Đỏ mắt tìm lao động ở nơi cung ứng nguồn lao động

NHẬT HỒ |

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cung ứng lao động cho các tỉnh miền Đông và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ngay tại quê nhà, người sử dụng lao động có nhu cầu lại rất khó tìm lao động. Nghịch lý này không chỉ làm đau đầu các nhà máy, xí nghiệp mà ngay cả chính quyền cũng loay hoay tìm giải pháp.

Đỏ mắt tìm lao động công nhật

Anh Nguyễn Văn Đức, một nhà thầu xây dựng dân dụng tại Bạc Liêu lắc đầu khi nói đến lao động: “Không biết thanh niên đi đâu mất hết rồi. Thông báo tìm phụ hồ ngày 150.000 đồng cả tuần nay chưa thấy ai”.

Phụ hồ tại Bạc Liêu ngày 150.000 đồng đã khó tìm, thợ chính đã lên đến 250.000 đồng/ngày. Công thợ liên tiếp tăng khiến giá nhận thầu tại Bạc Liêu lên đến trên 25% giá trị công trình.

Thiếu nhân công công trình xây dựng nhà dân dụng gặp khó (ảnh Nhật Hồ)
Thiếu nhân công, công trình xây dựng nhà dân dụng gặp khó. Ảnh Nhật Hồ

Trong khi đó, tại vùng nông thôn, lao động công nhật như xịt thuốc trừ sâu, dặm lúa, làm cỏ bờ… kiếm đỏ mắt mới có.

Ông Trần Văn Hậu, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu than “Thu hoạch lúa thì không vấn đề vì đã có máy gặt đập liên hợp, nhưng dặm lúa, làm cỏ bờ, xịt thuốc sâu… tìm công mãi không ra. Tôi có trên 2ha sản xuất lúa, cần lao động thời vụ nhiều, nhưng tìm mãi không ra”. Ông Hậu thắc mắc: “Hổng biết thanh niên trai tráng bây giờ đi đâu mất hết rồi”.

Cưng công nhân như trứng

Đó là lời ví von của ông Trần Thiện Hải, Giám đốc Nhà máy chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Minh Hải (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu). Ông Hải giải thích: “Nhà máy tôi xây hẳn nhà cho công nhân. Ở đó có điều hòa, có bếp ăn, có nhà tắm… nhưng họ không chịu vào. Hết giờ làm họ đòi về nhà thôi. Sợ mất công nhân, hàng ngày chúng tôi phải tổ chức xe đưa rước công nhân đến nhà máy làm việc”.

Theo ông Hải, trong các khâu làm việc của công nhân, bộ phận phân cỡ tôm và KCS là quan trọng nhất, nhưng cho đến nay chưa có trường lớp nào đào tạo. Khổ nhất là một số nhà máy mới thành lập “săn” lao động khiến lực lượng có tay nghề càng ngày càng mất đi.

Lao động thời vụ vùng nông thôn ĐBSCL ngày càng khan hiếm (ảnh Nhật Hồ)
Lao động thời vụ vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khan hiếm. Ảnh Nhật Hồ

Cùng quan điểm này bà Âu Ngọc Vững, Tổng giám đốc Cty Chế biến thủy sản xuất khẩu Âu Vững (Bạc Liêu) phản ánh: “Một số nhà máy mới thành lập, trả lương rất cao cho công nhân có tay nghề, nên họ bỏ đi khiến chúng tôi vô cùng khó khăn”.

Lý giải về sự thiếu hụt lao động này, ông Nguyễn Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Bạc Liêu cho rằng, việc làm tại Bạc Liêu mang tính thời vụ, không liên tục nên lao động có sự dịch chuyển đến nơi có thị trường lao động mà ở đó có tính lâu dài, liên tục.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Cần sự hợp lực của Nhà nước và doanh nghiệp

Nam Dương |

Sáng 10.10, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố thuộc UBND TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học “Chất lượng cuộc sống của công nhân TP.Hồ Chí Minh hiện nay”.

Đề xuất 12 tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống công nhân

Nam Dương |

Tại Hội thảo khoa học “Chất lượng cuộc sống của công nhân TP. Hồ Chí Minh hiện nay” do Viện Nghiên cứu phát triển, trực thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức sáng ngày 10.10, Thạc sĩ Lê Văn Thành, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Văn hóa – Xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển TP, đã đề xuất 12 nhóm tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của công nhân.

Nâng cao kiến thức về pháp luật cho công nhân lao động

Phạm Thanh Hải |

Trong các ngày 4.10 và 8.10, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Bắc Giang chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động huyện Lục Nam, Liên đoàn Lao động thành phố và Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật cho 150 công nhân lao động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn may mặc xuất nhập khẩu CNF, thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam và 100 công nhân lao động của Công ty cổ phần quản lý công trình Đô thị Bắc Giang.

Công việc nặng nhọc, thu nhập không cao - khó giữ chân lao động

ĐẶNG TIẾN |

Công việc nặng nhọc và thu nhập không cao khiến nhiều lao động ngành đóng tàu phải nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chuyển sang công việc khác. Do không thể tuyển được công nhân tay nghề cao buộc doanh nghiệp phải thuê lao động thời vụ, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Mặc dù, sau khi tái cơ cấu, TCty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) rất nỗ lực cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập để giữ chân lao động.

Khánh thành trụ sở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc

THEO TTXVN |

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, trưa 17.1, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo đã cắt băng khánh thành trụ sở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc, một biểu tượng cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Cần sự hợp lực của Nhà nước và doanh nghiệp

Nam Dương |

Sáng 10.10, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố thuộc UBND TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học “Chất lượng cuộc sống của công nhân TP.Hồ Chí Minh hiện nay”.

Đề xuất 12 tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống công nhân

Nam Dương |

Tại Hội thảo khoa học “Chất lượng cuộc sống của công nhân TP. Hồ Chí Minh hiện nay” do Viện Nghiên cứu phát triển, trực thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức sáng ngày 10.10, Thạc sĩ Lê Văn Thành, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Văn hóa – Xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển TP, đã đề xuất 12 nhóm tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của công nhân.

Nâng cao kiến thức về pháp luật cho công nhân lao động

Phạm Thanh Hải |

Trong các ngày 4.10 và 8.10, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Bắc Giang chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động huyện Lục Nam, Liên đoàn Lao động thành phố và Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật cho 150 công nhân lao động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn may mặc xuất nhập khẩu CNF, thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam và 100 công nhân lao động của Công ty cổ phần quản lý công trình Đô thị Bắc Giang.

Công việc nặng nhọc, thu nhập không cao - khó giữ chân lao động

ĐẶNG TIẾN |

Công việc nặng nhọc và thu nhập không cao khiến nhiều lao động ngành đóng tàu phải nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chuyển sang công việc khác. Do không thể tuyển được công nhân tay nghề cao buộc doanh nghiệp phải thuê lao động thời vụ, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Mặc dù, sau khi tái cơ cấu, TCty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) rất nỗ lực cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập để giữ chân lao động.