiện… đã được bố trí xuống địa bàn, nhất là các vị trí trọng điểm.

Không riêng gì rừng U Minh Hạ mà toàn bộ diện tích có rừng tại Cà Mau trên 42.000ha đều kiệt nước. Báo động cháy lên cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm. Ông Lê Văn Hải - Cục trưởng Cục kiểm lâm Cà Mau - cho hay: “Lo nhất là các cụm đảo, diện tích rừng đã khô kiệt mấy tháng nay. Công tác phòng chống cháy rừng vô cùng khó khăn”.

Tại Bạc Liêu, rừng Vườn chim Bạc Liêu đang được dự báo nguy cơ cháy ở mức cực kỳ nguy hiểm (cấp 5). Nhiệt độ trung bình đo tại khu rừng này là 32 độ C, độ ẩm khoảng 50 - 56% và gió mạnh. Điều lo lắng hơn là rừng Vườn chim Bạc Liêu cảnh báo cháy sớm hơn 1,5 tháng so với năm trước. Hiện mực nước ở các kênh, mương trong khu rừng rút cạn rất nhanh, thấp hơn mực nước năm 2019.

Vào thời điểm này các năm trước, mực nước dưới kênh rạch trong rừng còn hơn 3m nhưng hiện tại chỉ còn từ 2-2,3m. Trong khi đó, hệ thống các kênh trục vùng ngọt bên ngoài lâm phần đang trong tình trạng cạn kiệt, chỉ còn từ 1-1,5m. Các tuyến kênh cấp I còn từ 0,5-0,8m, trong khi các tuyến kênh cấp II, cấp III và kênh nội đồng khô cạn.

Ông Lê Văn Hải - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau - cho hay, đến giữa tháng 2, toàn lâm phần rừng tràm và rừng các cụm đảo trên địa bàn tỉnh Cà Mau có hơn 42.300ha đã bị khô hạn gay gắt, nguy cơ cháy rừng rất cao. Trong đó, dự báo cháy cấp 4 (cấp nguy hiểm) là hơn 11.156ha và dự báo cháy ở cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm) là hơn 12.100ha. Đã có hơn 50% diện tích nằm trong cấp “báo động đỏ” về nguy cơ cháy rừng. Diện tích báo cháy phân bổ đều trên toàn lâm phần rừng tràm Cà Mau. Trong tình thế như vậy, nếu lơ là, bất cẩn thì chỉ một mồi lửa nhỏ, cả đám rừng lớn có thể sẽ trở thành những ngọn đuốc.

Trực cháy như trực phòng tránh COVID-19

Theo Ban Quản lý Vườn chim Bạc Liêu, hiện nay, lượng nước trên các trục kênh toàn lâm phần rừng đang cạn, nhất là vùng đệm, vùng lõi, cộng với lớp thực bì dày, độ ẩm cao… Nếu chủ quan, lơ là trong tuần tra, kiểm soát, việc giữ rừng sẽ khó.

Do đó, Ban Quản lý Vườn chim cùng lực lượng kiểm lâm tỉnh đã tiến hành dọn thực bì, phát quang các tuyến đường, bờ bao, khu vực nguy cơ cháy cao; đồng thời, tranh thủ lúc đỉnh triều, lấy nước vào để tạo độ ẩm cho rừng. Ngoài ra, lực lượng cũng kiểm soát chặt hoạt động tham quan của du khách. Khu vực phục vụ du lịch giới hạn trong khu vực hành chính.

Ông Trần Bình Lộc - Giám đốc Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu - ví von: “Chúng tôi trực 24/24 không khác gì trực phòng chống COVID-19, bởi lơ là một chút là sẽ bùng cháy ngay”.

Tại An Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã nâng mức báo động cháy rừng lên cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm), đồng thời xây dựng các phương án, bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy để ứng trực 24/24 giờ; triển khai hàng chục phương án phòng chống cháy rừng từ cấp huyện đến cấp xã theo phương châm 4 tại chỗ.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Cà Mau: Chưa công bố tình trạng thiên tai do hạn mặn và sụt lún

NHẬT HỒ |

Trước áp lực hạn hán, xâm nhập mặn và tình trạng sụt lún bất thường diễn ra ngày càng khốc liệt, tỉnh Cà Mau đã “cầu cứu” nhiều cơ quan chuyên môn cùng tìm giải pháp. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra cho vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn mặn năm này. Trong khi đó, mặc dù đang chịu thiệt hại nghiêm trọng, nhưng tỉnh này vẫn không thể công bố tình trạng thiên tai…

Bị thiệt hại nặng do hạn mặn: Vì sao Cà Mau không thể công bố thiên tai?

NHẬT HỒ |

Trước tình trạng nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập, sụt lở đất diễn ra khắp nơi, Cà Mau đề nghị công bố thiên tai, tuy nhiên, trong luật lại không có khái niệm này, khiến Cà Mau loay hoay không biết xử lý ra sao.

Hạn mặn khốc liệt, sạt lở đất bất thường ở Cà Mau

nhật hồ |

Trên 18.000ha lúa bị thiệt hại, 42.000ha rừng khô kiệt, 21km đường tự nhiên sụt xuống… đó là những con số thiệt hại do hạn mặn đầu tiên tại Cà Mau được xác nhận. Trong khi đó, nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập có khả năng kéo dài cho đến hết tháng 5. Tình hình này khiến Cà Mau căng mình phòng chống.    

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cà Mau: Chưa công bố tình trạng thiên tai do hạn mặn và sụt lún

NHẬT HỒ |

Trước áp lực hạn hán, xâm nhập mặn và tình trạng sụt lún bất thường diễn ra ngày càng khốc liệt, tỉnh Cà Mau đã “cầu cứu” nhiều cơ quan chuyên môn cùng tìm giải pháp. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra cho vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn mặn năm này. Trong khi đó, mặc dù đang chịu thiệt hại nghiêm trọng, nhưng tỉnh này vẫn không thể công bố tình trạng thiên tai…

Bị thiệt hại nặng do hạn mặn: Vì sao Cà Mau không thể công bố thiên tai?

NHẬT HỒ |

Trước tình trạng nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập, sụt lở đất diễn ra khắp nơi, Cà Mau đề nghị công bố thiên tai, tuy nhiên, trong luật lại không có khái niệm này, khiến Cà Mau loay hoay không biết xử lý ra sao.

Hạn mặn khốc liệt, sạt lở đất bất thường ở Cà Mau

nhật hồ |

Trên 18.000ha lúa bị thiệt hại, 42.000ha rừng khô kiệt, 21km đường tự nhiên sụt xuống… đó là những con số thiệt hại do hạn mặn đầu tiên tại Cà Mau được xác nhận. Trong khi đó, nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập có khả năng kéo dài cho đến hết tháng 5. Tình hình này khiến Cà Mau căng mình phòng chống.