Dời bến xe khách: Không biến bến xe cũ thành trung tâm thương mại

MINH QUÂN |

Trong số báo 83 (ra ngày 14.4), Báo Lao Động đã đặt vấn đề “Quy hoạch bến xe khách ở Hà Nội: Sau di dời, làm gì với “đất vàng”? Báo Lao Động tiếp tục làm rõ vấn đề này tại TPHCM - nơi cũng đã có kế hoạch di dời các bến xe ra khỏi trung tâm thành phố.

TPHCM đưa vào hoạt động bến xe Miền Đông mới và có kế hoạch xây dựng bến xe Miền Tây mới để di dời hai bến xe cũ ra khỏi nội thành. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sau khi hai bến xe cũ dời di dời, khu đất hiện tại phải được dùng để phục vụ vận tải hành khách công cộng, làm các bãi đậu xe cao tầng...

Bến xe Miền Đông mới “ế” khách

Bến xe Miền Đông mới được đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng, trong đó giai đoạn một khoảng 740 tỉ đồng đưa vào khai thác từ tháng 10.2020.

Công trình xây dựng trên diện tích 16ha thuộc Thành phố Thủ Đức và một phần Thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương). Ngoài chức năng chính vận tải, bến xe kết hợp nhiều dịch vụ khác như kinh doanh bãi đậu, sửa xe; trạm tiếp nhiên liệu; giao dịch hàng hóa, thương mại... Đây là bến xe lớn nhất nước, có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm. Mỗi ngày bến có thể đáp ứng 21.000 hành khách với 1.200 lượt xe xuất bến. Ngày cao điểm lễ, Tết, bến xe phục vụ 52.000 khách với hơn 1.800 lượt xe.

Sau khi dời 22 tuyến qua bến xe mới, bến xe Miền Đông cũ (quận Bình Thạnh) còn hơn 130 tuyến hoạt động chặng ngắn như đi khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên... Giai đoạn hai, sau khi bến mới xây dựng hoàn chỉnh, toàn bộ bến cũ sẽ di dời qua đây.

Tuy nhiên, sau khoảng một năm rưỡi hoạt động, bến xe Miền Đông mới mỗi ngày chỉ đón vài chục khách.

Ghi nhận sáng ngày 13.4, sảnh chờ ở bến xe mới rộng rãi, với 4 dãy ghế nhưng chỉ có một khách ngồi. Ở khu vực bãi đậu, hơn 30 ôtô khách, buýt xếp hàng trong các ô kẻ vạch nhưng vắng lặng.

Một trong nguyên nhân khiến lượng khách tại bến mới không đạt như mong đợi do địa điểm này xa trung tâm, đường sá chưa thuận tiện.

Ngoài ra, sự bùng phát của "xe dù, bến cóc" tại thành phố cũng khiến bến xe mới “ế ẩm”.

Ngoài bến xe Miền Đông mới, TPHCM sẽ xây dựng bến xe Miền Tây mới với kỳ vọng đây sẽ là đầu mối giao thông tỏa đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hồi tháng 6.2016, chính quyền TPHCM đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 dự án này.

Theo đó, bến xe miền Tây mới sẽ nằm ở khu Nam Sài Gòn (giáp quốc lộ 1A) thuộc xã An Phú Tây (huyện Bình Chánh).

Bến xe Miền Tây mới có diện tích khoảng 24ha, trong đó diện tích xây dựng bến xe là 17ha, depot (trạm bảo hành sửa chữa xe) của tuyến buýt nhanh là 4ha. Trong bến xe sẽ có các công trình tổ hợp đa chức năng gồm khách sạn, văn phòng, trung tâm mua sắm.

Sau khi hoàn thành bến xe miền Tây mới dự kiến phục vụ mỗi ngày khoảng hơn 30.000 hành khách với gần 1.400 lượt xe xuất bến mỗi ngày, ngày cao điểm lên đến 63.000 lượt hành khách/ngày và 2.200 lượt xe xuất bến/ngày.

Đai diện Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (Samco - chủ đầu tư) cho biết, tới thời điểm này thiết kế của dự án chưa được phê duyệt. Phần giải phóng mặt bằng cũng chưa được thực hiện. Vì vậy, dự án chưa thực hiện được gì ở ngoài thực địa. Nghĩa là, chưa biết khi nào bến xe Miền Tây mới sẽ hoàn thành.

Mặt bằng bến xe cũ làm gì?

Nhiều người thắc mắc sau khi đóng cửa bến xe Miền Đông và bến xe Miền Tây hiện hữu, mặt bằng hai bến xe này làm gì? Hồi năm 2014, UBND TPHCM đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 bến xe Miền Đông hiện hữu diện tích hơn 6,2ha, thành khu vực tái thiết đô thị.

Cụ thể, khu A với chức năng chính là đầu mối trung chuyển hành khách nội đô và khu B là trung tâm thương mại - dịch vụ, văn phòng cho thuê, khách sạn với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.

Trong khi đó, năm 2016, UBND TPHCM đã giao Samco chịu trách nhiệm lựa chọn đối tác để hợp tác kinh doanh, khai thác diện tích mặt bằng của bến xe Miền Tây hiện hữu (quận Bình Tân), trong đó ưu tiên lựa chọn Saigon Co.op là đối tác hợp tác xây dựng phần trung tâm thương mại và siêu thị Co.opMart.

Ông Võ Kim Cương - nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TPHCM - cho rằng, phần đất bến xe Miền Đông và bến xe Miền Tây hiện tại phải được dùng để phục vụ vận tải hành khách công cộng, làm các bãi đậu xe cao tầng kết hợp công viên phục vụ người dân.

“Dứt khoát không nên làm trung tâm thương mại sau khi bến xe dời đi. Thành phố di dời bến xe là để giảm ùn tắc thì không có lý gì lại làm trung tâm thương mại rồi không giải quyết được ùn tắc giao thông” - ông Cương nói.

Bà Tăng Thị Thu Lý - Phó Tổng Giám đốc Samco - cho biết, theo quy hoạch đã được UBND TPHCM phê duyệt vào năm 2014, khoảng 50% diện tích bến xe Miền Đông cũ sẽ dành làm bến bãi xe buýt và các dịch vụ đậu xe, 50% diện tích còn lại làm khu phức hợp trung tâm thương mại, cao ốc.

Tuy nhiên, cuối năm 2016, lãnh đạo Thành ủy TPHCM đã yêu cầu sử dụng mặt bằng bến xe Miền Đông cũ làm bến bãi công cộng cho xe buýt.

UBND TPHCM sau đó giao Sở GTVT phối hợp Samco và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, xác định phương án sử dụng đất bến xe Miền Đông cũ sau khi di dời bến xe.

Đồng thời, giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc xem xét, điều chỉnh quy hoạch mặt bằng bến xe Miền Đông cũ và bến xe Miền Tây cũ, báo cáo UBND TPHCM xem xét.

Theo ông Võ Khánh Hưng - Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM - trước mắt chủ đầu tư phải đưa ra lộ trình di chuyển các chuyến xe còn lại ra bến xe Miền Đông mới.

Bên cạnh đó, UBND TPHCM có chỉ đạo tính toán, sử dụng diện tích bến xe cũ. Hiện Samco đang xin ý kiến UBND TPHCM về quy hoạch bến xe này. Ngoài ra, Sở GTVT sẽ đề nghị ít nhất phải giữ lại không gian cho bãi đậu xe, giao thông công cộng ngay sau khi Samco xây dựng nhiệm vụ quy hoạch tại bến xe Miền Đông cũ.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch bến xe khách ở Hà Nội: Sau di dời, làm gì với “đất vàng”?

Phạm Đông |

Hà Nội sẽ di dời các bến xe trong nội đô và xây dựng mới ở ngoại thành. Đây là nội dung nằm trong quy hoạch bến, bãi đỗ xe của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 nhằm giảm tải cho nội đô. Tuy nhiên, việc đưa bến xe ra vành đai thành phố, nhưng quá xa khu vực trung tâm khiến nhiều hành khách gặp khó khăn khi di chuyển. Đặc biệt, cần phải ngăn chặn ý đồ muốn tận dụng các vị trí đắc địa của các bến xe hiện nay để xây dựng các khu nhà cao tầng.

TPHCM: Biển người đổ về cửa ngõ miền Tây và bến xe miền Đông sau lễ Giỗ Tổ

CHÂN PHÚC - KHÁNH LINH |

TPHCM - Sau những ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, người dân từ các tỉnh đổ về TPHCM từ khắp các hướng ngày càng đông khiến cửa ngõ phía Tây trở nên đông đúc, chật cứng dòng người và xe cộ, bến xe miền Đông cũng tấp nập người và xe cập bến.

4 bến xe lớn Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm sẽ dần được thay thế

Vương Trần |

Hà Nội - Các bến xe khách liên tỉnh hiện có gồm: Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm được tạm thời giữ lại tiếp tục khai thác trong giai đoạn quá độ. Về lâu dài sẽ được thay thế bằng các bến xe theo quy hoạch tại khu vực lân cận đường Vành đai 3 (bến Đông Anh, bến Cổ Bi) và Vành đai 4 (bến Nội Bài, bến Phùng, bến phía Nam...).

Công an Hải Phòng thông tin vụ gần 100 người gây rối ở bến xe Thượng Lý

Đặng Luân |

Hải Phòng - Chiều 21.2, Công an TP.Hải Phòng thông tin về việc khởi tố vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng xảy ra tại Bến xe Thượng Lý (khu B).

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Quy hoạch bến xe khách ở Hà Nội: Sau di dời, làm gì với “đất vàng”?

Phạm Đông |

Hà Nội sẽ di dời các bến xe trong nội đô và xây dựng mới ở ngoại thành. Đây là nội dung nằm trong quy hoạch bến, bãi đỗ xe của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 nhằm giảm tải cho nội đô. Tuy nhiên, việc đưa bến xe ra vành đai thành phố, nhưng quá xa khu vực trung tâm khiến nhiều hành khách gặp khó khăn khi di chuyển. Đặc biệt, cần phải ngăn chặn ý đồ muốn tận dụng các vị trí đắc địa của các bến xe hiện nay để xây dựng các khu nhà cao tầng.

TPHCM: Biển người đổ về cửa ngõ miền Tây và bến xe miền Đông sau lễ Giỗ Tổ

CHÂN PHÚC - KHÁNH LINH |

TPHCM - Sau những ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, người dân từ các tỉnh đổ về TPHCM từ khắp các hướng ngày càng đông khiến cửa ngõ phía Tây trở nên đông đúc, chật cứng dòng người và xe cộ, bến xe miền Đông cũng tấp nập người và xe cập bến.

4 bến xe lớn Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm sẽ dần được thay thế

Vương Trần |

Hà Nội - Các bến xe khách liên tỉnh hiện có gồm: Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm được tạm thời giữ lại tiếp tục khai thác trong giai đoạn quá độ. Về lâu dài sẽ được thay thế bằng các bến xe theo quy hoạch tại khu vực lân cận đường Vành đai 3 (bến Đông Anh, bến Cổ Bi) và Vành đai 4 (bến Nội Bài, bến Phùng, bến phía Nam...).

Công an Hải Phòng thông tin vụ gần 100 người gây rối ở bến xe Thượng Lý

Đặng Luân |

Hải Phòng - Chiều 21.2, Công an TP.Hải Phòng thông tin về việc khởi tố vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng xảy ra tại Bến xe Thượng Lý (khu B).