Doanh nghiệp vận tải đăng ký tăng giá cước từ 11%-22%

Đặng Tiến |

Theo Sở GTVT Hà Nội, do ảnh hưởng của giá xăng dầu, một số doanh nghiệp vận tải đã đăng ký tăng giá vé xe khách, cước taxi từ 11-22%. Cùng đó, vận tải biển cũng đang gặp khó khăn khi các hãng tàu thông báo tăng giá cước khiến các DN xuất nhập khẩu “như ngồi trên lửa”.

Giá thành vận tải tăng hơn 20%

Theo thông báo mới nhất của hãng tàu ONE, từ tháng 3.2022, giá cước đi Châu Âu cho mỗi container 20 feet sẽ tăng từ 800 - 1.000USD. Hiện, giá cước chặng này khoảng 7.300USD. Sự biến động của giá cước vận tải biển không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất hàng theo hình thức bán CIF (người bán hàng trả toàn bộ chi phí vận chuyển) mà còn tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp bán FOB (nhà phân phối nước ngoài chịu trách nhiệm thuê tàu, trả cước phí).

Theo đại diện Công ty Sơn Hà, ngoài giá cước, doanh nghiệp này cũng gặp khó trong việc đặt chỗ và lấy container rỗng đóng hàng xuất khẩu, cụ thể trong tháng 1.2022, khoảng 20% số container của công ty không thể thực hiện kế hoạch vận chuyển do không đặt được chỗ. Cùng đó, một số DN vận tải biển cũng cho biết, giá dầu hiện tại tăng hơn 45% đã đẩy giá thành vận tải tăng hơn 20%, biến động giá xăng, dầu có thể sẽ kéo tổng cầu các mặt hàng này giảm xuống, thị trường vận tải biển đối mặt với nguy cơ giảm phát.

Trong khi đó, giá cước áp dụng với khách hàng chưa thể điều chỉnh khiến doanh nghiệp lỗ chồng lỗ. Theo đại diện Công ty TNHH Thương mại và vận tải Vũ Gia Tam, khi vận hành con tàu SB 3.000 tấn với mức độ tiêu thụ nhiên liệu từ 22.000 - 23.000 lít dầu/chuyến, chi phí nhiên liệu tăng từ gần 400 triệu đồng cuối năm 2021 lên 600 triệu đồng. Mỗi chuyến tàu doanh thu xấp xỉ 800 triệu đồng, trong khi đó chi phí nhiên liệu là 600 triệu đồng, phí cảng 60 triệu đồng, chi phí ăn uống, bảo hiểm thuyền viên 200 triệu đồng… doanh nghiệp phải bù lỗ hơn 200 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Toàn - Trưởng phòng vận tải một Công ty Vận tải logistics tại Hà Nội, vào thời điểm cuối năm 2020, các hợp đồng vận chuyển với các đối tác được ký khi giá dầu chỉ là 18.000 đồng một lít, hiện nay giá đã tăng gần 50%. Do đó, đơn vị này phải tăng đơn giá 15% với các hợp đồng vận tải hàng hóa đã ký với khách hàng. Mỗi tháng doanh nghiệp chi phí trên một tỉ đồng tiền dầu cho các phương tiện vận tải, với việc giá dầu tăng như hiện nay, mỗi tháng DN phải bù thêm khoảng 400 triệu chi phí. Do đó, Nhà nước cần có chính sách sớm bình ổn giá xăng dầu để các doanh nghiệp có sự điều chỉnh giá cả phù hợp.

Trước khó khăn của DN vận tải biển, ông Trần Đỗ Liêm - Chủ tịch Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam cho rằng, do đặc thù của phần lớn các đơn hàng vận chuyển hàng hóa là hợp đồng dài hạn nên không thể điều chỉnh tăng ngay giá cước.

Đường bộ rục rịch tăng cước

Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội đến hết ngày 16.3.2022 đã có 15 DN vận tải taxi và 13 doanh nghiệp vận tải khách tuyến cố định gủi thông báo đăng ký lại giá cước tới cơ quan chức năng. Đối với doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định, các doanh nghiệp tăng giá thấp nhất là 11,11% và cao nhất là 22,22%.

Sau nhiều lần trì hoãn tăng giá cước, vừa qua hãng xe Sao Việt cũng đã gửi hồ sơ tới cơ quan chức năng thông báo điều chỉnh thêm 50.000 đồng một vé (tăng 20%) so với giá cũ. Như vậy, mỗi vé xe chặng Hà Nội - Lào Cai từ 230.000 đồng sẽ tăng lên 280.000 đồng cuối tuần này. Theo ông Đỗ Văn Bằng, giá xăng dầu chiếm gần 40% chi phí vận tải nên khi xăng tăng giá lên gần 30.000 đồng một lít mà doanh nghiệp không điều chỉnh giá vé có thể sẽ phá sản. Hiện hãng Sao Việt vận hành khoảng 30% số lượng xe hiện có do ảnh hưởng dịch bệnh, xe còn nằm bãi nhiều ngày. Gần đây, dịch bệnh bùng phát mạnh nên lượng khách đi lại càng giảm, chỉ chiếm 30% công suất xe. Nhiều chuyến do quá vắng khách đã phải cắt để dồn chuyến, dồn khách. Công ty càng chạy càng lỗ, giờ lại thêm giá xăng dầu tăng khiến hoạt động vận tải lúc này rất khó khăn.

Ông Nguyễn Công Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - cho biết, các hãng taxi, xe hợp đồng hiện phải tăng giá cước 10-15%, tương đương tăng 1.000-2.000 đồng mỗi km, có thể tăng hơn nữa theo tình hình xăng dầu thế giới. Theo ông Hùng, nếu không tăng giá cước thì không có thu nhập cho người lao động. Hiện nay doanh thu các hãng taxi đều sụt giảm, số xe hoạt động cầm chừng chỉ 60%.

Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) - ông Trần Ngọc Bảo cho biết, tình hình biến động của giá xăng dầu đã và đang có những tác động đến giá thành các dự án giao thông và giá dịch vụ vận tải. Bộ GTVT đang theo dõi sát tình hình và đề xuất giải pháp kiểm soát giá dịch vụ vận tải, báo cáo Chính phủ kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Đồng thời kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan hỗ trợ tín dụng, lãi suất ngân hàng, thời hạn thanh toán đối với doanh nghiệp hàng không; có chính sách tín dụng như hoãn nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải thủy nội địa; xem xét tiếp tục có chính sách hỗ trợ các đơn vị kinh doanh vận tải giảm hoặc không tính lãi suất đối với các khoản vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Giám sát chặt việc tăng giá cước xe sau biến động giá xăng

MINH HẠNH |

Hãng xe công nghệ Grab thông báo điều chỉnh tăng giá cước dịch vụ tại nhiều tỉnh, thành phố để bù đắp chi phí vận hành trước áp lực của việc tăng giá xăng dầu. Nhiều ý kiến cho rằng, phải giám sát chặt việc tăng giá cước để cân đối được lợi ích của người dân - Nhà nước - doanh nghiệp.

Áp lực giá xăng, doanh nghiệp vận tải tăng giá cước

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Giá xăng dầu neo ở mức cao và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày gần đây đã tác động trực tiếp đến lĩnh vực vận tải cùng nhiều ngành nghề kinh doanh khác. Một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã buộc phải điều chỉnh giá cước để bù đắp chi phí. Việc tăng giá nhằm đảm bảo hài hòa về quyền lợi trong hoạt động kinh doanh và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Người dân phản ánh có tình trạng lợi dụng Tết tăng giá cước vận chuyển

TRÍ MINH |

Chiều ngày 30.1 (28 tháng Chạp), Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, có 2 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản ánh đến đường dây nóng.

Giá xăng dầu tăng vùn vụt, doanh nghiệp vận tải buộc phải tăng giá cước

Cường Ngô |

Sau áp lực tăng giá xăng dầu trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp vận tải buộc lòng phải tăng giá cước để bù lỗ.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Giám sát chặt việc tăng giá cước xe sau biến động giá xăng

MINH HẠNH |

Hãng xe công nghệ Grab thông báo điều chỉnh tăng giá cước dịch vụ tại nhiều tỉnh, thành phố để bù đắp chi phí vận hành trước áp lực của việc tăng giá xăng dầu. Nhiều ý kiến cho rằng, phải giám sát chặt việc tăng giá cước để cân đối được lợi ích của người dân - Nhà nước - doanh nghiệp.

Áp lực giá xăng, doanh nghiệp vận tải tăng giá cước

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Giá xăng dầu neo ở mức cao và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày gần đây đã tác động trực tiếp đến lĩnh vực vận tải cùng nhiều ngành nghề kinh doanh khác. Một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã buộc phải điều chỉnh giá cước để bù đắp chi phí. Việc tăng giá nhằm đảm bảo hài hòa về quyền lợi trong hoạt động kinh doanh và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Người dân phản ánh có tình trạng lợi dụng Tết tăng giá cước vận chuyển

TRÍ MINH |

Chiều ngày 30.1 (28 tháng Chạp), Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, có 2 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản ánh đến đường dây nóng.

Giá xăng dầu tăng vùn vụt, doanh nghiệp vận tải buộc phải tăng giá cước

Cường Ngô |

Sau áp lực tăng giá xăng dầu trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp vận tải buộc lòng phải tăng giá cước để bù lỗ.