Đô thị Biên Hoà - Đồng Nai: Ngày càng ngập nặng

HÀ ANH CHIẾN |

Những ngày qua, nhiều tuyến đường tại Biên Hòa rơi vào tình trạng ngập kinh khủng khi mưa lớn, một số đoạn nước ngập sâu gần cả mét, cuốn trôi cả xe máy. 

Trong khi khu vực nội đô được đầu tư khá nhiều dự án chưa giải quyết xong các điểm ngập thì qua những cơn mưa gần đây cho thấy, “rốn” ngập đang có xu hướng chuyển dịch ra hướng quốc lộ 51 - đoạn đường Bùi Văn Hòa, vòng xoay cổng 11, khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn.

Dân khổ sở vì nước ngập “tứ bề”

Để phục vụ mục tiêu giảm ngập trên địa bàn TP.Biên Hòa, hàng loạt công trình lớn nhỏ đang được triển khai. Cụ thể như các dự án chống ngập khu vực ngã 5 Biên Hùng, dự án chống ngập suối Chùa, Suối Bà Lúa và suối Cầu Quan, nhằm tiêu thoát nước cho các khu vực P.Long Bình, P.Long Bình Tân và xã An Hòa.

Ngoài các dự án trên, TP.Biên Hòa cũng đang tiến hành nạo vét các suối Tân Mai, suối Linh và suối Bà Bột để thoát nước cho nội ô thành phố (khu vực P.Thống Nhất, P.Tân Hiệp, P.Tân Mai, P.Tam Hiệp)…

Tuy nhiên, chỉ 1 cơn mưa lớn chiều 6.8, nhiều tuyến đường của đô thị Biên Hòa đã ngập nặng, có nơi ngập cả mét. Trong đó, điểm ngập thường xuyên trong thời gian gần đây là khu vực đường Bùi Văn Hòa, đoạn vòng xoay cổng 11 và ngập ra tới phía QL51.

Theo ghi nhận của phóng viên, trên QL 51, hướng từ huyện Long Thành về ngã tư Vũng Tàu nhiều đoạn, các phương tiện giao thông đã phải dừng lại, vì nước ngập quá sâu, không thể lưu thông được. Hàng loạt xe máy, ôtô khi lưu thông qua khu vực vòng xoay cổng 11 bị chết máy, giao thông ùn tắc nghiêm trọng ở tất cả các hướng. Có những nơi nước dâng cao cả mét, cuốn trôi cả xe gắn máy. Đường Võ Nguyên Giáp (đường tránh Biên Hòa) đoạn cổng 11 cũng ngập sâu thê thảm.

Các dòng chảy bị lấn chiếm

Chủ đầu tư QL51 cho rằng, do quá trình đô thị hóa phát triển nhanh với hệ thống thoát nước của các khu dân cư dọc QL51 chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, dòng chảy tự nhiên của các dòng suối qua QL51 bị lấn chiếm, làm giảm khả năng tiêu thoát nước, nên xuất hiện nhiều điểm thường xuyên ngập nước hoặc nước chảy tràn ra mặt đường khi mưa lớn.

Dẫn chứng, như cống ngang đoạn km2+093 có tiết diện đường ống là D1000 nhưng bị 1 nhà hàng xây dựng trên cửa xả gây nên tắt nghẽn, gây mất khả năng thoát nước. Đoạn km2+573 thì cống bị thu hẹp, chỉ rộng còn khoảng 1,2m, đáy suối bị lấp đầy do lò gạch xả phế liệu. Ở 1 đoạn khác, cũng trên QL51, nguyên nhân ngập nước lại do cống ngang bị 1 Cty san lấp, xây dựng công trình làm thu hẹp dòng chảy.

Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước dọc của QL 51 còn đang phải chịu áp lực thoát nước cho các khu dân cư lân cận, bệnh viện… đổ trực tiếp ra QL 51 làm quá tải hệ thống thoát nước. Do đó, khi mưa lớn kéo dài, nước ngập sâu trên mặt đường, có lúc ngập cả làn xe số 1 từ 10cm đến 15cm và phải mất khá lâu sau mới rút hết.

Từ đó, chủ đầu tư kiến nghị, phải xây dựng hệ thống thu nước cho từng khu dân cư, dẫn dòng về các cống ngang trên QL51 gần nhất. Không để chảy tràn, làm tăng áp lực tiêu thoát nước, thậm chí là quá tải cho hệ thống thoát nước dọc của QL51 như hiện nay.

Ông Từ Nam Thành - PGĐ Sở GTVT tỉnh Đồng Nai - cho biết, tình trạng ngập trên QL 51, Sở GTVT đã làm việc với các đơn vị và thống nhất: Đối với các khu vực thường xuyên ngập úng do tắc nghẽn suối, mương thoát nước ở khu vực Long Thành thì huyện Long Thành phải có trách nhiệm khai thông, giải tỏa lấn chiếm dòng chảy. Còn trong hành lang thì chủ đầu tư phải thực hiện, nạo vét mương cống.

Hệ thống thoát nước lạc hậu

TS. Pham Sanh (chuyên gia đô thị) cho rằng: Đô thị Biên Hòa có những khu vực địa hình dốc, lại nằm kề sông Đồng Nai là điều kiện thuận lợi dễ tiêu thoát nước, tuy nhiên, tình trạng ngập không thua kém gì TPHCM và các đô thị khác.

Nguyên nhân có thể do hệ thống thoát nước đô thị tiêu chuẩn đã quá lạc hậu, các thiết kế về hệ thống thoát nước đô thị chỉ giải quyết được các bài toán ngắn hạn với chu kỳ mưa chỉ từ 3 - 5 năm, và sau đó thì quá tải và ngập.

Mặt khác, tình trạng các dự án bất động sản, đô thị hóa nhanh đã lấn dần các khoảng không, tiêu thoát nước cũng khiến cho tình trạng ngập úng ở Biên Hòa càng trở nên trầm trọng. Do đó, đây là vấn đề đáng báo động có tính cả nước đối với các đô thị tại Việt Nam, chứ không riêng gì Biên Hòa hay TPHCM, chúng ta phải xem lại quy hoạch thoát nước của mình, các ngành chức năng có trách nhiệm phải “đăng đàn” xử lý.

Xử lý “rốn” ngập tại khu vực vòng xoay cổng 11

Đây là khu vực chồng lấn giữa nhiều dự án: Cty Đồng Thuận, Quốc lộ 51, khu dân cư An Hưng Phát và một phần trách nhiệm địa phương. Tỉnh Đồng Nai cũng đã họp xử lý, yêu cầu các sở, ngành lập dự án xây dựng hệ thống cống thu gom nước để đưa về đầu mối cống trên đường Võ Nguyên Giáp.

Sở Xây dựng phải đôn đốc An Hưng Phát xây dựng các hệ thống mương cống thu gom nước thải về vị trí có thể tiếp nhận, Cty Cường Thuận tính toán tăng khẩu độ cống để tăng tiêu thoát nước, Ban quản lý sớm triển khai dự án nạo vét suối, chủ đầu tư phải thường xuyên nạo vét để đảm bảo tiêu thoát nước. H.A.C

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Làm gì để có hơn 73.000 tỉ chống ngập?

MINH QUÂN |

TPHCM có chương trình đột phá về giải quyết ngập từ nay đến năm 2020 và cần hơn 73.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 20-30%, còn lại đang thiếu vốn. Do đó, bài toán đặt ra, là nếu thành phố không có vốn, không triển khai nhanh các dự án quy mô thì tình hình ngập TPHCM ngày càng tệ hơn và đến năm 2020 không cơ bản giải quyết được ngập.

Hệ thống camera cảnh báo ngập úng ở Hà Nội thông minh đến mức nào?

Tô Thế - Hà Phương |

Hà Nội chính thức đưa hệ thống camera giám sát ngập úng tại 16 điểm trên thành phố vào hoạt động.

Rốn ngập Chương Mỹ: Mỳ tôm, gạo, nước sạch "lên thuyền" đến tay từng hộ dân

Văn Thắng - Hà Phương |

Từ khi bị cô lập bởi nước lũ cho đến nay, các đoàn cứu trợ ra vào liên tục, chở theo mì tôm, gạo, nước sạch... đến giúp đỡ, hỗ trợ, động viên tinh thần người dân ở các xã thuộc huyện Chương Mỹ. Tuy nhiên, do nhiều điểm ngập sâu, bị cô lập nên muốn đưa đồ tiếp tế đến với người dân không dễ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

TPHCM: Làm gì để có hơn 73.000 tỉ chống ngập?

MINH QUÂN |

TPHCM có chương trình đột phá về giải quyết ngập từ nay đến năm 2020 và cần hơn 73.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 20-30%, còn lại đang thiếu vốn. Do đó, bài toán đặt ra, là nếu thành phố không có vốn, không triển khai nhanh các dự án quy mô thì tình hình ngập TPHCM ngày càng tệ hơn và đến năm 2020 không cơ bản giải quyết được ngập.

Hệ thống camera cảnh báo ngập úng ở Hà Nội thông minh đến mức nào?

Tô Thế - Hà Phương |

Hà Nội chính thức đưa hệ thống camera giám sát ngập úng tại 16 điểm trên thành phố vào hoạt động.

Rốn ngập Chương Mỹ: Mỳ tôm, gạo, nước sạch "lên thuyền" đến tay từng hộ dân

Văn Thắng - Hà Phương |

Từ khi bị cô lập bởi nước lũ cho đến nay, các đoàn cứu trợ ra vào liên tục, chở theo mì tôm, gạo, nước sạch... đến giúp đỡ, hỗ trợ, động viên tinh thần người dân ở các xã thuộc huyện Chương Mỹ. Tuy nhiên, do nhiều điểm ngập sâu, bị cô lập nên muốn đưa đồ tiếp tế đến với người dân không dễ.