Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với hạn, mặn, cháy rừng

nhật hồ |

Mùa mưa vừa dứt, toàn bộ các tỉnh khu vực ĐBSCL đã đối mặt ngay với hạn, mặn. Nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền, khiến cây trái, hoa màu bị thiệt hại nặng. Không chỉ vậy, người dân còn nhận được dự báo không vui khi đây có thể là năm hạn mặn khốc liệt nhất trong lịch sử.

Vừa dứt mưa đã thiếu nước

Ông Nguyễn Văn Cảnh, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre than: “Năm nay nước mặn về sớm quá. Những người làm hoa kiểng như chúng tôi đã ý thức được sẽ thiếu nước ngọt nên trữ dưới ao rồi mà vẫn còn lo lắm”.

Chợ Lách có trên 16.000 hộ làm nghề cung cấp hoa kiểng, là chợ hoa lớn nhất ĐBSCL cung cấp cho thị trường vào những ngày tết. Tuy nhiên, những ngày này, các dòng sông ở Bến Tre độ mặn đã vượt quá 5 phần ngàn, không còn khả năng bơm tưới trực tiếp cho hoa, cây kiểng. Để đối phó, Sở NNPTNT Bến Tre đã đưa vào thử nghiệm túi trữ nước bằng nylon để cho các nhà vườn tích nước ngọt  tưới hoa, cây kiểng.

Trong khi đó tại Tiền Giang, nước mặn cũng đã xâm nhập sâu vào đất liền. Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi Tiền Giang cho biết: “Mặn đã đến sông Mỹ Tho, nhiều khả năng trong vài ngày tới, nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào đất liền. Tỉnh đã cho đắp nhiều con đập ngăn mặn để bảo vệ cây trái, hoa màu cho người dân”.

Tại Sóc Trăng, kết quả quan trắc môi trường đầu tháng 12.2019 cho thấy, độ mặn tại các điểm đo đã lên sớm hơn cùng kỳ năm 2018, chủ yếu tại các khu vực của huyện Trần Đề, Cù Lao Dung và TX.Vĩnh Châu. Trong khi đó, các tỉnh Bán đảo Cà Mau lại lo thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt. Bởi, mặn xâm nhập sớm đồng nghĩa với mực nước ngầm sụt giảm, khiến cho nước sinh hoạt khan hiếm. Cà Mau dự đoán có đến 28.000 hộ dân thiếu nước ngọt, Bạc Liêu trên 40.000, Kiên Giang trên 37.000 hộ dân sẽ thiếu nước sinh hoạt buộc phải khoan giếng ngầm.

Ứng phó không dễ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn nhận định, khả năng thiếu hụt nước về ĐBSCL khoảng 3,4 tỉ mét khối từ tháng 12 năm nay đến tháng 2.2020. Như vậy, hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ đến sớm và xảy ra ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Long An và Kiên Giang. Cụ thể, Sông Vàm Cỏ xâm nhập từ 60 - 70km; các cửa sông Cửu Long mặn xâm nhập từ 40 - 55km; Sông Cái Lớn xâm nhập từ 45 - 47km.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2019 - 2020 sẽ nghiêm trọng, xâm nhập mặn ở khu vực ĐBSCL sẽ đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Vì vậy, cần phải chủ động điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi sinh kế để thích ứng và đầu tư cơ sở hạ tầng để kiểm soát, ứng phó với loại hình thiên tai này.

Theo lịch thời vụ của Tiền Giang, từ ngày 5 - 12.12 xuống giống đồng loạt 240.000 lúa. Tuy nhiên, nhiều vùng đang thiếu nước. Tại Bạc Liêu dù đã tiên lượng trước tình trạng thiếu nước ngọt, nhưng vẫn còn 9.000ha lúa đang trong giai đoạn phát triển sẽ thiếu nước, ảnh hưởng đến sản xuất.

Ứng phó với thiếu nước ngọt được huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng tính đến nhiều năm nay. Huyện này tái cơ cấu sản xuất, chuyển từ cây mía sang các loại cây, con khác ít sử dụng nước ngọt hơn. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn còn trong vòng thử nghiệm. Ông Phạm Văn Bảy, xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng - chuyển từ trồng mía sang trồng khoai - tính toán: “Vụ khoai năm nay, tôi trồng 5 công khoai lang bí đỏ. Nếu giá thị trường mua ở mức 300.000 đồng/tạ (60kg), sẽ có lợi nhuận tầm 10 triệu đồng/công khoai, có năm giá khoai ở mức 600.000 đồng - 700.000 đồng/tạ, thu lợi hơn 20 triệu đồng/công khoai. So với cây mía, lợi nhuận trồng khoai có nhưng cũng tốn nhiều công chăm sóc”.

Cây khoai lang dễ trồng, dễ sống nhưng chi phí đầu tư khá cao, 1 công khoai từ lúc xuống giống đến thu hoạch chi phí 10 - 12 triệu đồng/công. Bù lại nếu giá thị trường bình ổn hơn 300.000 đồng/tạ khoai, chắc chắn nông dân sẽ có lãi hơn 10 triệu đồng/công khoai, chứ không như cây mía trồng cả năm mới thu hoạch, tới bán lo sợ lái không mua vì giá quá thấp, thuê nhân công đốn mía cũng không có.

Phần lớn người dân Cù Lao Dung chuyển đổi sang nuôi tôm. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ mô hình sản xuất nước ngọt sang mô hình nước mặn là quá khó đối với người dân. Chính vì vậy không phải ai cũng thành công với mô hình nuôi tôm ở xứ cù lao này.

Ám ảnh nỗi lo cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau Lê Văn Hải nhận định: “Hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ rất phong phú và đa dạng về mặt sinh học. Ngoài cây tràm, còn lại vô số thảm thực vật dưới tán rừng hầu hết sinh trưởng, phát triển mạnh vào mùa mưa, chết đi vào mùa khô. Xác bã thực vật tích tụ dần theo thời gian và hình thành lớp thực bì rất dày, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng vào mùa khô”.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ Trần Văn Hiếu cho biết, đến thời điểm này, các cống, đập trên lâm phần đã được khép kín toàn bộ, gồm 8 đập lớn và hàng chục đập nhỏ với khối lượng đào đắp trên 300m3.

Ngoài ra, 11 bửng cống nằm trên các tuyến kênh mương cũng đã được hạ xuống để khép kín toàn bộ. Lượng nước dưới chân rừng hiện tại từ 0,3cm, ở một số khu vực trũng lên đến 0,5cm. Nhưng do hạn hán xuất hiện sớm, lượng nước đang cạn nhanh, dự báo công tác phòng chống cháy rừng khó khăn hơn mùa khô các năm trước.

Trước nguy cơ cháy rừng, UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản đề nghị “Cấm rừng” tại rừng tràm U Minh Hạ.

nhật hồ
TIN LIÊN QUAN

Vẫn loay hoay tìm công nghệ xử lý rác

NHẬT HỒ |

Nhiều tỉnh ĐBSCL đã quá tải tại các bãi rác tập trung gây ô nhiễm môi trường, bức xúc trong nhân dân. Thật ra, rác không quá khó xử lý mà đây thật sự là nguồn tài nguyên nếu như được biết cách khai thác tốt.

Giao ước hoàn thành tốt Dự án Hệ thống thủy lợi lớn nhất ĐBSCL

Lục Tùng |

Lãnh đạo Bộ NNPTNT, UBND tỉnh Kiên Giang cùng đại diện các địa phương, đơn vị thi công đã ký giao ước thi đua xây dựng đạt chất lượng, thẩm mỹ và đúng thời gian kế hoạch đối với Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé, công trình thủy lợi có vốn đầu tư và quy mô lớn nhất vùng ĐBSCL.

Điện gió ĐBSCL: Quy hoạch nhanh, triển khai chậm

NHẬT HỒ |

Hàng loạt những dự án điện gió tại ĐBSCL được quy hoạch, thậm chí, nhiều dự án khá hoành tráng đã được khởi công như: Khai Long, Bạc Liêu 3, Sóc Trăng 1… nhưng cho đến nay chỉ mới có Điện gió Bạc Liêu 1, Bạc Liêu 2 là hòa điện. Còn lại vẫn chưa thấy trụ điện nào.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vẫn loay hoay tìm công nghệ xử lý rác

NHẬT HỒ |

Nhiều tỉnh ĐBSCL đã quá tải tại các bãi rác tập trung gây ô nhiễm môi trường, bức xúc trong nhân dân. Thật ra, rác không quá khó xử lý mà đây thật sự là nguồn tài nguyên nếu như được biết cách khai thác tốt.

Giao ước hoàn thành tốt Dự án Hệ thống thủy lợi lớn nhất ĐBSCL

Lục Tùng |

Lãnh đạo Bộ NNPTNT, UBND tỉnh Kiên Giang cùng đại diện các địa phương, đơn vị thi công đã ký giao ước thi đua xây dựng đạt chất lượng, thẩm mỹ và đúng thời gian kế hoạch đối với Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé, công trình thủy lợi có vốn đầu tư và quy mô lớn nhất vùng ĐBSCL.

Điện gió ĐBSCL: Quy hoạch nhanh, triển khai chậm

NHẬT HỒ |

Hàng loạt những dự án điện gió tại ĐBSCL được quy hoạch, thậm chí, nhiều dự án khá hoành tráng đã được khởi công như: Khai Long, Bạc Liêu 3, Sóc Trăng 1… nhưng cho đến nay chỉ mới có Điện gió Bạc Liêu 1, Bạc Liêu 2 là hòa điện. Còn lại vẫn chưa thấy trụ điện nào.