Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng trên báo chí

Thuỳ Dương |

Phòng, chống tham nhũng là một trong những chủ trương lớn của Đảng và chính phủ, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên báo chí, đặc biệt trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực, rõ nét trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng 

Ngày 11.7.2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”. Xác định, đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, trong đó có ngành thông tin và truyền thông, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan (như Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam…) kịp thời chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về công tác PCTN và các nội dung liên quan về PCTN tại Giao ban Báo chí định kỳ hàng tuần.

Để góp phần thực thi hiệu quả Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành văn bản số 1818/PTTH&TTĐT để kịp thời chỉ đạo các đài phát thanh, truyền hình đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về công tác PCTN. Ngoài ra, phát huy vai trò quản lý nhà nước, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử luôn tích cực, chủ động rà soát, phát hiện và xử lý các sai phạm (nếu có) trong hoạt động thông tin, truyền thông về chủ đề PCTN đối với lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

Đến nay, cả nước có 72 Đài Phát thanh, truyền hình (PTTH) và đơn vị hoạt động truyền hình của cả Trung ương và địa phương với hơn 200 kênh phát thanh, truyền hình. Với ưu thế thông tin nhanh, phổ cập rộng, cách chuyển tải nội dung phong phú, hấp dẫn bằng nhiều hình thức và có khả năng tác động lớn đến xã hội, phát thanh, truyền hình đã trở thành lực lượng chủ lực trong chiến lược thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN.

Đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung thông tin

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN là một trong những nội dung quan trọng của công tác PCTN. Nhận thức rõ, sâu sắc về ý nghĩa, vai trò của công tác này, phần lớn các đài phát thanh, truyền hình trong cả nước đã đổi mới, sáng tạo trong hoạt động tuyên truyền; đảm bảo thông tin thường xuyên, có chất lượng, phong phú về nội dung lẫn hình thức, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân, trách nhiệm của các cấp, ngành và xã hội trong công tác PCTN.

Qua công tác chỉ đạo, định hướng thống nhất, chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, các đài phát thanh, truyền hình đã thông tin, tuyên truyền đảm bảo đồng bộ, chính xác và kịp thời các vấn đề quan trọng liên quan đến PCTN. Theo thống kê sơ bộ từ năm 2019 đến nay, hàng ngàn tin, bài được đăng, phát sóng trên hệ thống phát thanh, truyền hình từ trung ương đến địa phương. Đài PTTH Bình Dương hơn 1200 tin, bài; Đài PTTH Hậu Giang hơn 1000 tin, bài; Đài PTTH Nam Định hơn 800 tin, bài; Đài PTTH Yên bái hơn 700 tin, bài; Đài PTTH Ninh Bình phát sóng gần 500 tin, bài; Đài PTTH Hòa Bình hơn 600 tin, bài;… Trong đó, nhiều chương trình được đầu tư kỹ lưỡng về chất lượng, thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều khán, thính giả cả nước như: Trọn đời bảo vệ sự trong sạch của Đảng; Chống tham nhũng không ngừng, không nghỉ; Phòng chống tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực; Bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tiêu cực; Chống tham nhũng gắn với chống tiêu cực; Chống tham nhũng vặt; Nhận diện tự diễn biến, tự chuyển hóa; Nhận diện đấu tranh với các biểu hiện của suy thoái; Vai trò của Luật Phòng chống tham nhũng; Hoàn thiện pháp luật trong thu hồi tài sản tham nhũng; Nhốt quyền lực vào lồng cơ chế;…

Chủ động và bám sát định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cấp, ngành địa phương, đài phát thanh, truyền hình cả nước đã tập trung, tăng cường tuyên truyền, phản ánh những nội dung trọng tâm về chủ đề PCTN. Đó là:

(1) Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành địa phương trong tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến về Luật PCTN; chiến lược quốc gia PCTN; chương trình hành động của Chính phủ về PCTN; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Trung ương, của địa phương liên quan đến công tác tuyên truyền về pháp luật PCTN: Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15.5.2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03.02.2017 của Ban Bí thư Trung ương về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền PCTN; tiếp tục phổ biến, quán triệt nội dung Luật PCTN năm 2018, Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo…

(2) Phản ánh kịp thời hoạt động của các cấp, ngành, đơn vị chủ động, tích cực tuyên truyền đấu tranh, phản bác các luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch gây mất đoàn kết nội bộ, phức tạp tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

(3) Tuyên truyền công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử trong việc phòng, ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng.

(4) Tuyên truyền công tác công khai, minh bạch trong các hoạt động: Công khai các nội quy, quy chế, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đất; công khai tài chính; đấu thầu dự án, công trình… của các cơ quan, đơn vị, địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ và nhân dân tham gia quản lý, giám sát.

(5) Phản ánh các hành vi tham nhũng, PCTN, xử lý tham nhũng và vi phạm pháp luật về PCTN, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác PCTN cũng như đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân.

(6) Phản ánh tình hình thực hiện pháp luật về PCTN tại các địa phương, nhất là việc biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong đấu tranh PCTN, lãng phí.

(7) Gắn việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCTN với việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên, góp phần cùng với ngành chức năng thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp PCTN.

Trong điều kiện tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó khăn do đại dịch COVID-19, các đài phát thanh, truyền hình đã nỗ lực ứng biến, linh hoạt và sáng tạo để mang đến những sản phẩm truyền thông tiêu biểu về đề tài PCTN. Đài Truyền hình Việt Nam và nhiều đài phát thanh và ruyền hình địa phương đã xây dựng các chuyên trang, chuyên mục chuyên biệt, trọng điểm mang tính định kỳ để thông tin, tuyên truyền và phổ biến sâu rộng về PCTN như: Chuyên mục Đảng trong cuộc sống hôm nay, Xây dựng Đảng, Đối diện (Đài Truyền hình Việt Nam); Phòng chống tham nhũng và lãng phí (Đài PTTH Điện Biên); Phòng chống tham nhũng (Đài PTTH Hòa Bình); Phòng chống tham nhũng (Đài PTTH Thanh Hóa); Cải cách tư pháp (Đài PTTH Phú Yên); Trọn đời bảo vệ sự trong sạch của Đảng; Chống tham nhũng không ngừng, không nghỉ; Phòng chống tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực (Đài Truyền hình Việt Nam);…

Ngoài một số kênh, chương trình chuyên biệt dành cho người đồng bào dân tộc thiểu số của các đài quốc gia, một số đài phát thanh, truyền hình địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa dù còn nhiều khó khăn, song vẫn nỗ lực duy trì và đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng để thông tin đến được với đồng bào dân tộc. Đài PTTH Đắk Nông (tiếng M’Nông); Đài PTTH Hà Giang (tiếng Tày, Mông, Dao); Đài PTTH Đắk Lắk (tiếng Ê Đê, M’Nông); Đài PTTH Bắc Kạn (tiếng Tày, Nùng, Dao, Mông); Đài PTTH Điện Biên (tiếng Mông, Thái); Đài PTTH Trà Vinh (Khmer);…Đồng thời, để bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ, nhiều cơ quan báo chí đã đầu tư, triển khai phát triển nội dung trên các nền tảng số như Youtube, Facebook… và thu hút rất nhiều lượt yêu thích của khán, thính giả.

Nhờ công tác chỉ đạo và định hướng đúng đắn, kịp thời của các cơ quan quản lý nhà nước, nhiều năm qua, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN đã đạt được những kết quả tích cực, trở thành một trong những mũi nhọn quan trọng trong nội dung sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình. Để tiếp tục phát huy thành quả đạt được, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục chủ động đổi mới công tác chỉ đạo, đảm bảo xuyên suốt và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Thuỳ Dương
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng văn hoá chính trị - giải pháp quan trọng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) |

Phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định chủ trương của Đảng ta là: “Xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ…”. Nội dung mà người đứng đầu Đảng ta nêu ra không mới nhưng vẫn rất thời sự.

Nếu không suy thoái, nếu đạo đức tốt thì làm gì phải tham nhũng

Vương Trần |

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự suy thoái về phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn đến tham nhũng. Nếu không suy thoái thì làm gì phải đi tham nhũng, nếu đạo đức tốt thì làm gì phải tham nhũng.

Bà Trương Thị Mai giữ chức Phó Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Vương Trần |

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quyết định về việc phân công kiêm giữ chức Phó Trưởng ban và Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Xây dựng văn hoá chính trị - giải pháp quan trọng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) |

Phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định chủ trương của Đảng ta là: “Xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ…”. Nội dung mà người đứng đầu Đảng ta nêu ra không mới nhưng vẫn rất thời sự.

Nếu không suy thoái, nếu đạo đức tốt thì làm gì phải tham nhũng

Vương Trần |

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự suy thoái về phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn đến tham nhũng. Nếu không suy thoái thì làm gì phải đi tham nhũng, nếu đạo đức tốt thì làm gì phải tham nhũng.

Bà Trương Thị Mai giữ chức Phó Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Vương Trần |

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quyết định về việc phân công kiêm giữ chức Phó Trưởng ban và Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.